Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Phát triển tài nguyên rừng gắn với giảm nghèo ở Huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (Trang 120 - 143)

7. Cấu trúc đề tài

3.2.10. Các giải pháp khác

Bên cạnh các giải pháp đã nêu ở trên huyện cũng cần phải:

- Tiến hành định canh định cư, thực hiện tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng.

- Phải gắn đào tạo, nâng cao tay nghề cho người làm nghề rừng cùng với đó là phải bồi dưỡng về kiến thức quản lý kinh tế, chiến lược kinh doanh sản xuất cho các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nghề rừng, giúp họ tiếp cận với thị trường lâm nghiệp.

- Phát triển trồng cây phân tán, sử dụng tốt diện tích đất nhỏ lẻ đảm bảo nhu cầu gỗ gia dụng và củi cho hộ gia đình.

- Thành lập Ban phát triển rừng cấp xã, thôn: Thành lập Ban phát triển rừng cấp xã và tổ BVR các thôn. Thành phần từ 5 đến 7 người. Kinh phí hoạt động được trích từ quỹ phát triển rừng cấp xã và 5% tổng kinh phí đầu tư BVR theo QĐ 147/2007/QĐ-TTg và Thông tư liên bộ hướng dẫn thực hiện số: 58/2008/TTLB-BNN-KHĐT-TC ngày 02/5/2008.

- Có chính sách thuế hợp lý để khuyến khích trồng rừng và phát triển các loại cơ sở chế biến, sử dụng gỗ rừng trồng làm nguyên liệu thay thế cho gỗ lấy

ra từ rừng tự nhiên. Đề nghị Nhà nước miễn thuế sử dụng đất để trồng rừng trên đất lâm nghiệp và miễn thuế tài nguyên cho chủ rừng khai thác lâm sản phụ từ rừng tự nhiên được giao.

- Giải pháp nguồn nhân lực: Bồi dưỡng đào tạo cán bộ lâm nghiệp giỏi về chuyên môn, quản lý, chuyển giao kĩ thuật sản xuất nông - lâm nghiệp đến từng hộ gia đình, ưu tiên sử dụng cán bộ tại chỗ, đặc biệt cán bộ người dân tộc tham gia thực hiện các chương trình dự án phát triển lâm nghiệp.

Tiểu kết chƣơng 3

Để phát triển tài nguyên rừng một cách bền vững, huyện Vị Xuyên cần phát huy tối đa những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, nắm bắt cơ hội và biến thách thức thành cơ hội phát triển. Có như vậy phát triển rừng mới trở thành giải pháp đa lợi ích, vừa giảm nghèo, giúp người dân ổn định cuộc sống, tăng thêm thu nhập, làm giàu từ rừng. Đồng thời vừa là giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, đảm bảo an ninh quốc phòng...

Để đạt được mục tiêu trên, huyện Vị Xuyên cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Phát huy kiến thức bản địa trong bảo vệ, quản lí và sử dụng tài nguyên rừng nói chung và phát triển kinh tế rừng nói riêng; thực hiện giải pháp về đất đai và thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho thôn bản và từng hộ gia đình quản lí; tiếp tục xã hội hoá nghề rừng, tăng cường và phát huy vai trò của cộng đồng trong việc phát triển tài nguyên rừng; đầu tư và hỗ trợ người dân tham gia trồng và bảo vệ rừng; ngoài ra còn giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm; giải pháp về khoa học công nghệ và tuyên truyền; giải pháp xây dựng phát triển mô hình giảm nghèo từ tài nguyên rừng; giải pháp khuyến lâm cho hộ nghèo và các giải pháp khác.

KẾT LUẬN

Là một huyện miền núi biên giới, với diện tích đất lâm nghiệp và rừng lớn thì tài nguyên rừng nói riêng và nghề rừng nói chung đã thực sự trở thành một công cụ xóa đói giảm nghèo cho nhiều đồng bào dân tộc ở huyện Vị Xuyên.

Qua quá trình nghiên cứu, tác giả rút ra một số kết luận như sau:

1. Với diện tích đất lâm nghiệp chiếm hơn 4/5 diện tích tự nhiên (81,21%), cùng với các điều kiện về vị trí địa lý, khí hậu, đất đai và các nguồn lực khác, Vị Xuyên có tiềm năng, thế mạnh phát triển tài nguyên rừng rất lớn. Nhờ thực hiện tốt những chủ trương, chính sách của nhà nước, các biện pháp tích cực của địa phương trong triển khai chính sách giao đất giáo rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giao khoán bảo vệ, phát triển rừng mà huyện Vị Xuyên có 102.634,3 ha rừng, độ che phủ rừng đạt 68% (2012).

