Khuyến khích xuất khẩu bằng các chính sách phù hợp

Một phần của tài liệu Luận văn các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 88)

- Mở rộng hình thức cho thuê tài chính (CTTC):

3.2.3.1.Khuyến khích xuất khẩu bằng các chính sách phù hợp

Tối đa hoá ảnh hưởng tích cực của việc gia nhập WTO bao gồm việc đánh giá những ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu nhất, lựa chọn nhóm hàng

ưu tiên, triển khai thực hiện hỗ trợ để nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn 2006 - 2010, gồm 02 nội dung chính sau:

Nội dung 1: Đánh giá các ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu và lựa

chọn 04 nhóm hàng có khả năng cạnh tranh nhất, bao gồm:

- Lực chọn nhóm hàng có sức cạnh tranh nhất trong nhóm ngành hàng

đã lựa chọn khi Việt Nam là thành viên WTO;

- Tiến hành quảng bá, tuyên truyền về các DNNVV đối với các nhóm hàng đã được lựa chọn;

- Nâng cao kiến thức về tiêu chuẩn quốc tế trong các doanh nghiệp nhỏ

và vừa sản xuất, kinh doanh nhóm hàng đã lựa chọn.

Nội dụng 2: Thực hiện các hoạt động hỗ trợ 04 nhóm hàng đã được lựa

chọn, gồm:

- Cung cấp dịch vụ dự báo công nghệ, đào tạo và tư vấn cho các

DNNVV, hỗ trợ nâng cao năng lực kỹ thuật, tăng năng suất, chất lượng sản

phẩm, dịch vụ và khả năng cạnh tranh.

- Nâng cao năng lực cho các chuyên gia tư vấn, các tổ chức cung cấp

dịch vụ đào tạo, dịch vụ phát triển kinh doanh…;

- Hỗ trợ phát triển liên kết ngành, doanh nghiệp;

Để chính sách thương mại, xuất nhập khẩu của Nhà nước phát huy được khả năng thế mạnh của các DNNVV, hướng nó vào góp phần thực hiện

mục tiêu chung của hệ thống, phát huy khả năng và tạo điều kiện thuận lợi

cho DNNVV phát triển mạnh mẽ, ổn định đúng hướng. Cận tập trung vào một

số giải pháp chủ yếu sau:

- Một là, cần thực hiện rộng rãi các chính sách để DNNVV tiếp cận thị trường, tham gia các hội chợ, triển lãm ở nước ngoài, thuê gian hàng triển

lãm. Riêng đối với DNNVV, lại càng cần khuyến khích sản xuất hàng xuất

khẩu, dù khối lượng và số ngoại tệ thu về ban đầu có thể chưa nhiều. Thời

gian gần đây, một số hàng thủ công mỹ nghệ đã tìm được thị trường, tăng kim

ngạch xuất khẩu khá nhanh, cần tạo thêm điều kiện thuận lợi để có thể xuất

khẩu thêm nhiều sản phẩm loại này, khai thác tốt tiềm năng của ngành, nghề

- Hai là,đối với các DNNVV, việc hội nhập với kinh tế thế giới vừa là

cơ hội, vừa là thách thức không nhỏ, nhưng nhiều DNNVV chưa sãn sàng.

Đây là trách nhiệm của cả hai phía: các cơ quan chức năng cần giúp DNNVV

nắm được thông tin, nâng cao hiểu biết về luật lệ thương mại quốc tế, khai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thác thị trường phù hợp; các DN cần có chương trình đổi mới công nghệ,

giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng hàng hoá, trong đó chú trọng áp dụng

hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000. Điều quan trọng là mỗi DNNVV

tự đánh giá, nâng cao sức cạnh tranh bằng sự vươn lên của chính mình, tránh một chiều trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nước.

- Ba là, có chính sách cụ thể khuyến khích và tạo điều kiện cho các

DNNVV tham gia tích cực có hiệu quả vào việc đẩy nhanh hoạt động xuất

khẩu, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục xuất nhập cảnh cho các chủ DNNVV,

cho phép các DNNVV sản xuất hàng xuất khẩu được hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng và thuế quan như doanh nghiệp nhà nước.

