Phong tục tập quán của các dân tộc trong việc quản lí, khai thác

Một phần của tài liệu Phát triển tài nguyên rừng gắn với giảm nghèo ở Huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (Trang 96 - 100)

7. Cấu trúc đề tài

2.4.1. Phong tục tập quán của các dân tộc trong việc quản lí, khai thác

bảo vệ rừng

Rừng có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của đồng bà o các dân tộc. Bởi vậy việc quản lý , khai thác và bảo vệ rừng rất được quan tâm và điều này thể hiện khá rõ nét trong nếp sống , phong tục tập quán của họ . Đỉnh cao của bảo vệ rừng là hình thành các quy ước , hương ước thôn bản . Quá trình xây dựng quy ước là quá trình của toàn thể cộng đồng, trong đó các già làng, trưởng bản giữ vai trò quan trọng . Quy ước truyền thống thường thiên về trách nhiệm của các thành viên trong làng bản và nếu có hình thức xử phạt cũng hết sức hợp tình, hợp lý. Việc giáo dục mọi người thực hiện quy ước diễn ra hàng năm đối với toàn thể cộng đồng và thường có sự nhắc nhở của ông bà cha mẹ đối với con cháu.

Thông thường các quy ước về bảo vệ rừng gồm các nội dung sau:

- Không để người làng khác xâm phạm đến địa phận rừng của làng mình (làm rẫy, chặt cây, lấy củi).

- Phân phối và điều hòa việc khai phá đất đai . Với những mảnh rừng riêng (rừng tre, rừng vầu, rừng hồi) của gia đình nào, gia đình đó tự giữ.

- Quy định về việc trồng cây rừng ở những khu vực nhất định (khu vực ven suối hoặc khu vực không canh tác được hoa màu).

Việc xử phạt các vụ vi phạm quy ước thường do t rưởng bản (trưởng thôn) giữ vai trò trọng tài. Người này đến tận nơi xem xét mức độ thiệt hại. Nếu thiệt hại không lớn , hai gia đình tự thương lượng với nhau . Nếu không thương lượng được trưởng bản căn cứ theo quy ước bắt ng ười gây thiệt hại phải đền bù. Trường hợp trưởng bản không giải quyết được sẽ đưa ra cho địa diện chính quyền cấp xã giải quyết.

- Lễ cúng thần rừng của dân tộc Nùng

Dân tộc Nùng sinh sống ở huyện Vị Xuyên chiếm khoảng 6,9% dân số, phân bố chủ yếu ở các xã Trung Thành, Linh Hồ, Ngọc Minh, Ngọc Linh,Thanh Thủy, Phong Quang, Quảng Ngần, Việt Lâm... Hiện nay họ còn bảo lưu được nhiều nét văn hóa, phong tục tập quán truyền thống, tiêu biểu là tục cúng Thần Rừng.

Thần Rừng tiếng Nùng gọi là „„Đông Chứ‟‟. Trong quan niệm của người Nùng thì Thần Rừng được coi là một vị thần linh thiêng che chở cho dân làng trong cuộc sống hằng ngày. Thậm chí khi trong nhà có người bị ốm, gia đình đó phải mổ một con gà và làm một mâm cơm cúng trên sàn nhà và mời Thần Rừng đến chứng giám, phù hộ cho người thân của họ mau chóng khỏi bệnh.

Hiện nay, một số thôn bản người Nùng của huyện Vị Xuyên đều có một khu rừng cấm riêng, trong khu rừng này, mọi người dân trong thôn bản đều ý thức được những điều cấm kỵ như: Không được chặt cây, lấy củi, nói bậy, săn bắt thú, làm việc xấu, hoặc đại tiểu tiện trong rừng... Nhân dân địa phương vẫn còn lưu truyền rất nhiều câu chuyện ly kỳ về những cá nhân đã vi phạm vào điều cấm kỵ bị Thần Rừng trừng phạt. Những điều cấm kỵ đó cho dù không được quy định trong các hương ước của thôn bản nhưng mọi người đều biết rất rõ và có ý thức tuân thủ.

Lễ cúng thần rừng được tổ chức hằng năm vào ngày 30 tháng Giêng và ngày mùng 2 tháng 7 âm lịch. Đồng bào lập đàn cúng dưới gốc cây cổ thụ nhất

trong khu rừng cấm. Lễ vật cúng là lợn, gà, sau khi mổ xong sắp nguyên cả con (chưa qua chế biến) cùng với tiết và nội tạng bày lên mâm cúng. Trên mâm cúng có 12 chiếc chén, 12 đôi đũa và 12 chiếc bát. Người Nùng quan niệm: con số 12 tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Để chuẩn bị cho lễ cúng, người Nùng còn phải chuẩn bị các lễ vật: 1 con lợn, 1 con gà trống, 1 nồi cơm cúng, 1 chai rượu, các hộ gia đình khi đi dự lễ mang theo 1 bó hương, 1 thếp giấy bản, kèm theo 1 gói cơm nắm, 1 chai rượu, 1 chén, 1 bát và 1 đôi đũa để ăn cơm khi buổi lễ kết thúc.

Sau khi chuẩn bị xong đồ lễ cúng, thầy cúng lấy những thệp giấy bạc do bà con dân bản mang đến gấp đủ 12 quân giấy bạc - tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Các quân giấy bạc này trông như con thuyền, dùng để thay cho những đồng tiền trước đây, gọi là ngân khố.

