Tạo lập môi trường pháp lý cho doanhnghi ệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Luận văn các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 55)

II. Theo ngành kinh tế

5. Khách sạn nhà hàng 894 1312 1961 2111 2850 133,62 6 Các ngành khác 2433 2650 1101 1216 1275 85,

2.2.1. Tạo lập môi trường pháp lý cho doanhnghi ệp nhỏ và vừa

Uỷ ban nhân dân tỉnh đẩy mạnh công tác cải cách hành chính theo

hướng nhanh gọn, công khai, minh bạch, dễ thực hiện nhằm giảm bớt chi phí,

tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Các cơ quan, ban, ngành và địa phương đã niêm yết công khai các thủ tục, hướng dẫn cụ thể các bước thực hiện, rút ngắn và qui định rõ thời gian thực hiện các thủ tục liên quan đến đầu tư. Chẳng

hạn, Sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho

DN trong thời gian không quá 3 ngày lam việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ

hợp lệ... Ngoài ra, UBND tỉnh, cục thuế tỉnh, Cục Hải Quan tỉnh còn tổ chức

các cuộc đối thoại trực tiếp với các DNNVV để giải quyết những khó khăn, vướng mắc. tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

của DNNVV.

UBND tỉnh thường xuyên chủ trì chỉ đạo các sở, ban ngành, địa phương phối hợp với nhau tạo nên một hệ thống tổ chức thực hiện chức năng

quản lý xúc tiến trợ giúp phát triển DNNVV. Tuy nhiên, hệ thống này vẫn chưa phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm chưa cụ thể, chưa có tính chuyên sâu đối

với việc hỗ trợ phát triển DNNVV. Sở Kế hoạch và Đầu tư thường xuyên chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan xây dựng các chương trình, các cơ chế hỗ trợ phát triển DN, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc đối với các

dự án đầu tư; tuy nhiên, trên thực tế, việc hỗ trợ DN theo từng ngành quản lý

vẫn là phổ biến. Để tác động một cách đồng bộ, hiệu quả đòi hỏi phải tăng cường hệ thống tổ chức thực hiện xúc tiến phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh trong thời gian đến. Chẳng hạn, có thể thành lập một Ban hoặc một tổ

công tác về phát triển DNNVV thuộc UBND tỉnh trong đó, sở kế hoạch đầu tư là thường trực, các sở, Ban ngành liên quan là thành viên sẽ tăng tính phối

hợp, tính liên thông, tính chuyên trách trong việc hỗ trợ và phát triển DN trên

địa bàn tỉnh.

Cơ quan đăng ký kinh doanh còn làm giúp cho các DN trong việc đăng

ký mã số thuế, khắc dấu... tạo điều kiện để DN sớm đi vào hoạt động sản

xuất kinh doanh.

2.2.2. Các hoạt động tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

* Chương trình DNNVV Việt - Đức

Hoạt động của chương trình được triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng

Nam kể từ đầu tháng 10/2005. Tuy mới bắt đầu nhưng chương trình đã có những tác động tích cực đối với tư duy phát triển của một số DNNVV tại địa phương cũng như hỗ trợ kỹ thuật đối với cán bộ làm công tác phát triển DNVVN. Chương trình đã triển khai hoạt động tập huấn tại thị xã Tam Kỳ và huyện Đại Lộc, trong đó thành phần tham gia là đại diện các DN, hộ kinh

doanh cá thể, các trung tâm dạy nghề, các HTX, cán bộ thuộc các phòng, Ban của địa phương. Chương trình đã tổ chức hộ thảo xây dựng giải pháp chiến lược cho các đối tác (nhóm DN, nhóm đơn vị hỗ trợ, nhóm cơ quan quản lý nhà nước): tổ chức hội thảo diễn đàn phát triển kinh tế địa phương, hội thảo

chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, xây dựng các đề tài liên quan đến hỗ trợ và phát tiển DN, tư vấn về thành lập và hoạt động của hiệp hội ngành nghề may, tre,

lá Quảng Nam...

Thực hiện kế hoạch năm 2006 của Chương trình Việt-Đức về phát triển DNNVV, Văn phòng Chương trình và Ban Điều Phối Địa phương tỉnh Quảng Nam đã tổ chức Lớp hướng dẫn xây dựng Trung Tâm Xúc tiến Đầu tư và hỗ

trợ DN cho 02 tỉnh Hưng Yên và Quảng Nam do chuyên gia của Tổ chức hỗ

trợ kỹ thuật Đức hướng dẫn. Lớp hướng dẫn được tiến hành trong thời gian từ

16/10/2006-20/10/2006, tại Agribank Resort-Hội An với sự tham dự của lãnh

đạo các cơ quan chức năng của hai tỉnh Hưng Yên và Quảng Nam. Lớp hướng dẫn còn có sự tham dự của đại diện tỉnh An Giang, Đắc Lắc.

Thực hiện kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển kinh

tế địa phương, Văn Phòng Chương trình Việt - Đức phát triển doanh nghiệp

nhỏ và vừa kết hợp với Ban Điều phối địa phương tỉnh và Uỷ Ban Nhân Dân

huyện Đại Lộc tổ chức Hội thảo bối cảnh WTO và doanh nghiệp địa phương

cho lãnh đạo các huyện, các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp các

huyện Đại Lộc, Điện Bàn, Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang, do chuyên

gia của Văn Phòng Tổ chức hỗ trợ kỹ thuật của Cộng Hoà Liên Bang Đức

(GTZ) hướng dẫn, số lượng học viên tham gia 120 người.

Hội thảo đã diển ra sôi nổi giữa học viên và chuyên gia. Chuyên gia trang bị cho học viên phương pháp nhìn nhận đánh giá hoạt động của doanh

nghiệp từ phía bên ngoài vào từ đó doanh nghiệp nhận biết được sức cạnh

tranh khi Việt Nam gia nhập WTO. Đây là hoạt động có hiệu quả cần được tổ

chức rộng ra trên địa bàn tỉnh nhằm trang bị những kiến thức cơ bản cho

doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước về những thách thức và cơ hội

khi Việt Nam gia nhập WTO.

* Chương trình hỗ trợ DNVVN do trung tâm tư vấn hỗ trợ HTX - DNVVN thuộc liên minh HTX tỉnh Quảng Nam thực hiện

Trong 5 năm qua (2001- 2005), trung tâm đã tư vấn cho 1484 lược DN,

HTX trên các lĩnh vực: chuyển giao công nghệ. ứng dụng các tiến bộ khoa

học vào sản xuất; cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm, tiếp cận thông tin giá cả

thị trường; hướng dẫ lập các dự án đầu tư, thành lập mới HTX, DN; hướng

dẫn phương án chuyển đổi kinh doanh của HTX và DNNVV.

Trung tâm đã tổ chức khoá đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh

doanh, khởi sự DN, lập kế hoạch kinh doanh, kỹ năng sản xuất kinh doanh

qui mô nhỏ, định hướng kinh doanh cho các DNNVV, HTX, hộ kinh doanh

cá thể... với hơn 1000 người tham gia. Bên cạnh đó, trung tâm hướng dẫn cho

quan học tập về lĩnh vực công nghiệp, thương mại, chuyển giao thiết bị sản

xuất mới… cho các chủ nhiệm HTX, chủ DN tư nhân.

Một phần của tài liệu Luận văn các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)