Tăng cường và phát huy vai trò của cộng đồng trong việc phát

Một phần của tài liệu Phát triển tài nguyên rừng gắn với giảm nghèo ở Huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (Trang 112 - 114)

7. Cấu trúc đề tài

3.2.3. Tăng cường và phát huy vai trò của cộng đồng trong việc phát

sẻ lợi nhuận từ phần tài nguyên rừng sẽ giúp tăng phần tài nguyên rừng mà cộng đồng được sử dụng. Chuyển giao quyền quyết định cho cộng đồng là một nền tảng thiết yếu để cải thiện đời sống thông qua lâm nghiệp cộng đồng.

3.2.3. Tăng cường và phát huy vai trò của cộng đồng trong việc phát triển tài nguyên rừng nguyên rừng

Rất nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện đang sống gần rừng và gắn bó với rừng, vì vậy nếu phát huy tốt vai trò của cộng đồng thì sẽ tạo thêm sức mạnh đối với quản lý bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng, phục vụ trước hết cho lợi ích của cộng đồng, đồng thời góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội miền núi, thực hiện các các chương trình quan trọng của nhà nước (Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, xoá đói giảm nghèo...), bảo đảm phòng hộ môi trưòng, an ninh chính trị, quốc phòng... Đồng thời điều này sẽ góp phần bảo đảm tính công bằng trong chia sẻ lợi ích, từ đó bảo đảm sự đoàn kết trong cộng đồng và giữa các cộng đồng, góp phần ổn định xã hội.

Để phát huy tốt vai trò của cộng đồng trong phát triển tài nguyên rừng, cần lưu ý các giải pháp sau:

- Các cơ quan chính quyền và ban ngành địa phương của huyện cần phát huy tối đa những điểm mạnh trong các hình thức quản lí rừng cộng đồng trong công tác sử dụng, quản lí và phát triển rừng ở địa phương. Cần tiếp tục nghiên cứu sâu những luật tục, những thể chế truyền thống của cộng đồng trong quản

lí bảo vệ rừng cộng đồng để có hướng lồng ghép với những quy định của pháp luật về quản lí bảo vệ rừng.

- Lồng ghép một cách hữu hiệu các lễ hội của đồng bào các dân tộc trong việc xây dựng các quy ước, hương ước thôn bản về quản lí, bảo vệ rừng.

- Việc giao rừng cho cộng đồng có hiệu quả cần có biện pháp tuyên truyền thảo luận với cộng đồng để hiểu rõ về ý nghĩa của rừng với cuộc sống của cộng đồng. Đồng thời để người dân thấy rõ quyền lợi của họ trong việc tham gia bảo vệ và phát triển rừng và rừng là rừng chung của cộng đồng, phục vụ cho cuộc sống của cộng đồng.

- Cần có những chính sách ưu tiên, đầu tư hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Như vậy đồng bào mới yên tâm định canh định cư lâu dài trên mảnh đất của mình và đó là cơ sở để phát huy những kiến thức bản địa trong việc bảo vệ sử dụng tài nguyên rừng.

Bên cạnh đó cần phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số như già làng, trưởng bản, người luôn thực hiện tốt là tấm gương sáng trong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách, động viên người thân và bà con trong thôn, bản tích cực sản xuất, bảo vệ rừng, phát triển kinh tế rừng. Nhiều tấm gương điển hình khi thấy bà con chặt phá rừng, canh tác lạc hậu, đã vận động bà con, xóm làng không chặt phá rừng, gặp từng người tuyên truyền về tác hại do phá rừng. Đồng thời, tích cực vận động bà con trồng keo, nuôi ong, nhận khoán bảo vệ rừng, phát triển kinh tế vườn rừng… điều mà không ít bà con trước đó còn dè dặt, không tham gia. Không những bảo vệ được màu xanh của rừng, mà nhiều hộ gia đình nhờ thế đã thoát nghèo, khấm khá lên nhờ các mô hình khai thác rừng bền vững.

Những người có uy tín, các già làng, trưởng bản, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng. Bằng nhiều phương pháp, họ luôn đi đầu trong tuyên truyền và làm lan toả hiệu quả của các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong cộng đồng bà con dân tộc. Họ là “cầu nối” hữu hiệu giữa chính

quyền và nhân dân, mang ấm no, đoàn kết cho bản làng. Vì vậy trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, chúng ta cần đặc biệt coi trọng vai trò của già làng, trưởng bản – những người có uy tín trong xã hội làm chỗ dựa, làm hạt nhân trong việc tổ chức thực hiện luật tục và hoạt động tự quản trong cộng đồng.

Một phần của tài liệu Phát triển tài nguyên rừng gắn với giảm nghèo ở Huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)