Định hướngphát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 69)

II. Theo ngành kinh tế

5. Khách sạn nhà hàng 894 1312 1961 2111 2850 133,62 6 Các ngành khác 2433 2650 1101 1216 1275 85,

3.1.1. Định hướngphát triển kinh tế xã hộ

* Dự báo bối cảnh trong nước và quốc tế thời kỳ năm 2006 - 2010.

Nước ta xây dựng và thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 trong điều

kiện tình hình trong nước và quốc tế có nhiều chuyển biến, những khó khăn

và thuận lợi đan xem, tác động lẫn nhau đòi hỏi các Bộ, ngành, địa phương và cơ sở phải tận dụng thời cơ, nắm bắt những thuật lợi, đồng thời dự báo trước

các khó khăn, các mặt không thuận để kịp thời có giải pháp phù hợp hạn chế

những tác động bất lợi đến phát triển kinh tế.

- Về bối cảnh quốc tế: dự báo xu hướng chung là kinh tế thế giới có thể

sẽ tiếp tục phục hồi và phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu và các

đối tác chính của nước ta trong 5 năm tới sẽ khá hơn so với trước. Thị trường

quốc tế có thể sẽ sôi động hơn, các luồng vốn đầu tư ODA, FDI dần phục hồi.

Tuy nhiên, tình hình chính trị thế giới và khu vực trong 5 năm 2006 - 2010 vẫn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp, khó lường, những khó khăn lớn có thể

vẫn còn kéo dài. Cuộc khủng hoảng năng lượng dẫn đến khủng hoảng kinh tế

toàn cầu có thể xảy ra. Cạnh tranh gay gắt và phân hoá, ảnh hưởng của các nước lớn sẽ tác động mạnh đến kinh tế nước ta.

- Về bối cảnh trong nước:

Sau 20 năm đổi mới, hệ thống thể chế về kinh tế thị trường được hình thành một bước, nhiều cơ chế chính sách mới ban hành đã có tác động tích

nước là nền tảng vững chắc tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển; quy mô

và tiềm lực kinh tế của đất nước đã được mở rộng và tăng cường hơn.

Việc cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia hoàn toàn vào AFTA và WTO có thể mở ra các cơ hội phát triển mới đồng thời đòi hỏi sự nỗ lực kiên trì đổi mới, kiên trì phát triển theo hướng bền vững.

Quy mô và tiềm lực kinh tế của tỉnh từng bước đã được mở rộng và tăng cường; phương thức SXKD và quản lý trong nền kinh tế thị trường bước đầu đã được xác lập. Quảng Nam là một trong năm tỉnh nằm trong vùng kinh tế

trọng điểm Miền Trung được thực hiện một số cơ chế chính sách đầu tư đặc

thù theo Nghị quyết NQ-39/BCT của Bộ Chính trị và quy hoạch của Chinh

phủ. BCH đảng bộ tỉnh cũng đã có nghị quyết về xây dựng Quảng Nam thành một tỉnh có nền công nghiệp phát triển vào năm 2015.

Hạ tầng kinh tế - xã hội đã có sự cải thiện đáng kể, định hướng chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các vùng kinh tế đã được xác lập và thực hiện

có hiệu quả, bước đầu tạo tiền đề phát triển trong những năm tiếp theo.

Các cơ chế chính sách thông thoáng đang được triển khai thực hiện sẽ là

tác nhân thúc đẩy trong việc huy động các nguồn lực vào đầu tư phát triển, đặc biệt là thu hút vốn từ khu vực dân cư, vốn trong nước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng khả năng liên doanh liên kết,…

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nêu trên, nền kinh tế nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn gay gắt:

- Chất lượng phát triển, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp xa so với các nước trong khu vực và quốc tế trong khi hội nhập kinh tế đã bước sang giai đoạn mới, quyết liệt và gay gắt hơn; nhiều yếu tố của kinh

tế thị trường chưa được thiết lập đồng bộ đang gây cản trở cho các hoạt động

sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển; tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí nặng nề chưa được khắc phục; nhiều mặt về lĩnh vực xã hội còn rất

- Khá năng đáp ứng về cơ sở hạ tầng nói chung, đặc biệt đối với khu vực

trung du miền núi còn gặp nhiều khó khăn.

- Trình độ chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, đội ngũ công nhân kỹ

thuật, thợ lành nghề còn thiếu, tỉ lệ lao động chưa có việc làm còn cao nhất là

trong độ tuổi thanh niên.

- Nhu cầu vốn đầu tư tăng rất cao mới có thể tạo ra những bước chuyển động lớn về kết cấu hạ tầng, về tăng trưởng công nghiệp dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và đầu tư miền núi.

- Công tác quản lý Nhà nước tuy đã có những bước cải thiện nhưng trên

một số lĩnh vực còn hạn chế, đặc biệt sự phối hợp giữa các ngành, các địa phương còn thiếu đồng bộ đã gây trở ngại cho các hoạt động SXKD của các DN và các nhà đầu tư.

Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ tới là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tác động sâu sắc theo nhiều chiều tới quá trình điều chỉnh cơ cấu, cải cách

kinh tế và cải cách hành chính, tới tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của nước ta. Trên cơ sở đánh giá, phân tích, dự báo bối cảnh

quốc tế, trong nước nói chung, các cấp, các ngành, các địa phương cần phân tích, đánh giá những tác động thuận lợi và khó khăn đối với ngành, lĩnh vực,

địa phương mình, xác định những lợi thế nhằm phát huy và lường hết những khó khăn để chủ động khắc phục có hiệu quả.

* Định hướng phát triển KT-XH của tỉnh:

- Mục tiêu:

Năm 2007 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh

lần thứ 19 về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010. Ngoài việc

tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của các năm trước, phải phấn đấu thực hiện

các mục tiêu của 5 năm 2006 - 2010, cụ thể là:

Một là, tiếp tục phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền

rộng của quá trình hội nhập. Huy động tốt các nguồn lực để tiếp tục đầu tư

phát triển kết cấu hạ tầng, tạo bước chuyển biến rỏ rệt về chất lượng, hiệu quả

và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm

chi phí sản xuất để nâng cao chất lượng tăng trưởng và đẩy mạnh xuất khẩu.

Hai là, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tập trung hơn

nữa về xã hội hoá giáo dục và y tế; tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa

học, công nghệ trong hoạt động kinh tế; giữ vững an ninh chính trị; giải quyết

tốt các vấn đề xã hội, giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động; cải thiện

mức sống của dân cư, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

Ba là, thực hiện tốt chương trình phát triển bền vững trên cả 3 lĩnh vực,

phát triển kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường.

Thực hiện kế hoạch 2006 - 2010, ngành công nghiệp - dịch vụ của tỉnh

có thuận lợi cơ bản, đó là: Các nghị quyết của đảng, cơ chế Khu kinh tế mở

Chu Lai sẽ tiếp tục phát huy tích cực trong thời gian tới, thu hút ngày càng tôt

hơn các nguồn nội lực, ngoại lực để chủ động hướng vào các mục tiêu đầu tư.

Công tác qui hoạch định hướngphát triển của từng vùng- đồng bằng ven biển,

trung du miền núi và các ngành chủ yếu đã cơ bản hoàn thành. Việc cam kết

hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào AFTA và WTO có thể mở ra các cơ

hội phá triển mới; Quảng Nam có vị trí đặc biệt: Khu kinh tế mở Chu Lai,

Cảng hàng không, cảng hàng hải, bờ biển dài, sạch đẹp, cửa khẩu quốc gia, đường bộ, di sản văn hoá thế giới, thuỷ điện bặc thang hệ thống sông vu gia - Thu Bồn ..., Nhiều dự án đầu tư công nghiệp, du lịch và dịch vụ hoàn thành sẽ phát huy năng lực sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tới; Sự tham gia của

mọi thành phần kinh tế trong sản xuất công nghiệp, du lịch và dịch vụ sẽ đa

dạng hơn cả về qui mô sản xuất, trình độ công nghệ, chủng loại và chất lượng

- Đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao và bền

vững nhằm xây dựng tỉnh Quảng Nam trở thành Tỉnh có kinh tế phát triển và mở cửa trong khu vực.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với thế mạnh của Tỉnh và phương hướng phát triển chung của cả khu vực miền Trung và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Phát triển mạnh kinh tế vùng ven biển, các thị xã Tam Kỳ, Hội An và các thị trấn, các khu công nghiệp, cảng biển, đồng thời chú trọng và quan tâm phát triển nâng cao mức sống, trình độ dân trí, tăng cường đầu tư công cộng

cho vùng miền núi khó khăn, vùng dân cư bãi ngang ven biển và các khu vực

có nhiều đối tượng chính sách xã hội.

* Một số chỉ tiêu chủ yếu [30]

- Phấn đấu mức tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Tỉnh đạt bình

14% năm

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 28%. - Giá trị các ngành dịch vụ tăng 18%.

- Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 5%.

- GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) đến năm 2010 đạt khoảng

670 - 698 USD/người và đến năm 2015 đạt khoảng 1.395 - 1.500 USD/người.

- Phấn đấu giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng bình quân hàng

năm 27%, đạt khoảng khoảng 350 triệu USD vào năm 2010.

- Trong 5 năm 2006-2010 phấn đấu giải quyết việc làm mới cho khoảng 180.000 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 35%, qua đào tạo chung

là 45 - 50%, đến năm 2010 nâng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp lên 45% trong tổng số lao động.

- Giảm tỷ lệ hộ đói, nghèo xuống còn 2,5 - 4% vào năm 2015; phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành chương trình xoá nhà tạm trên phạm vi toàn Tỉnh; đến năm 2010 đạt 90% hộ dân được cấp nước sạch, trên 95% số hộ được

dùng điện; đến năm 2015 đạt 95% số hộ được dùng nước sạch, 100% hộ được

sử dụng điện.

- Về phổ cập giáo dục: đến năm 2007 hoàn thành phổ cập trung học cơ

sở, đến năm 2012 hoàn thành phổ cập trung học phổ thông.

- Phấn đấu đến năm 2010 giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống 15 - 20% và còn 5 - 10% vào năm 2015.

Một phần của tài liệu Luận văn các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)