2. Vị Xuyên là huyện miền núi biên giới còn nhiều khó khăn. Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, tỉ lệ đói nghèo cao và bình quân lương thực trên đầu người còn thấp. Năm 2012 toàn huyện có 5.317 hộ nghèo (chiếm 24,05%) và 3.931 hộ cận nghèo (chiếm 17,78%). Nhờ chính sách đúng đắn trong phát triển KTXH và giảm nghèo mà tỉ lệ hộ nghèo ở Vị Xuyên đã giảm đáng kể. Giai đoạn 2006 - 2010 giảm 4520 hộ nghèo. Giai đoạn 2011- 2012 giảm 967 hộ. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, tình trạng đói nghèo vẫn là vấn đề nan giải của huyện Vị Xuyên, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn.

3.Theo điều tra nghiên cứu trên địa bàn huyện Vị Xuyên, các xã có tỉ lệ nghèo cao thường có nhiều diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn. Ngược lại các huyện có tỉ lệ hộ nghèo thấp lại có diện tích rừng và đất lâm nghiệp nhỏ. Hơn nữa các diện nghèo đói trong huyện hầu hết là các dân tộc ít người với phương thức kiếm sống tự nhiên và trồng trọt luân canh. Để kiếm kế mưu sinh họ thường phụ thuộc rất nhiều và tác động trực tiếp đến nguồn tài nguyên rừng. Rừng là tài sản sinh kế của nhiều dân tộc và rừng góp phần đáng kể vào thu

nhập của mỗi hộ dân. Bởi vậy cần phải phát huy tiềm năng từ tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp để hỗ trợ người dân giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài ra diện tích đất lâm nghiệp lớn chính là cơ sở cho nhiều hộ gia đình phát triển trồng rừng kinh tế tăng thêm thu nhập, thậm chí làm giàu từ rừng.

4. Vai trò của phát triển rừng trong giảm nghèo ở huyện Vị Xuyên thể hiện ở các khía cạnh: Gỗ, LSNG, lợi ích từ việc tham gia khoanh nuôi, bảo vệ rừng, dịch vụ môi trường rừng và vấn đề giải quyết việc làm. Ở cấp độ hộ gia đình, tài nguyên rừng có vai trò như một "lưới an toàn" giúp người dân khỏi rơi vào cảnh đói nghèo hoặc không bị nghèo hơn nếu họ đã nghèo (nhất là trong thời kì giáp hạt, mất mùa). Và tài nguyên rừng còn có thể giúp các hộ gia đình thoát khỏi cảnh nghèo đói bằng cách đóng vai trò làm một nguồn tiết kiệm, đầu tư, tích lũy, đa dạng sinh kế, tăng thu nhập và chất lượng.

5. Từ những phân tích về tiềm năng, đánh giá hiện trạng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm triển tài nguyên rừng nói chung và phát triển tài nguyên rừng gắn với giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn huyện nói riêng. Điều này sẽ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cả môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, phát triển KTXH, đảm bảo an ninh quốc phòng và có thể chủ động ứng phó, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

6. Kết quả nghiên cứu có những đóng góp nhất định đối với phát triển KTXH, vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường và công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện. Đồng thời có thể được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo trong biên soạn, giảng dạy và học tập về địa lí địa phương huyện Vị Xuyên./

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

1. Nguyễn Thị Thu Hiền (2012), Đánh giá SWOT đối với phát triển kinh tế rừng của huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất một số giải pháp, Kỷ yếu hội thảo khoa học của khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, (tr. 58-67).

2. Th.s Hoàng Thị Hoài Linh, Nguyễn Thị Thu Hiền (2013), Phát triển kinh tế rừng vì mục tiêu giảm nghèo bền vững ở tỉnh Hà Giang, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cán bộ trẻ các trường Đại học Sư phạm toàn quốc lần thứ 3 năm 2013, (tr. 343-347).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Huỳnh Thu Ba và William D.Sunderlin (2004), Giảm nghèo và rừng ở Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế, Inđônêxia, http://www.cifor.cgiar.org.

[2]. Lê Xuân Bá (2001), Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[3]. Báo cáo phát triển Việt Nam 2004 - Nghèo, Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam. Hà Nội 2003.

[4]. Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2000, Tấn công nghèo đói, Báo cáo chung của nhóm công tác các chuyên gia chính phủ, nhà tài trợ, tổ chức phi chính phủ, Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, 12/1999.

[5]. Lâm Văn Bé (2008), Nghèo đói Việt Nam nhìn qua những con số.

[6]. Bộ NN&PTNT – Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác (2006),

Cẩm nang ngành lâm nghiệp.

