Những đóng góp về kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 49 - 51)

II. Theo ngành kinh tế

5. Khách sạn nhà hàng 894 1312 1961 2111 2850 133,62 6 Các ngành khác 2433 2650 1101 1216 1275 85,

2.1.3. Những đóng góp về kinh tế xã hộ

Có thể nói vai rò của doanh nghiệp rất quan trọng trong nền kinh tế của

tỉnh, đây là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm (GDP). Những năm gần đây hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển, nhất là từ khi các khu,

cụm công nghiệp được hình thành, nó góp phần phát triển sản xuất, huy động

và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà, góp phần tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải

quyết có hiệu quả vấn đề xã hội như: tạo việc làm, thu nhập, giảm nghèo.... Khu vực doanh nghiệp đóng góp tăng trưởng GDP của tỉnh ngày càng cao, nếu như năm 1996 mới chỉ tạo ra được 913,25 tỷ đồng, chiếm 39,59%

tổng sản phẩm trong tỉnh, đến năm 2005 đã đạt 4.505,53 tỷ đồng, chiếm 51,18%, tăng hơn 4,9 lần so với năm 1996, tăng bình quân 10 năm qua là 19,4%/năm [7].

Những năm gần đây, số lượng DNNVV tăng nhanh đã giải quyết được

đã thu thu hút 27.245 lao động đến năm 2005 có 42.601 lao động. Như vậy trong 5 năm đã thu hút thêm 15.356 lao động, đây là một kết quả rất quan

trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Lao động trong DNNVV

tuy chiếm tỷ trọng không cao trong tổng lao động toàn xã hội, nhưng đây là

lực lượng chủ yếu tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đóng góp rất

lớn cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Thu nhập của người lao động trong DNNVV cao hơn nhiều so với cơ

sở SX KD cá thể và hộ gia đình. Năm 2001 thu nhập bình quân 1 người/tháng

667 nghìn đồng, năm 2005 là 1,09 triệu đồng/tháng. Trong đó: khu vực nhà

nước 1,27 triệu đồng/tháng, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt cao

nhất 1,66 triệu đồng/tháng, DN ngoài nhà nước 931 nghìn đồng/tháng, tuy có

mức thu nhập thấp nhất nhưng đây là khu vực thu hút rất nhiều lao động và tốc độ tăng thu nhập ngày càng nhanh.

Tổng doanh thu thuần của doanh nghiệp năm 2005 đạt 7.856,4 tỷ đồng,

gấp 2,8 lần so năm 2001, tăng 40,5% so năm 2004. Trong đó kinh tế nhà nước đạt 2.923,9 tỷ đồng, chiếm 37,2% và tăng 91,7% so năm 2001, DN ngoài nhà nước đạt 4.481,9 tỷ đồng, chiếm 57,04% và tăng 7,1 lần so với năm 2001, DN

có vốn đầu tư nước ngoài đạt 450,4 tỷ đồng, chiếm 5,76% và tăng 3,8 lần so năm 2001. Ngành có doanh thu lớn nhất là ngành công nghiệp chế biến

3.118,8 tỷ đồng, chiếm 39,7% và tăng 3,8 lần so năm 2001; tiếp đến là ngành

thương mại đạt 2.756 tỷ đồng, chiếm 35,07% và tăng 2,6 lần năm 2001 [7]. DNNVV phát triển đã tạo ra khối lượng hàng hoá và dịch vụ ngày càng lớn, phong phú, đa dạng với chất lượng tốt hơn, góp phần qua trọng cải thiện

và nâng cao mức tiêu dùng và tăng xuất khẩu, đó cũng là yếu tố giữ chi kinh

tế của tỉnh ổn định và phat triển trong những năm qua.

DNNVV phát triển nhanh trong tất cả các ngành và các địa phương, đã tạo ra sự phân công lại lao động giữa các khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

vực DN, nhất là lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, khách sạn - nhà hàng có

năng suất và thu nhập cao hơn.

DNNVV là khu vực chủ yếu tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nước,

nguồn thu này tăng nhanh trong những năm qua là điều kiện để đầu tư phát

triển cơ sở hạ tầng, phát triển các hoạt động xã hội như: y tế, giáo dục, giảm

nghèo,... Năm 2005 tổng số thu đã nộp ngân sách là 911,6 tỷ đồng, tăng gấp

8,8 lần so năm 2001.

Một phần của tài liệu Luận văn các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)