- Bốn là, cần có các chính sách rõ ràng về bảo vệ bản quyền và nhãn hiệu thương mại của các DNNVV. Chống hàng giả, buôn lậu và các hành vi gian lận thương mại. Đơn giản hoá các thủ tục đăng ký và công nhận bản

quyền hoặc nhãn mác hàng hoá, giảm thời gian chờ đợi và chi phí không cần

thiết cho DN, thông tin rõ ràng cho DN về quy trình đăng ký quyền và sở hữu

công nghiệp.

- Năm là, có chính sách hợp lý trong việc bảo hộ có thời hạn các sản

phẩm do DNNVV trong nước sản xuất góp phần tích cực vào việc chiếm lĩnh

thị trường trong nước, thay thế nhập khẩu.

- Sáu là, cải tổ việc tiếp cận thị trường thế giới bằng việc hạ thấp hàng rào thuế quan so với các nước tương ướng trong khu vực và đơn giản hoá các

- Bảy là, tạo lập khung pháp lý rõ ràng và ổn định cho việc thương hiệu

các hoạt động thương mại trên thị trường. Triển khai nghiêm túc luật thương

mại, đảm bảo cho các DN, các thành phần kinh tế được hoạt động trên một sân chơi bình đẳng.

- Tám là, có chính sách ưu đãi hợp lý đối với các DN nhập khẩu máy

móc, thiết bị phục vụ SXKD. Cần có chế độ thuế riêng cho các loại DN nhập

khẩu để sản xuất và nhập khẩu mạng tính thương mại.

Việc giải quyết vấn đề về thương mại trong phát triển DNNVV ở Tỉnh

Quảng Nam cần gắn bó chặt chẽ với sản xuất định hướng, thúc đẩy sản xuất

phù hợp với nhu cầu thị trường. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương

mại trong và ngoài nước. Phối hợp chặt chẽ trên cơ sở phân công hợp lý giữa

xúc tiến thương mại của Trung ương với xúc tiến thương mại của Tỉnh. Tập

trung hỗ trợ xây dựng một số thương hiệu nổi tiếng của Tỉnh Quảng Nam

(Lụa tơ tằm Duy Xuyên, Mộc Kim Bồng, …) và đăng ký thương hiệu ở trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh xây dựng và thực hiện các dự án phát triển mạng lưới trung tâm thương mại, phát triển hệ thống siêu thị và khuyến khích

DNNVV tổ chức mạng lưới phân phối hàng rộng khắp trong địa bàn Tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khuyến khích các DNNVV thành lập các hiệp hội tiêu dùng, hiệp hội tiêu thụ

sản phẩm. Hỗ trợ DNNVV quảng cáo, xây dựng thương hiệu, ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện và môi trường tốt để các DN các hãng lớn ở trong nước và ngoài nước mở văn phòng đại diện, chi nhánh ở TP Tam

Kỳ để tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận, tăng cường hợp tác với các

tỉnh thành trong cả nước thúc đẩy hợp tác giữa các DN, tạo điều kiện cho DN

mở rộng thị trường phát triển kinh doanh.

Khuyến khích phát triển các DN ở các ngành mũi nhọn có lợi thế của

tỉnh như: Du lịch, công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, công nghiệp giày gia, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp thực phẩm.... phân bổ các

Hình thành quỹ đầu tư phát triển của tỉnh. Các DN cần có chiến lược đầu tư đúng đắn, phù hợp với khả năng tài chính và quản lý của mình, nhưng

phải chú trọng đầu tư thiết bị, công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực cạnh

tranh của sản phẩm trong nước và xuất khẩu.

Hình thành một số trung tâm thương mại, thương mại du lịch ở các

vùng kinh tế trọng điểm, cửa khẩu. Tăng cường liên doanh, liên kết tham gia

triển lãm trong nước và quốc tế nhằm quản bá và giới thiệu sản phẩm, mở

rộng thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu.

Các DN kinh doanh du lịch cần tích cực khai thác khách du lịch quốc

tế, mở rộng liên kết với các đơn vị lữ hành. Tăng cương khai thác khách nội địa, phát triển quan hệ về du lịch giữa Quảng Nam với các tỉnh, thanh phố với

các hình thức liên kết thích hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 88)