Hỗ trợ thành lập các tổ chức đại diện, Hiệp hội của doanh

Một phần của tài liệu Luận văn các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 99)

- Mở rộng hình thức cho thuê tài chính (CTTC):

3.2.6. Hỗ trợ thành lập các tổ chức đại diện, Hiệp hội của doanh

nghiệp nhỏ và vừa

Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phát triển

DNNVV, kế hoạch hành động và lộ trình thực hiện; phối hợp với các Bộ, ngành để thực hiện nhiệm vụ phát triển DNNVV tại điạ phương; bố trí nhân

lực, ngân sách hàng năm đảm bảo thực hiện kế hoạch tại tỉnh.

Thành lập Ban Điều phối thực hiện kế hoạch phát triển doanh nghiệp

nhỏ và vừa cấp tỉnh trực thuộc ủy ban nhân dân, do Phó Chủ tịch ủy ban nhân

dân cấp tỉnh làm Trưởng ban. Thành viên của Ban Điều phối thực hiện kế

hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cấp tỉnh gồm đại diện của các Sở

liên quan và các Hiệp hội doanh nghiệp tại tỉnh. Hàng năm, tiến hành đánh

giá tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ trên

địa bàn.

Nhằm cũng cố và thúc đẩy các DNNVV phát triển có hiệu quả, bền vững

theo định hướng chung, qua nghiên cứu thực trạng của DNNVV và theo yêu cầu của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế, đòi hỏi cần phải có một

tổ chức đầu mối với một mạng lưới hỗ trợ nhằm phát triển các DNNVV. Việc

xác lập một tổ chức đầu mối đòi hỏi phải khẳng định các chức năng chủ yếu

của nó là tham mưu giúp Chính phủ và chính quyền đại phương tạo môi trường thuận lợi cho phát triển DNNVV, điều phối các hoạt động giúp các

DNNVV từ việc đào tạo, tiếp thị, làm cầu nối giữa DNNVV với các cơ quan

quản lý nhà nước, các ngành, các hiệp hội, nhằm phát triển SXKD, chuyển

thành lập hai tổ chức để xúc tiến phát triển DNNVV, đó là: Cục phát triển

DNNVV và Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV. Tại địa bàn Tỉnh, để

hỗ trợ và khuyến khích phát triển DNNVV cần:

- Một là, thành lập tổ chức xúc tiến phát triển DNNVV của tỉnh để

chuyên trách theo dõi, tổng hợp, đề xuất thể chế, chính sách khuyến khích

DNNVV trong từng thời kỳ cho phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh và phối hợp với cácc sở, ban, ngành trong việc tổ chức thực hiện.

- Hai là, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hơn nữa sự hoạt động của

Trung tâm hỗ trợ và đầu tư phát triển HTX&DNNVV của tỉnh.

- Ba là, khuyến khích thành lập các tổ chức trợ giúp DNNVV như hiệp

hội, câu lạc bộ DN. Đó là các tổ chức xã hội - nghề nghiệp nhằm khai thác

mọi nguồn lực của xã hội, kể cả thu hút tài trợ bên ngoài, để phát triển các

hoạt động trợ giúp một cách trực tiếp, có hiệu quả thiết thực cho DNNVV. Các hiệp hội DN này có thể tổ chức theo địa bàn địa phương, theo ngành nghề để cùng nhau thương thảo giải quyết vấn đề mà từng DN riêng lẻ không tự

giải quyết, để hỗ trợ nhau trong kinh doanh, đồng thời làm vai trò cầu nối

giữa các hội viên với cơ quan của Chính phủ, đại diện và bảo vệ quyền lợi

hợp pháp của DNNVV.

