Các giải pháp về đào tạo, tư vấn

Một phần của tài liệu Luận văn các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 93 - 98)

- Mở rộng hình thức cho thuê tài chính (CTTC):

3.2.4. Các giải pháp về đào tạo, tư vấn

* Đào tạo khởi nghiệp và tăng cường khả năng kinh doanh

Cho đến nay chúng ta chưa có một chiến lược đào tạo nguồn lực cho các DNNVV. Do đó việc đào tạo nguồn nhân lực của các DNNVV chủ yếu

hình thành một cách tự phát, chưa có ai quản lý và chưa có một thị trường rõ

ràng cho đào tạo nghề nghiệp. Do vậy, UBND Tỉnh cần có một chiến lược

nguồn lực chủ động cho các DNNVV trên cơ sở các cơ cấu ngành nghề hiện

có. Cụ thể:

- Chủ động chi ngân sách Nhà nước để tăng cường các hoạt động

nghiên cứu, thông tin đầy đủ, cập nhật tình hình, xu hướng phát triển của thị trường hàng hoá, dịch vụ và vốn đầu tư ở khu vực, các tập đoàn kinh tế lớn và trên thế giới.

- Tăng chi ngân sách Nhà nước và đầu tư phát triển dịch vụ đào tạo nâng cao năng lực trình độ quản trị doanh nghiệp cho các nhà doanh nghiệp và đào tạo cho người lao động.

- Cần thực hiện chính sách xã hội hoá công tác dạy nghề và Tỉnh cần

thống nhất quản lý tiêu chuẩn đào tạo, chất lượng đào tạo sẽ do người sử dụng lao động đánh giá.

- Điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo hướng giảm thầy và tăng thợ, sử dụng

có hiệu quả các nguồn kinh phí đào tạo của Nhà nước hoặc do các tổ chức

quốc tế hỗ trợ thông qua việc lồng ghép các chương trình dự án để tránh sự

trùng lắp, lãng phí.

- Nên xây dựng một chương trình đào tạo cho chủ doanh nghiệp và coi

đó là một nghề, có như vậy chúng ta mối hy vọng có một đội ngũ cán bộ lãnh

đạo chuyên nghiệp, làm ăn có hiệu quả.

* Phát triển thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh (DVPTKD)

Trong nền kinh tế thị trường, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp giữ vai trò cực kỳ quan trọng, trực tiếp khai thác và phát huy khả năng tiềm tàng tronh nhân dân để làm những công việc mà người dân làm thì hiệu quả hơn nhà nước. Nhà nước chỉ nên làm những công việc mà thị trường và xã hội không làm được hoặc làm không hiệu quả mà nhà nước có

thể làm tốt hơn. Đó chính là xã hội hoá các hoạt động liên quan đến đời sống

và công việc làm ăn của người dân.

Trên thế giới các tổ chức phi chính phủ thực hiện hiện các DVPTKD dưới nhiều tên gọi khác nhau như trung tâm, công ty,… được thành lập và hoạt động nhằm hỗ trợ các DNNVV trong nhiều lĩnh vực: tư vấn về thị trường, tư vấn đầu tư, thuế, kiểm toán và kế toán, lập kế hoạch SXKD, cung

cấp thông tin về thị trường, giá cả, văn bản pháp luật, mở các lớp đào tạo…

Thực tế, đây là những dịch vụ có vị trí và vai trò quan trọng do các thành phần kinh tế mà chủ yếu là khu vực dân doanh hình thành, bằng việc khai

thác chất xám của các chuyên gia trong các lĩnh vực để đưa ra những lời khuyên đối với các DNNVV trong các vụ việc cụ thể. Các tổ chức DVPTKD này giúp đỡ DNNVV một cách cụ thể, trực tiếp, sát với tình hình, đặcđiểm

thành một thị trường DNPTKD có tổ chức để hỗ trợ DNNVV đạt hiệu quả

thiết thực hơn.

Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động DVPTKD của các đoàn thể, tổ chức

trên ở Tỉnh hiện đang còn rời rạc, hiệu quả thấp. Do những nguyên nhân sau: - Hiện nay khách hàng chủ yếu sử dụng dịch vụ này là các DN nước ngoài đến kinh doanh và hoạt động tại Việt Nam hoặc những DN liên doanh.

Các DN trong nước vẫn còn dè dặt và xem ra còn khá xa lạ với loại hình dịch

vụ này, do đó chưa chủ động tìm đến các tổ chức cung cấp dịch vụ mặc dù những DN này đều có những khó khăn cần được tư vấn, hỗ trợ.

- Các DNNVV chưa thấy hết được tầm quan trọng và vai trò của hình thức khá mới này ở Việt Nam do đó chưa tin tưởng vào kết quả của dịch vụ này.

- Sử dụng DVPTKD có trả tiền chưa trở thành tập quán của các DN, đặc biệt là các DNNVV có tâm lý ngại chi tiền cho những việc như thế này.