[7]. Bộ NN&PTNT (2007), Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia giai đoạn 2006 - 2020. [8]. Bộ NN&PTNT (2012), Quyết định về việc công bố hiện trạng rừng toàn

quốc năm 2011, Quyết định số 2089-QĐ-BNN-TCLN ngày 30/08/2012. [9]. Chi cục kiểm lâm Hà Giang (2012), Báo cáo kết quả rà soát, thống kê các

cơ sở chế biến, kinh doanh lấm sản.

[10]. Chi cục Lâm nghiệp (Sở NN&PTNT Hà Giang) (2011), Kết quả cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt từ năm 2006 đến 2011.

[11]. Chi cục Lâm nghiệp (Sở NN&PTNT Hà Giang) (2007), Hiện trạng dân số, dân tộc xung quanh các khu bảo tồn tỉnh hà Giang.

[12]. Chi cục thống kê huyện Vị Xuyên, Niên giám thống kê huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang các năm 2000-2001, 2003-2004, 2009-2010, 2011, NXB thống kê.

[13]. Chính Phủ (2010), Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

[14]. Chính phủ ( 2007), Quyết địnhsố 147/2007/QĐ-TTg về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015.

[15]. Chính phủ (2011), Quyết định số 66/2011/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015.

[16]. Chính phủ (2012), Quyết định số 57/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020. [17]. Cục Kiểm Lâm (2003), Tài liệu hội thảo Giao rừng tự nhiên và quản lý

rừng cộng đồng.

[18]. Cục thống kê tỉnh Hà Giang (2012), Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2011, NXB thống kê năm.

[19]. Bùi Minh Đạo (2003), Một số vấn đề giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB Khoa học xã hội - Hà Nội.

[20]. ĐH Quốc gia Hà Nội và Trung tâm Tài nguyên Môi trường (2002), Phát triển bền vững miền núi Việt Nam: 10 năm nhìn lại và những vấn đề đặt ra, NXB Nông nghiệp.

[21]. Lê Duy Hải – Triệu Đức Thanh (2008), Các dân tộc tỉnh Hà Giang, NXB Thế giới. [22]. Hạt kiểm lâm Vị Xuyên (2012), Báo cáo tình hình thực hiện công tác giao rừng.

[23]. Triệu Văn Hùng (Vụ trưởng vụ khoa học công nghệ, Bộ NN&PTNT),

Lâm nghiệp để giảm nghèo ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo.

[24]. Hà Quế Lâm (2002), Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay – Thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia.

[25]. Liên hiệp các hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam (2002), Kỷ yếu hội thảo

Xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số: Phương pháp tiếp cận, NXB Nông nghiệp.

[26]. Nguyễn Bá Ngãi (Phó cục trưởng cục Lâm nghiệp), Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa trong ngành Lâm nghiệp,

[27]. Hoàng Đức Nghi (Bộ trưởng –chủ nhiệm UB dân tộc và miền núi) (2007),

Đóng góp của nghề rừng trong xóa đói giảm nghèo ở miền núi, NXB Hà Nội. [28]. Nhóm PTF, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (8-2003), Đánh giá

nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Hà Giang.

[29]. Phòng NN&PTNT Vị Xuyên (2007), Báo cáo rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng năm 2007 của huyện Vị Xuyên.

[30]. Phòng NN&PTNT Vị Xuyên ( 2010), Kết quả trồng rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2010 của huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.

[31]. Phòng NN&PTNT Vị Xuyên (2012), Kết quả thực hiện các chỉ tiêu lâm nghiệp năm 2011 của huyện Vị Xuyên.

[32]. Phòng NN&PTNT Vị Xuyên (2012), Báo cáo đánh giá kết quả sản xuất hàng hoá nông lâm nghiệp giai đoạn 2005 – 2011 của huyện Vị Xuyên. [33]. Phòng NN&PTNT huyện Vị Xuyên (2010), Đề án phát triển rừng kinh tế,

trồng rừng phòng hộ của huyện Vị Xuyên giai đoạn 2011-2015.

[34]. Phòng NN&PTNT huyện Vị Xuyên (2012), Báo cáo số liệu hiện trạng đất lâm nghiệp huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang năm 2012.

[35]. Phòng NN&PTNT huyện Vị Xuyên (2012), Rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng năm 2012.

[36]. Dương Quỳnh Phương (2011), Cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên vì mục tiêu phát triển bền vững, NXB Văn hóa Dân tộc. [37]. Quốc hội (Số: 29/2004/QH11), Luật bảo vệ và phát triển rừng.

[38]. Đỗ Đình Sâm chủ biên (2002), Điều tra nghiên cứu kiến thức bản địa về quản lý, phát triển tài nguyên rừng.

[39]. Sở NN&PTNT Hà Giang (2011), Báo cáo thực trạng tình hình phát triển rừng sản xuất, sản xuất và quản lý giống cây lâm nghiệp, hoạt động khai thác chế biến gỗ và lâm sản trên địa bàn tỉnh.