Xưa kia, trong mỗi dịp tổ chức lễ cúng Thần Rừng thì mỗi gia đình chỉ có 1 người nam giới đại diện cho gia đình đến tham dự. Tuy nhiên hiện nay, người Nùng không còn quan niệm phân biệt nam hay nữ khi đến dự lễ cúng Thần Rừng mà cả nam và nữ đều được mời đến tham dự.

Thầy cúng thắp 5 nén hương, sau đó mời các vị thần linh về dự lễ cúng của dân làng. Đại ý: „„Hôm nay, ngày lành tháng tốt, mời 4 phương của núi rừng, tôi thay mặt dân làng mời thần linh chốn rừng cao nhất... mong các thần phù hộ cho chúng tôi không bị ốm đau bệnh tật, hoạn nạn bỏ qua, những gì khó khăn tránh xa người dân... cầu cho mùa màng tốt tươi...‟‟.

Thầy cúng phải mời đủ 5 lần như vậy. Sau đó mới đưa lễ lên cúng, tiếp theo mọi người chuẩn bị giúp thầy cúng xới cơm, mời Thần Rừng ăn cơm. Người Nùng quan niệm, sau khi ăn no đủ Thần Rừng sẽ quay trở về nơi cũ. Vì vậy, lúc này thầy cúng phải thực hiện một nghi lễ nữa, đó là cúng một bài đưa tiễn Thần Rừng về. Kết thúc buổi lễ, thầy cúng cùng mọi người quây quần bên nhau để hưởng lộc, ăn cơm tại nơi cúng.

Như vậy, ngoài ý nghĩa tín ngưỡng thông thường mang đậm nét văn hóa của cư dân nông nghiệp, tục cúng Thần Rừng của người Nùng còn mang một ý

nghĩa nhân văn hết sức sâu sắc, đó là ý nghĩa giáo dục nhân dân tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống xung quanh con người... Với ý nghĩa như vậy, tục cúng rừng của người Nùng ở nước ta nói chung và ở Vị Xuyên nói riêng là một trong những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp cần được bảo tồn và phát huy giá trị.

- Tục cúng rừng và hương ước bảo vệ rừng của dân tộc Mông

Dân tộc Mông có truyền thống gắn bó với rừng. Hầu như thôn bản nào cũng quản lí một diện tích rừng hoặc 2-3 thôn quản lí chung một diện tích rừng. Rừng có ý nghĩa rất lớn đối với đồng bào, bởi vậy họ thường tổ chức tục cúng rừng. Người dân Mông coi rừng cúng của thôn là rừng thiêng nên bảo vệ rất nghiêm ngặt theo hương ước do thôn đề ra. Hương ước này quy định: Nghiêm cấm mọi người dân trong thôn kể cả người ngoài không được vào rừng cúng chặt cây, lấy củi, chăn thả gia súc vào rừng, nếu ai vi phạm sẽ bị thôn phạt vạ bằng tiền, ngô hoặc nộp gạo vào quỹ. Chính vì quy định nghiêm ngạt và phạt vạ về kinh tế lớn nên không có người vi phạm vào rừng cúng, do đó rừng này được bảo vệ rất tốt. Hàng năm vào tháng giêng hoặc tháng 2 nhân dân tổ chức lễ hội cúng rừng, ngoài mục đích cầu cho thần rừng phù hộ, nhân dân trong làng được bình an, mùa màng tươi tốt, thôn còn quy định mỗi hộ trong thôn phải trồng từ 1 đến 5 cây vào khu vực rừng cấm nhằm phát triển rừng tốt hơn.

- Phong tục bảo vệ rừng của dân tộc Dao

Dân tộc Dao sinh sống ở Vị Xuyên với số lượng rất đông, đông thứ 2 sau dân tộc Tày. Việc bảo vệ rừng đã có từ rất lâu đời ở người Dao. Mọi thành viên sống trong cộng đồng làng bản đều có nghĩa vụ chấp hành triệt để, ai vi phạm chịu hình thức phạt theo quy định đề ra. Người dao có tập quán vào ngày 15 tháng giêng hàng năm các chủ gia đình phải đến nhà trưởng làng để họp bàn việc thực hiện quy ước của làng. Việc đầu tiên trưởng làng sẽ công bố các khu vực rừng phải bảo vệ sau đó ông ta đọc các quy định cụ thể, chẳng hạn: Mùa măng mọc cấm người trong làng lấy măng ở rừng tre, nứa, vầu. Thời gian cấm

từ 20 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Ai vi phạm lấy một chiếc măng sẽ phải nộp phạt 1 hào bạc trắng. Nhà nào có trâu, bò làm gãy, đổ 1 cái măng cũng bị phạt 3 hào bạc trắng. Ai đó cố tình phát đốt nương rẫy vào rừng đầu nguồn thì phải chịu hình phạt nặng. trước đây người phạm lỗi phải mổ một con lợn to mang đến nhà chẩu con (Trưởng làng).

Ở người Dao cũng có những khu rừng cấm ở ngay cạnh làng. Theo quan niệm của họ, đó là nơi thần rừng trú ngụ, rất linh thiêng, cấm mọi người không được vào rừng chặt cây cối, lấy củi. Ai vi phạm phải nộp một con lợn 50kg để làm lễ cúng thần rừng. lễ vật cúng được bày biện trong miếu ở giữa rừng. Sau lễ cúng, con lợn đã mổ thịt mang về nhà già làng. Lúc này các chủ hộ ngồi nghe già làng công bố lí do. Người vi phạm đứng lên xin lỗi và hứa không phạm sai lầm. Cuối cùng mọi người cùng nhau ăn uống.

Một phần của tài liệu Phát triển tài nguyên rừng gắn với giảm nghèo ở Huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)