- Bốn là, tăng cường cán bộ quản lý các DNNVV trong các sở, ban,

ngành cấp tỉnh, cấp huyện, đặc biệt là các bộ phận như ĐKKD của Sở Kế

hoạch và Đầu tư, bộ phận quản lý DNNVV trong các Sở Công nghiệp, Sở thương mại,…

- Năm là, tăng cường chức năng của bộ máy quản lý nhà nước đối với DNNVV theo hướng tăng thêm chức năng cho một số cơ quan, bộ phận hiện có như: chức năng kiểm tra sau ĐKKD cho phòng ĐKKD, chức năng và định hướng phát triển cho các Sở chuyên ngành, chức năng cung cấp thông tin,…

Ngoài ra cần phối hợp chặ chẽ trong việc thực hiện các chức năng được giao

- Sáu là, thực hiện tốt chức năng kiểm soát đối với DN nhằm ngăn ngừa

hạn chế các vi phạm, việc kiểm tra các hoạt động SXKD của DNNVV phải được thực hiện theo đúng chức năng, thẩm quyền, đúng quy định của pháp

luật, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng để tránh trùng lắp,

tránh gây phiền hà không đáng có cho các DN.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Để triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm 2006 - 2010, các Bộ, ngành, địa phương cần lồng ghép các chương trình trợ giúp phát triển DNNVV với các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự

án, các chương trình mục tiêu của các Bộ, ngành, địa phương liên quan nhằm

sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Tác giả luận văn đã đưa ra một số kiến

nghị sau:

Đối với Chính phủ phải tăng cường đầy tư kết cấu hạ tầng cho vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, có chính sách hỗ trợ về kết cấu hạ tầng như đường, điện... đến các khu và cụm công nghiệp ở đị bàn nông thôn.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư quan tâm hỗ trợ cho tỉnh một số vấn đề liên

liên quan đến việc hỗ trợ phát triển DNNVV như sau:

Một là, tiến hành khảo sát lại địa bàn này đề xuất với chính phủ đưa các

huyện thuộc tỉnh Quảng Nam (trừ nội thị xã Hội An và thị xã Tam Kỳ) vào

địa bàn ưu đãi đầu tư.

Hai là, quan tâm hỗ trợ cho tỉnh nguồn vốn vay ưu đãi với điều kiện

thuận lợi nhất để tỉnh thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư cho nhân dân trong vùng dự án.

Ba là, cho phép tỉnh áp dụng cơ chế miễn tiền thuê đất đến 50 năm đối

với những dự án mà nhà đầu tư đồng ý chịu chi phí bồi thường, giải phóng

mặt bằng (thay vì tỉnh chịu kinh phí giải phóng mặt bằng và đưa giá tiền thuê

Bốn là, ban hành chi tiết danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều

kiện, trong đó qui định rõ điều kiện cụ thể của từng ngành nghề và cơ quan

nào cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện để cơ quan đăng ký kinh doanh có thể hướng dẫn cho DNNVV thực hiện các thủ tục sau đăng ký kinh doanh để đi

vào hoạt động. Cần qui định rõ điều kiện mà nhà đầu tư phải đáp ứng trước

khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với một số ngành nghề có ảnh hưởng lớn trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội.

Năm là, quan tâm xúc tiến, tạo điều kiện cho tỉnh phối hợp xúc tiến

hoặc hỗ trợ thông tin cho tỉnh xúc tiến các dự án đầu tư lớn vào địa bàn tỉnh

Quảng Nam. Trên cơ sở đó DNNVV có điều kiện liên kết, liên doanh làm vệ tinh cho các DN có quy mô đầu tư lớn để phát triển.

Sáu là, hỗ trợ phần mềm đăng ký kinh doanh; hỗ trợ việc xây dựng và duy trì mạng thông tin DN ở địa phương; hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về DN và đầu tư cho các địa phương. Quan tâm chia sẽ

thông tin bằng nhiều hình thức về tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, xu hướng phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế, thông tin pháp luật.... cho DNNVV

và cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư ở địa phương.

Bảy là, lập tổ hướng dẫn, giải đáp về những vướng mắc trong khi thực

hiện các văn bản pháp luật cho các địa phương với nhiều hình thức: qua điện

thoại, fax, thư điện tử, văn bản chính thức....; tiếp nhận và xem xét những kiến

nghị của địa phương để đề xuất sửa đổi, bổ sung các nội dung văn bản quy định pháp luật cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh trong thực tiễn.

