Các giải pháp về đất đai, mặt bằng sản xuấtkinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 86)

- Mở rộng hình thức cho thuê tài chính (CTTC):

3.2.2. Các giải pháp về đất đai, mặt bằng sản xuấtkinh doanh

Trong giai đoạn hiện nay, hầu hết các DNNVV thiếu mặt bằng SXKD.

Nhiều DN phải sử dụng chính nhà ở của chủ DN để làm trụ sở giao dịch, kinh

doanh. Việc sử dụng nhà ở làm trụ sở giao dịch, SXKD thường gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động của DN do diện tích chật hẹp, điều kiện và phương

tiện làm việc không thuận lợi. Vì vậy, UBND tỉnh cần phải hỗ trợ, tạo điều

- Ưu tiên đầu tư về cơ sở hạ tầng, nhất là ngoài và trong các khu công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, từ nhiều nguồn vốn: Ngân sách nhà nước, vốn ODA, vay thương mại, phát hành trái phiếu trong và ngoài nước.

- Có chính sách quy định về hoạt động của các khu công nghiệp dành riêng cho DNNVV. Cho phép khu vực DNNVV tư nhân được hưởng quyền

lợi về sử dụng đất đai như đối với DNNN, tạo điều kiện cho DNNVV mở

rộng quan hệ liên kết, liên doanh và được phép sử dụng mặt bằng kinh doanh

của các DNNN khi những DNNN không có nhu cầu sử dụng.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh có khả năng mua

quyền sử dụng đất hợp pháp và được quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất

nếu xét thấy việc đó đúng với quy hoạch phát triển KTXH trong vùng; xoá bỏ

các thủ tục hành chính phiền hà trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất cho chủ sở hữu.

- Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở

hữu nhà theo Nghị định 60/NĐ-CP nhằm tạo điều kiện khai thông các quan hệ

giao dịch trên thị trường bất động sản, thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn.

- Hỗ trợ các DNNVV có cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm di dời

ra khỏi đô thị, khu dân cư thông qua việc cho phép chuyển quyền sử dụng đất

từ đất sản xuất sang đất ở và đất thương mại nhằm mục đích bán và trang trải

chi phí di chuyển.

- Thống kê và thu hồi đất đang hoang hoá, sử dụng không đúng mục đích để tạo quỹ đất cho các doanh nghiệp thuê.

- Tiếp tục phát triển các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các cụm

tiểu thủ công nghiệp, làng nghệ tại TP Tam Kỳ, TX Hội An, Huyện Điện Bàn, Duy Xuyên,… nhằm hỗ trợ mặt bằng cho các DNNVV.

Nhằm khuyến khích các DN đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng, khu công

nghiệp vào thuê đất trong khu công nhiệp, Tỉnh cần áp dụng một số giải pháp

cụ thể sau:

+ Áp dụng mức giá cho thuê đất thấp nhất trong khung giá do Chính

phủ và Tỉnh quy định.

+ Đối với những DN đã thuê đất trong các KCN cần đẩy nhanh tiến độ

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho DN; UBND Tỉnh bảo đảm đầu tư

xây dựng các cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào và hỗ trợ cho các DN trong các

KCN tập trung tiền đền bù giải phóng và xây dựng cơ sở hạ tầng trong hàng rào bằng vốn ngân sách.

+ Ưu tiên cho các DN đầu tư vào KCN vay vốn tín dụng đầu tư đãi; nghiên cứu áp dụng một số chính sách miễn giảm thuế đầu tư kinh doanh trên đại bàn.

+ Phát triển thị trường bất động sản, hỗ trợ các DNNVV giải quyết mặt

bằng kinh doanh, tiếp tục thành lập các trung tâm giao dịch bất động sản

nhằm phát triển thị trường bất động sản. Từng bước hình thành thị trường đất đai và bất động sản, hình thành thị trưòng vốn, đồng thời tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động của trung tâm địa ốc, các trung tâm môi

giới dịch vụ cho vay, giao dịch thanh toán theo hướng chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)