Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Phát triển tài nguyên rừng gắn với giảm nghèo ở Huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (Trang 115 - 117)

7. Cấu trúc đề tài

3.2.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm

- Thực hiện cơ chế tự do lưu thông hàng hoá lâm sản, tất cả gỗ rừng trồng sản xuất được tự do lưu thông như mọi sản phẩm nông nghiệp và cây công nghiệp. Xoá bỏ các thủ tục phiền hà trong khai thác, vận chuyển, buôn bán gỗ rừng trồng; khuyến khích nhập khẩu gỗ nguyên liệu để sử dụng trong nước và sản phẩm xuất khẩu; đồng thời khuyến khích xuất khẩu sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng và từ gỗ nhập khẩu.

- Xây dựng các khu công nghiệp chế biến bột giấy, ván MDF tập trung theo vùng nguyên liệu, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia vào thu mua chế biến lâm sản.

- Điều chỉnh các quy định về khai thác, tiêu thụ sản phẩm phù hợp với giá cả thị trường hàng năm để người dân yên tâm trong sản xuất lâm nghiệp, sống và làm giàu từ rừng.

- Tăng cường xúc tiến quá trình hợp tác liên doanh liên kết đầu tư phát triển rừng và tiêu thụ sản phẩm giữa các chủ rừng với các doanh nghiệp trên cơ sở chia sẻ lợi ích cùng góp vốn đầu tư và cùng có lợi.

- Làm tốt công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm rừng trồng. Một trong những hướng đi hiện nay là đa dạng hoá sản phẩm, tăng cường và phát triển công nghệ chế biến lâm sản.

3.2.6. Giải pháp về khoa học công nghệ

* Trong công tác giống

- Xây dựng tập đoàn cây giống phù hợp về điều kiện tự nhiên của từng vùng đảm bảo vừa sinh trưởng phát triển tốt vừa có hiệu quả về kinh tế. Cơ cấu loài cây trồng rừng phải bám sát chiến lược sản phẩm trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh của địa phương đồng thời phải thích hợp với các đặc điểm tự nhiên như đất đai, khí hậu, địa hình... và các điều kiện sản xuất kinh doanh khác như vị trí địa lý, thị trường, cơ sở chế biến. Đối với kinh tế rừng huyện Vị

Xuyên nên tập trung 2 nhóm sản phẩm : Rừng cung cấp gỗ nguyên liệu, rừng cung cấp các sản phẩm LSNG.

- Xây dựng thêm các khu rừng giống, rừng giống chuyển hoá, các lâm phần tuyển chọn tại huyện để chủ động cung cấp hạt giống tốt phục vụ cho công tác gieo ươm cây giống.

- Xây dựng thêm vườn ươm, nâng cấp hệ thống vườn ươm hiện có đảm bảo đủ năng lực sản xuất từ 3-4 triệu cây giống chất lượng tốt, chủng loại phù hợp cung ứng cho nhu cầu trồng rừng hàng năm.

- Hàng năm các ban quản lí dự án huyện, các chủ rừng chủ động hợp đồng với chủ vườn ươm tổ chức gieo ươm đủ cây giống đảm bảo chất lượng để trồng rừng

- Thực hiện trồng phân tán các giống cây lâm nghiệp bản địa đa mục đích tại các xã phục vụ cho nhu cầu gỗ gia dụng, chất đốt.

- Đối với trồng rừng kinh tế trồng hỗn giao giữa cây có chu kỳ kinh doanh dài với cây có chu kỳ kinh doanh ngắn, nơi có điều kiện thâm canh cao trồng thuần loài. Tập đoàn cây giống được lựa chọn là : Keo úc, Xoan, Lát Mê hicô, Trám, Sấu, Hông, Mỡ....

- Đối với trồng rừng phòng hộ trồng rừng hỗn giao. Tập đoàn loài cây đ- ược chú trọng là Thông, Pơ mu, Nghiến, Phay, Sa mộc, Tống quá Sủ, Trám, Sấu, Lát...

* Trong công tác trồng rừng và khai thác gỗ

- Thực hiện trồng rừng và chăm sóc rừng đúng mùa vụ, đúng quy trình kĩ thuật. Đầu tư thâm canh tăng năng suất, sản lượng.

- Áp dụng kĩ thuật mới từ các công trình nghiên cứu trong khâu chăm sóc, chặt tỉa, khai thác theo từng giai đoạn đảm bảo sinh khối lớn nhất.

- Xử lý thực bì cục bộ họăc toàn diện phù hợp với điều kiện địa hình đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng sinh trưởng phát triển. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật theo qui trình của từng loài. Sau thời gian kiến thiết áp dụng

các biện pháp phát luỗng, tỉa thưa, chặt nuôi dưỡng đảm bảo tốt không gian dinh dưỡng cho cây phát triển mạnh về đường kính tăng trưởng về khối lượng sản phẩm. Duy trì mật độ cây cho sản phẩm từ 1000 - 1200 cây/ ha. Dự kiến sản phẩm khi khai thác của rừng sản xuất 1 chu kỳ kinh doanh từ 8-10 năm đạt từ 120 - 150 m3/ ha, giá trị sản phẩm đạt 200 - 300 triệu đồng/ha.

Một phần của tài liệu Phát triển tài nguyên rừng gắn với giảm nghèo ở Huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)