[40]. Đinh Đức Thuận và nhóm nghiên cứu trường Đại học Lâm nghiệp (2005),

Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông thôn ở Việt Nam.

[41]. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê Việt Nam các năm 2010, 2011, NXB thống kê.

[42]. Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế, Người nghèo ở đâu? Cây cối ở đâu? Đặt mục tiêu xóa đói giảm nghèo và bảo tồn rừng tại Việt Nam, NXB Inđônêxia, http://www.cifor.cgiar.org

[43]. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (2004), Quản lý và phát triển bền vững tài nguyên miền núi, Kỷ yếu hội thảo, NXB ĐH Quốc Gia- Hà Nội.

[44]. Hoàng Xuân Tý – Lê Trọng Cúc (chủ biên) (2008), Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên, NXB Nông nghiệp - Hà Nội.

[45]. UBND tỉnh Hà Giang (2010), Báo cáo đánh giá tình hình phát triển rừng kinh tế giai đoạn 2007 – 2010, định hướng và các giải pháp thúc đẩy phát triển trồng rừng sản xuất giai đoạn 2011 – 2015.

[46]. UBND tỉnh Hà Giang (2007), Báo cáo đánh giá tình hình phát triển rừng kinh tế giai đoạn 2003 – 2006, phương hướng nhiệm vụ phát triển giai đoạn 2007-2010.

[47]. UBND tỉnh hà Giang (2012), Công văn số: 198/UBND-VX V/v công nhận kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2012.

[48]. UBND tỉnh Hà Giang, Quyết định số 554/QĐ-UBND ngày 17/03/2011 của UBND tỉnh Hà Giang V/v Ban hành định mức lâm sinh và đơn giá cây con xuất vườn thực hiện trên đia bàn tỉnh Hà Giang năm 2011

Công văn số 795/UBND-NN ngày 06/04/2012 của UBND tỉnh Hà Giang V/v thực hiện đơn giá lâm sinh năm 2012 trên địa bàn tỉnh Hà Giang. [49]. Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (2008),

rừng của người dân địa phương miền núi ở Việt Nam: Trường hợp nghiên cứu điển hình ở Đắc Lắc, Quảng Nam và Hà Giang.

[50]. Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (2008), Đề án Nghiên cứu tác động của hội nhập kinh tế đến sinh kế và quản lý rừng của người dân địa phương miền núi ở Việt Nam: Trường hợp nghiên cứu điển hình ở Đắc Lắc, Quảng Nam và Hà Giang.

[51]. Viện Dân tộc (2004), Kỷ yếu Hội thảo Xóa đói giảm nghèo vấn đề và giải pháp ở vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam, NXB Nông nghiệp - Hà Nội.

[52]. Các trang Web: 1. http://hagiang.gov.vn

2. http://miennui.wordpress.com 3. http://kiemlam.org.vn

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA

PHIẾU SỐ 1

PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI CÁC HỘ GIA ĐÌNH

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG

PHIẾU SỐ 2

PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT TẠI CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG

PHỤ LỤC 2

KẾT QUẢ KHẢO SÁT PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ 1

Trước khi phát phiếu điều tra, tác giả lấy thông tin phân loại các nhóm hộ gia đình ở UBND xã. Sau đó lựa chọn đại diện ở mỗi nhóm hộ nghèo, trung bình, khá, giàu các hộ gia đình điển hình sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Tác giả tiến hành phát 80 phiếu điều tra đến các hộ dân, kết quả thu đủ về 100 phiếu. Trong đó

*Đối tượng hộ

- Số hộ nghèo: 32 hộ (32%)

- Số hộ trung bình: 37 hộ (37%) Trong đó có 12 hộ mới thoát nghèo (12%) - Số hộ khá: 22 hộ (22%) - Số hộ giàu: 9 hộ (9%) * Giới tính - Nam: 86 (86%) - Nữ: 14 (14%) * Dân tộc: - Dân tộc Kinh: 9 (9%) - Dân tộc Dao: 24 (24%) - Dân tộc Hán: 02 (2%) - Dân tộc Mông: 08 (8%) - Dân tộc Tày: 43 (43%) - Dân tộc Nùng: 14 (14%)

Câu 1: Thu nhập của gia đình (%)

Nguồn thu nhập Hộ nghèo Hộ trung

bình Hộ khá Hộ giàu Từ trồng trọt Từ chăn nuôi Khai thác lâm sản Nguồn thu nhập khác 40.6 13.4 39.1 6.9 38.2 18.8 29.4 13.6 27 8.7 32.8 31.5 20 9.5 13.7 56.8 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%

Một phần của tài liệu Phát triển tài nguyên rừng gắn với giảm nghèo ở Huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (Trang 120 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)