Những mặt tích cực và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 63)

II. Theo ngành kinh tế

2.3.1.Những mặt tích cực và nguyên nhân

5. Khách sạn nhà hàng 894 1312 1961 2111 2850 133,62 6 Các ngành khác 2433 2650 1101 1216 1275 85,

2.3.1.Những mặt tích cực và nguyên nhân

* Số lượng DNNVV và tổng số vốn đầu tư tăng nhanh:

Đến cuối năm 2006, toàn tỉnh hiện có 2.145 DN trong nước với tổng

vốn đăng ký khoảng 5.300 tỷ đồng; 93 dự án có vốn đầu tư nước ngoài được

cấp phép với tổng vốn đầu tư là 612 triệu USD; đến nay, vốn FDI đã thực

hiện được là 138 triệu USD. Ngoài việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tỉnh quảng Nam còn thu hút được số lượng lớn các nhà đầu tư ngoài tỉnh đầu tư voà Quảng Nam. Trong khoảng thời gian từ năm 2003 - 2006, các nhà đầu tư ngoài tỉnh đã đến Quảng Nam đăng ký thành lập 259 DN với số vốn đăng

doanh nghiệp trong nước đến thời điểm hiẹn nay. Trong năm 2005, vốn đầu tư thực hiện của DN trên địa bàn tỉnh và vốn điều lệ của DN được bổ sung

ngày càng nhiều. Riêng trong hai năm 2005 và 2006, các DN trong nước đã

đăng ký bổ sung thêm vốn điều lệ là 533 tỷ đồng [34].

Từ một tỉnh chưa có khu, cụm công nghiệp nào, đến nay đã xây dựng được 3 khu công nghiệp, 32 cụm công nghiệp thu hút hàng trăm tỷ đồng vốn đầu tư, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động. Điển hình, khu công ghiệp Điện Nam - Điện Ngọc được đánh giá thành công ở khu vực miền trung. Với

diện tích 142,63ha, đến nay, khu công nghiệp này đã có 40 dự án dầu tư được

cấp giấy phép với tổng số vốn đầu tư 1.777 tỷ đồng Việt Nam và 73 triệu đo

la Mỹ, trong đó có 35 dự án đang hoạt động, Và đặc biệt, Khu kinh tế mở chu

Lai đang từng bước được xây dựng với sân bay, bến cảng, khu thương mại tự do và chính sách ưu đã đầu tư thuận lợi nhất, đã bước đầu thu hút được một số nhà đầu tư như Công ty ô tô Trường Hải, Cty chế biến thức an chăn nuôi Hoa Chen... khu thương mại tự do đi vào hoạt động sẽ trở thành cữa ngõ quan trọng để nền kinh tế của tỉnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Các di sản văn hoá thế giới đã phát huy vai trò trung tâm, làm động lực

lam toả trong việc thu hút khách du lịch, thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây là một lợi thế so sánh đối với ngành dịch vụ ở Quảng Nam trong

quá trình hội nhập và phát triển.

* Công tác hỗ trợ phát triển DNNVV đã góp phần tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động:

Theo số liệu thống kê, số lao động trong các DNNVV năm 2001 là 27.245 người, đến năm 2005, số lao động trong các DNNVV tăng lên đến 42.601 người. Như vậy, trong 5 năm 2001-2005 DNNVV đã giải quyết 15.356 lao động, bình quân mỗi năm tăng thêm trên 3.000 lao động, đây là con số đáng kể trong yêu cầu tạo việc làm cho xã hội. Việc tăng thêm các DN cùng với việc mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh của các DN hiện có, chắc

nguồn lực lao động sẽ từng bước được sử dụng một cách hiệu quả nhất, góp

phần dịch cơ cấu lao động của tỉnh theo hướng tiến bộ. Năm 2003, cơ cấu lao động trong lĩnh vực công nghiệp là 18,24 %, trong lĩnh vực nông nghiệp là 60,16%, trong lĩnh vực dịch vụ là 21,6%. Đến nay 2005, cơ cấu lao động các ngành đã có sự chuyển biến tích cực: trong lĩnh vực công nghiệp là 20%, nông nghiệp giảm 58%, dịch vụ là 22% [7].

* Môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện:

Trong những năm qua, chính quyền địa phương đã không ngừng đẩy

mạnh công tác cải cách hành chính đối với người dân và DN, thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ phát triển DNNVV có kết quả khả quan. Qua khảo sát đánh giá của tổ chức sáng kiến cạnh tranh Việt Nam (VNCI) về chỉ số cạnh

tranh cấp tỉnh so sánh trong các tỉnh, thành trên cả nước thì trong năm 2004, tỉnh

Quảng nam được xếp vào hạn khá của tổ chức sáng kiến cạnh tranh Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 63)