Phương hướng đẩy mạnh hỗ trợ doanhnghi ệp nhỏ và vừa của tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 77)

II. Theo ngành kinh tế

5. Khách sạn nhà hàng 894 1312 1961 2111 2850 133,62 6 Các ngành khác 2433 2650 1101 1216 1275 85,

3.1.3 Phương hướng đẩy mạnh hỗ trợ doanhnghi ệp nhỏ và vừa của tỉnh

Một là, tập trung đẩy mạnh hỗ trợ các DNNVV sản xuất các sản phẩm

có lợi thế như chế biến gỗ, chế biến thuỷ sản, hàng may mặc, giầy da, lắp ráp ô tô..., tăng nhanh các sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ cao, công

nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp giải quyết việc làm nhiều, công

nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Hai là, đẩy mạnh công tác quảng bá, kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư

vào Khu kinh tế mở Chu Lai song song với việc tiếp tục phát triển hạ tầng như sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà, hệ thống giao thông nội bộ, điện, nước;

thu hút hàng hoá qua cảng Kỳ Hà... Tích cực tìm cơ chế tài chính nguồn thu để lại đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong khu kinh tế mở.

Ba là, rà soát qui hoạch phát triển công nghiệp, cụm công nghiệp phù hợp với khả năng đầu tư. Trước mắt đầu tư vào các khu vực thuận lợi. Tiếp

tục đầu tư hạ tầng như giao thông, điện nước vào các khu, cụm công nghiệp,

lợi để tiến hành đầu tư xây dựng Nhà máy xi măng Thành Mỹ, nhà máy giấy,

các thuỷ điện bậc thang, các thuỷ điện vừa và nhỏ.

Bốn là, phát triển mạnh các cụm công nghiệp tại các địa phương, phục

vụ công nghiệp để chế biến và sơ chế nông sản, thuỷ sản, lâm sản; mở rộng

qui mô, phát huy các ngành nghề truyền thống nhằm giải quyết việc làm vùng

nông thôn, tăng thu nhập cho người dân.

Năm là, tháo gỡ vướng mắc về mặt bằng sản xuất của các doanh

nghiệp. Trợ giúp phát triển các DNNVV, giải quyết kịp thời các vướng mắc

của DNNVV. Triển khai các giải pháp mở rộng thị trường, tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu đã qua chế biến để nâng cao giá trị hàng hóa xuất khẩu. Hướng dẫn

xây dựng và tổ chức quản lý tốt thương hiệu của DN, hỗ trợ các DNNVV xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xúc tiến thương mại, nâng cao khả năng cạnh tranh. Đẩy mạnh đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Khuyến khích các DNNVV tăng cường liên kết

hợp tác nhằm khai thác các tiềm năng sẵn có, tránh lãng phí trong đầu tư.

Sáu là, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đầu tư, mở rộng hình thức đầu tư thông qua thị trường chứng khoán. Hướng dẫn các doanh nghiệp

cổ phần hóa niêm yết và tham gia thị trường chứng khoán.

Bảy là, nghiên cứu khuyến khích phát triển các DNNVV thuộc ngành công nghiệp phụ trợ nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa của các sản phẩm ô tô, xe

máy, bột giấy, phụ kiện các ngành dệt may, giầy dép.

Tám là, xây dựng cơ chế quản lý phù hợp đối với các DNNN sau khi được sắp xếp, đổi mới. Tiếp tục kiểm tra, rà soát, thu hồi giấy phép các dự án

không triển khai thực hiện đúng thời gian theo cam kết, nhất là các dự án khu

vực ven biển, khu Kinh tế mở Chu Lai.

Chín là, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các cam kết mà nhà nước đã ký với các tổ chức AFTA, WTO, với các nước khác để DNNVV

Mười là, tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch. Phát triển du

lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá. Nâng cao chất lượng du lịch rỏ

rệt, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng khả năng hấp dẫn và sức cạnh

tranh. Lồng ghép các chương trình tôn tạo, bảo vệ và phát huy các di sản, di

tích và bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch. Phấn đấu đón 500.000

khách quốc tế tăng 20% so với ước thực hiện năm 2006. Doanh thu chuyên ngành du lịch 550 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2006. Lĩnh vực này chú ý

đảm bảo phát triển kết cấu hạ tầng, các cơ sở kinh doanh gắn với môi trường,

nhất là nước thải.

Mười một,đẩy mạnh hỗ trợ các DNNVV xuất khẩu, khuyến khích mọi

thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu.

Phát triển xuất khẩu với tốc độ và giá trị cao, thúc đẩy tăng trưởng

GDP. Phát triển mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh. Đối với nhóm hàng nông lâm thủy sản, thúc đẩy xuất khẩu các sản

phẩm như thủy sản chế biến, yến sào.

Đối với nhóm sản phẩm chế biến và chế tạo, ngoài hai mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn như dệt may, giầy dép, khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu

các sản phẩm có tiềm năng như thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ.

Tiếp tục thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước bằng cơ chế chính sách ưu đãi thông thoáng vào các lĩnh vực công nghiệp, chế biến nông

sản, thuỷ sản xuất khẩu, dịch vụ du lịch, sản xuất vật liệu xây dựng, trồng

rừng để tạo điều kiện giải quyết việc làm và tăng nhanh giá trị xuất khẩu.

Giảm thiểu và tiến tới không xuất khẩu nguyên liệu và tài nguyên thô.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chính sách và các cam kết hỗ

trợ xuất khẩu phù hợp với tiến trình hội nhập, tạo điều kiện thuận lợi cho các

DNNVV hoạt động xuất nhập khẩu.

Tuy nhiên, những khó khăn thách thức mà ngành công nghiệp, thương

đầu tư với qui mô vừa và nhỏ, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá và dịch

vụ không cao; sản xuất chủ yếu theo phương thức gia công là chính, chưa có

nhiều thương hiệu truyền thống, giá trị kim ngạch xuất khẩu còn thấp; hạ tầng

phục vụ phát triển chưa đồng bộ, nhất là hạn tầng các cụm công nghiệp, làng nghề cần được quan tâm nhiều hơn. Nguồn nhân lực tuy dồi dào về số lượng nhưng chất lượng, trình độ lao động còn thấp, đội ngủ công nhân kỹ thuật, thợ

lành nghề còn thiếu; Nền kinh tế của tỉnh tuy phát triển nhanh nhưng chưa

thực sự vững chắn, tỷ lệ nghèo còn cao.

Một phần của tài liệu Luận văn các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)