Việc hỗ trợ doanhnghi ệp nhỏ và vừa còn nhiều hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 66)

II. Theo ngành kinh tế

2.3.2.3.Việc hỗ trợ doanhnghi ệp nhỏ và vừa còn nhiều hạn chế

5. Khách sạn nhà hàng 894 1312 1961 2111 2850 133,62 6 Các ngành khác 2433 2650 1101 1216 1275 85,

2.3.2.3.Việc hỗ trợ doanhnghi ệp nhỏ và vừa còn nhiều hạn chế

Tuy có nhiều cố gắng trong việc hỗ trợ phát ttriển DNNVV từ phía tỉnh nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của DN trong quá

trình sản xuấtkinh doanh. Việc hỗ trợ phát triển DN chưa đem lại hiệu quả

Một là, việc nhận thức vai trò của DNNVV trong nền kinh tế quốc dân

còn chưa đầy đủ, chưa quán triệt ở các cấp, các ngành, do đó, chưa có được

sự quan tâm đúng mức.

Hai là, việc cải cách thủ tục hành chính tuy có nhiều tiến bộ so với trước, tuy nhiên đôi lúc, đôi nơi vẫn còn gây phiền hà, chậm trễ đối với DN.

Thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các sở, ban,ngành trong việc hỗ trợ phát

triển, theo dõi, quản lý DN do đó tính hiệu lực của chính sách chưa cao. Chưa

xây dựng được một hẹ thống chặt chẽ, có tính chuyên sâu trong việc hỗ trợ và phát triển DN.

Ba là, việc hỗ trợ cho các DNNVV về mặt bằng sản xuất kinh doanh,

hỗ trợ về ứng dụng, đổi mới công nghệ, xúc tiến thương mại, xây dựng các

công trình kết cấu hạ tầng, xây dựng và duy trì trang web về DNNVV, hỗ trợ

về đào tạo lao động và một số chính sách hỗ trợ khác gặp phải nhiều khó khăn

do nguồn ngân sách của nhà nước còn eo hẹp, trong khi đó Trung ương chưa

có những cơ chế thuận lợi đúng mức cho các địa phương có điều kiện kinh tế

- xã hội còn nhiều khó khăn như tỉnh Quảng Nam hiện nay.

Bốn là, tỉnh chưa thành lập được Quỹ bảo lãnh tín dụng do những qui định của quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng

còn thiếu tính khả thi, ví dụ: DNNVV là đối tượng góp vốn, họ không muốn

góp vì cho rằng bị đọng vốn trong khi đó lại vẫn phải thế chấp và phải trả phí

bảo lãnh tín dụng bằng 0,8%/năm tính trên số tiền được bảo lãnh tín dụng, các đối tượng góp vốn cũng chưa phù hợp... vì vậy, việc thanh flập quỹ bản lãnh tín dụng cho DNNVV gặp nhiều khó khăn.

Năm là, đội ngủ cán bộ hỗ trợ phát triển DNNVV qua mỏng (chẳng hạn

Phòng DN chỉ có 4 biên chế trong khi đó số lượng DN đã đăng ký khoảng

1.800 DN; mỗi huyện chỉ có một cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh),

điều kiện kinh phí, phương tiện phục vụ công tác xúc tiến đầu tư, công tác hậu

trông chờ nhau, chưa có qui chế phối hợp rõ ràng; một bộ phận cán bộ quản lý nhà nước vẫn còn hạn chế về kiến thức, năng lực trong khi đó việc phân cấp được thực hiện mạnh cho địa phương... do đó, dẫn đến sự bấp cập, yếu kém

trong việc quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, cũng như chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu hỗ trợ DNNVV phát triển trong

tình hình hiện nay.

Sáu là, đội ngủ quản lý của DNNVV trên địa bàn tỉnh phần lớn chưa

qua lớp đào tạo khởi nghiệp, thiếu kiến thức về pháp luật, thiếu thông tin về

tín dụng, về thị trường nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, chưa đủ năng động so với tính cạnh tranh gay gắt của thị trường; công

nghệ, kỹ thuật sản xuất của các DNNVV còn lạc hậu do đó sản phẩm thiếu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khả năng cạnh tranh. Các DN lớn còn ít về số lượng và chưa có sự liên kết

chặt chẽ với các DNNVV nhằm tạo điều kiện cho các DNNVV đóng vai trò các vệ tinh trong quá trình phát triển kinh doanh.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HỖ TRỢ PHÁT

TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

QUẢNG NAM NHỮNG NĂM TỚI

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG ĐẨY MẠNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH

NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu Luận văn các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 66)