Khái lược điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Luận văn các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 40 - 42)

Quảng Nam là một tỉnh ven biển miền Trung, có các đầu mối giao

thông liên vùng cả đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thuỷ;

nằm giữa hai sân bay Đà Nẵng và Chu Lai; có cảng biển ở hai đầu thuận lợi cho giao lưu kinh tế của cả nước. Diện tích đất tự nhiên là 10.407km2, dân số

khoảng 1.478 nghìn người.

Quảng Nam nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm Thừa

Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngải được thực hiện một cơ chế chính sách đặc thù theo Nghị quyết NQ- 39/BCT và quy hoạch của Chính

phủ; Có các yếu tố, điều kiện cần thiết để trở thành một tỉnh công nghiệp trước năm 2020… với cảng biển Kỳ Hà, sân bay Chu Lai, là cửa ngỏ ra biển

của khu vực Nam Lào qua hành lang Đông – Tây, trong không gian đường

hàng không quốc tế.

Với hai di sản văn hoá thế giới: Mỹ sơn, đô thị cổ Hội An, điểm du

lịchđảo Cù lao Chàm, những điểm di tích lịch sử, gắn kết trong các quần thể

du lịch của vùng như cố đô Huế, khu du lịch Bà Nà, Sơn Trà,… Hệ thống đường giao thông thuận lợi và trên 125 km bờ biển sạch đẹp ; phong cảnh

ruộng đồng sông nước, các làng nghề mỹ nghệ truyền thống,. Các loại hình

văn hoá phong phú, môi trường cảnh quang đẹp và ít bị ô nhiểm bởi các hoạt động sản xuất, thích hợp cho việc đa dạng hoá các loại hình du lịch tạo cho

Quảng Nam một lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế du lịch.

Điều kiện địa hình đồi núi chiếm khoảng 75% diện tích tự nhiên, có nhiều sông suối là một tiềm năng lớn về phát triển thuỷ lợi, thuỷ điện phục vụ

Nguồn tài nguyên tự nhiên đa dạng có thể đưa vào khai thác sử dụng

ngay trong thời kỳ qui hoạch, đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế tổng hợp

theo các vùng lãnh thổ.

Nguồn lao động dồi dào, lực lương lao động cần cù, chịu khó.

Mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đang được chú trọng phát

triển (đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 1A, Quốc lộ 14B, 14D, 14E, đường thanh

niên ven biển ), mạng lưới trục ngang kết nối liên vùng từng bước được hình thành và phát huy hiệu quả, đô thị hoá tăng nhanh cùng với một số trung tâm vùng đang hình thành và phát triển mạnh (Tam Kỳ, Hội An, Điện Nam- Điện

Ngọc…) là điểm tựa cho phát triển trong tương lai .

Là một nhân tố tích cực trong việc thúc đẩy phát triển vùng duyên hải

miền Trung một cách cân đối và bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho việc

giải quyết những vấn đề xã hội: lao động, việc làm, giảm bớt áp lực di dân đến các vùng đô thị.

Do vị trí thuận lợi nên đã tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp

phát triển, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài đầu tư vào các khu công

nghiệp do giá nhân công thấp, chi phí vận chuyển thấp…

Các ngành dịch vụ như tài chính ngân hàng, bưu điện đều có các đơn

vị thành viên hoạt động tại Quảng Nam. Đây cũng là lợi thế lớn về vốn tín

dụng và hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế.

Năm 1997, khi mới được tái lập, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh

Quảng Nam gặp rất nhiều khó khăn. GDP bình quân trên đầu người mới

chỉ đạt 120 USD/người/năm; thu nhập của người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, miền núi và vùng cát rất thấp. Số lao động dôi thừa, thất

nghiệp trên 300.000 người, tỷ lệ đói nghèo trên 27,3%; số gia đình thuộc

diện chính sách cao nhất nước. Nền kinh tế của tỉnh chủ yếu dựa vào nông nghiệp là chính. Ngành công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển, vẫn còn

manh mún, phân tán. Trong cơ cấu GDP, nông-lâm-thuỷ sản chiếm đến

47,62%, công nghiệp - xây dựng chỉ chiếm 19,95%. Giá trị công nghiệp - xây dựng năm 1997 chỉ đạt 1.020 tỷ đồng, nông-lâm-thuỷ sản đạt 565 tỷ đồng, trong đó thu từ phát sinh kinh tế trên địa bàn tỉnh mới đạt 157

tỷ đồng.

Tỉnh Quảng Nam có phần lớn các huyện thuộc vùng núi và trung du, có 69 xã thuộc địa bàn 11 huyện là nơi đồng bào dân tộc thiểu số cư trú, có 53 xã nằm trên 8 huyện thuộc Danh mục các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương

trình 135 (năm 2006). Tính theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006-2010 theo quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 của thủ tướng chính phủ tại

thời điểm quí II của năm 2005, Quảng Nam có 101.160 hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh, chiếm 30,3% tổng số hộ (333.942 hộ).

Trong những năm qua, trước tình hình kinh tế đất nước có những khó khăn nhất định, quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn. Nhưng với những cố gắng và nỗ lực vượt bậc của

cán bộ và nhân dân trong tỉnh, tình hình Kinh tế - xã hội đã đạt được những

kết quả như sau:

- Kinh tế tăng trưởng khá, đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu Đại hội XVIII đề ra; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp - dịch vụ:

Một phần của tài liệu Luận văn các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)