Ngoài các nguyên nhân trên, sự hạn chế của DNPTKD còn do các DN

trong nước luôn có xu hướng thích chọn nhà tư vấn độc lập, đặc biệt là những người tư vấn đang làm việc ở các cơ quan nhà nước. Chẳng hạn DN cần

chuẩn bị hồ sơ quyết toán thuế, họ thuê nhân viên Cục thuế đến tư vấn sẽ có

"hiệu quả" hơn so với thuê một công ty chuyên nghiệp. Tuy nhiên loại hình tư

vấn không chính thức này lại không có lợi cho sự phát triển của thị trường tư

vấn chuyên nghiệp. Nó tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng, tạo cơ

hội cho tham ô và hạn chế sức phát triển của thị trường chính thức.

Để phát triển thị trường DVPTKD ở Quảng Nam, cần thực hiện một số bước sau:

- Thứ nhất, nguồn cung DVPTKD cần được khuyến khích cả về số lượng lẫn chất lượng thông qua các hoạt động hướng tới các nhà cung cấp như: Đưa hoạt động cung cấp DVPTKD vào danh mục được hưởng ưu đãi của Tỉnh, tạo điều kiện cho các nhà cung cấp giảm giá dịch vụ cho DNNVV;

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung cấp tăng cường năng lực và cải thiện các hoạt động marketing.

- Thứ hai, nâng cao hiểu biết cơ bản và đánh giá của các DN về DVPTKD. Để thực hiện tốt công việc này, các phương tiện thông tin đại

chúng cần có những chương trình dành cho DN, Các hiệp hội DN, câu lạc bộ

DN, các hội ngành nghề,.. là những kênh lý tưởng để phổ biến vấn đề này. DVPTKD còn được tuyên truyền phổ biến qua các khoá đào tạo chủ DN, các

buổi họp DN, tạo đàm,…

- Thứ ba, tại tỉnh Quảng Nam, các DN có nhu cầu rất thấp về các dịch

vụ tư vấn này nên phải có biện pháp kích cầu. Một là, giúp các DN hiểu đầy đủ về các dịch vụ, hai là giúp DN hiểu được tầm quan trọng của DVPTKD và lợi ích mà các dịch vụ đó có thể mạng lại cho DN.

- Thứ tư, cần có chính sách khuyến khích thành lập các tổ chức tư vấn

và hỗ trợ một phần kinh phí cho các DNNVV khi sử dụng dịch vụ này; nên thành lập Quỹ hỗ trợ chi phí tư vấn, chi trả 50% phí tư vấn cho các DNNVV

có sử dụng dịch vụ tư vấn.

* Giải pháp về nguồn nhân lực

Trình độ lao động trong các DN còn thấp, hiện có khoảng 70% lao động chưa qua đào tạo, riêng khu vực ngoài nhà nước tỷ lệ này còn cao hơn. Đây là trở ngại lớn cho việc tiếp nhận và chuyển giao kỷ thuật, công nghệ

mới, quản lý sản xuất kinh doanh. Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc.... và các cụm công nghiệp đã và đang hình thành: Không ít các ngành, các DN thiếu lao động có tay nghề cao. Cần có chính

sách khuyến khích đào tạo nghề, tạo điều kiện để người lao đông được đào tạo nhằm thực hiện tốt mục tiêi giải quyết việc làm, việc đào tạo phải gắn với

nhu cầu sử dụng, mở các trường với chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát

Trong số hơn 30% lao động có chuyên môn thì chỉ 6% lao động có trình độ cao đẳng và đại học. Chủ DN có trình độ Đại học cũng chỉ khoảng 2%. Vềcơ bản, đội ngũ này mới được hình thành những năm 90, còn thiếu kinh nghiệm nhiều mặt, từ kỹnăng quản lý đến hiểu biết về công nghệ và thịtrường. Quy mô nhỏ lại luôn khó khăn về vốn nên hầu hết các DNNVV không đủ kinh

phí đểđầu tư, nâng cao trình độchuyên môn cho người lao động.

Đây là một lực cản mà tất cả các doanh nghiệp đều gặp và cần phải quyết tâm vượt qua vì sự tồn tại của bộ phận doanh nghiệp này trong điều kiện hội nhập hiện nay.

Để có thể cung ứng cho thị trường lao động có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng, các trường Đại học, Trung tâm đầo tạo nghề

cần phải nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp nói riêng, của nền kinh tế nói chung. Chính ở đây, các doanh nghiệp sẽđóng vai trò là những nhà cung cấp

thông tin đểcác cơ sở đào tạo nắm được nhu cầu lao động mà thị trường cần. Do vậy, vì lợi ích của chính mình, các trường Đại học luôn có nhu cầu phải gắn kết với doanh nghiệp.

Về phía các DNNVV, thiếu vốn đã làm họ không thể chủ động giải quyết nguồn nhân lực cho chính mình, ngay cả với những chủ doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

Con đường chung mà các doanh nghiệp vẫn thực hiện là tìm lao động qua các Hội chợ việc làm.

Trong điều kiện đó, có cơ sởđào tạo đảm bảo cung cấp những lao động

đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp là điều lý tưởng nhất. Chính vì vậy, được hợp tác với một cơ sởđào tạo Đại học thực sự cũng

là nhu cầu thiết thực của chính doanh nghiệp. Như vậy, liên kết đào tạo gia

của cảhai phía. Do đó, mối liên kết này vừa mang tính tất yếu, vừa mang tính khả thi cao trong việc đáp ứng lao động cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)