Tám là,cho phép địa phương để lại 100% lệ phí đăng ký kinh doanh để

phục vụ công tác hậu kiểm, vận động thành lập các hiệp hội, chi phí văn

phòng phẩm, phí gởi hồ sơ, văn bản đến DN và các cơ quan liên quan trên địa

bàn cả nước.

Chín là,tăng cường hơn nữa vai trò quản lý nhà nước của các cấp chính

quan đăng ký kinh doanh nhằm kiểm soát và phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật để chấn chỉnh và kịp thời xử lý.

KẾT LUẬN

Với vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

của Tỉnh, đặc biệt là trong việc giải quyết công ăn việc làm và thu hút vốn đầu tư từ người dân, việc thúc đẩy sự phát triển các DNNVV sẽ góp phần rất quan

trọng vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh

tế, tăng trưởng kính tế, xoá đói giảm nghèo,…

Quảng Nam là một tỉnh nông nghiệp, dân số chủ yếu tập trung ở nông

thôn và làm nghề nông. Là một tỉnh có rất nhiều tiềm năng để phát triển KT-

XH, trong đó có những tiềm năng quan trọng như vị trí đại lý, có nhiều làng nghề truyền thống, có cảng biển, sân bay, Khu kinh tế mở Chu Lai, hai di sản văn hoá thế giới, có lực lượng lao động dồi dào, người dân năng động, sáng

tạo, cần cù,… Tuy nhiên, tỉnh cũng có không ít khó khăn trong việc phát triển

kinh tế nói chung và DNNVV nói riêng.

Từ khi chia tách tỉnh đến nay, tỉnh Quảng Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về KT-XH. Trong những thành công đó có sự đóng góp đáng

kể của các DNNVV, đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm,

tăng thu nhập dân cư, … DNNVV với những ưu thế và hạn chế nhất định nên khó có thể phát triển nhanh và bền vững nếu thiếu sự hỗ trợ từ chính quyền

địa phương và các tổ chức hỗ trợ khác. Do đó, để phát huy vai trò tích cực của

các DNNVV trong sự phát triển KT-XH của tỉnh thì phải có sự định hướng và hỗ trợ các DN này trong quá trình hình thành và phát triển.

Từ việc nghiên cứu lý thuyết về DNNVV, nghiên cứu kinh nghiệm hỗ

trợ DNNVV ở một số nước và địa phương; phân tích thực tế tình hình phát triển DNNVV, chính sách biện pháp hỗ trợ DNNVV của tỉnh trong 5 năm qua, đề tài đã đưa ra được một số giải pháp hỗ trợ cho các DNNVV tỉnh

DNNVV phát triển và tăng khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh

tế thế giới, vừa giúp cho các DNNVV của tỉnh khắc phục được những hạn chế

của chính bản thân DN. Những giải pháp hỗ trợ phát triển DNNVV đề cập ở đây bao gồm các giải pháp hỗ trợ về tài chính, tín dụng; các giải pháp về đất đai, mặt bằng sản xuất; các giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm, về đào tạo, tư vấn, về thành lập các hiệp hội DNNVV,…

Đánh giá đúng thực trạng và đề ra được các giải pháp hữu hiệu để phát

triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay là một

vấn đề khá phức tạp. Việc hỗ trợ phát triển DNNVV là một sự nghiệp lâu dài,

đòi hỏi sự nỗ lực của từng DN và sự giúp đỡ về nhiều mặt, kịp thời của các cơ

quan nhà nước cũng như các tổ chức hỗ trợ DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Do thời gian nghiên cứu có hạn với nội dung rộng và các số liệu thống

kê không nhất quán giữa các sở ban ngành. Nhưng tác giã đã cố gắng hoàn thành bản luận văn của mình. Tuy nhiên, luận văn cũng không thể tránh khỏi

những thiếu sót nhất định, tác giã mong nhận được các ý kiến đóng góp của

các Nhà khoa khọc, các chuyên gia, các nhà quản lý và các đồng nghiệp để

Một phần của tài liệu Luận văn các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)