Giải pháp cơ chế, chính sách và vốn

Một phần của tài liệu Luận văn các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 80 - 84)

II. Theo ngành kinh tế

3.2.1.1.Giải pháp cơ chế, chính sách và vốn

5. Khách sạn nhà hàng 894 1312 1961 2111 2850 133,62 6 Các ngành khác 2433 2650 1101 1216 1275 85,

3.2.1.1.Giải pháp cơ chế, chính sách và vốn

Nhà nước với vai trò điều hành nền kinh tế vĩ mô cần nâng cao năng

lực tổ chức, quản lý, hoàn thiện hệ thống pháp luật, ra quyết định chính sách,

kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, tạo ra môi trường pháp lý chặt chẽ và thông thoáng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả làm cho moi trường đầu tư và kinh doanh có nhiều thuận lợi, tạo cho các DN phát triển bền vững

và có sức cạnh tranh lớn.

Công khai qui trình của các ngành, địa phương liên quan đến đầu tư và

phát triển DNNVV. Tập trung giải quyết các vấn đề tiếp cận với các cơ quan

thuế, hải quan theo hướng tiết kiệm thời gian nhất, minh bạch nhất. Tổ chức

bắt kịp thời những vướng mắt và các rào cản về mặt chính sách, cơ chế nhằm

giải quyết có hiệu quả, tạo môi trương thuận lợi cho các DNNVV hoạt động.

DNNVV phát triển kéo theo lao động tập trung, từng bước hình thành

đô thị hoá,.... Song còn phát sinh những điều phát cập như môi trường, các

vấn đề tệ nạn xã hội. Do đó cần có những chính sách đồng bộ để hạn chế đến

mức thấp nhất những mặt trái của nó.

Hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại Khu kinh tế mở Chu Lai: đề nghi Trung ương xây dựng khung pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng

thời cho phép thí điểm cơ chế tài chính đặc biệt (có khung pháp lý áp dụng

miễn thuế một thời gian nhất định đối với nhà đầu tư tài chính trong Trung

Tâm). Xây dựng hạ tầng thông tin hiện đại và sân bay trung chuyển quốc tế

về hàng hoá và hành khách. Phát triển các loại hình dịch vụ: Bảo hiểm quốc

tế, khu vui chơi giải trí, các nhà hàng, khách sạn cao cấp, bệnh viện, trường học, đường giao thông... đạt tiêu chuẩn quốc tế để thu hút các tập đoàn tài chính quốc tế. Có cơ chế, chính sách thu hút nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực

phục vụ cho Trung tâm tài chính.

Có thể nói thiếu vốn là một trong những hạn chế lớn nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và phát triên DNNVV nói riêng. Giải pháp giải quyết khó khăn về vốn phải là giải pháp mang tính tổng

hợp của nhiều giải pháp như: Chính sách huy động, tận dụng vốn trong nước,

chính sách khuyến khích đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong nước, đặc biệt

là giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn vay ưu đãi. Hoàn thiện cơ chế huy động vốn cho đầu tư phát triển, tạo thị trường

vốn lành mạnh, hấp dẫn, đảm bảo vốn cho doanh nghiệp vay hoạt động. Đồng

thời giám sát việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, nhằm khắc phục tình trạng thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản như lãng phí, tham ô, tham nhũng (chủ yếu khu vực DN nhà nước và nguồn vốn đầu tư, vốn tín dụng ưu đãi từ nhà nước).

Đây là khâu khó khăn nhất cho DN nói chung cũng như DNNVV nói

riêng. Thiếu vốn gây nên những ách tắc trong sản xuất, lưu thông hàng hoá.

Nhu cầu về vốn đòi hỏi các DNNVV tự huy động, tìm kiếm. Tuy nhiên nhà

nước cũng cần có những biện pháp hỗ trợ các DNNVV dễ dàng hơn trong

việc tiếp cận các nguồn vốn, thoả mãn nhu cầu vốn cho SXKD. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tạo cơ sở bình đẳng giữa các loại hình DN, giữa DNNN và DNTN, tạo môi trường tài chính thuận lợi cho các DNNVV. Đây được coi là chính sách trọng tâm cần giải quyết. Cần xúc tiến đổi mới một số chính sách và giải pháp

về tài chính để hỗ trợ phát triển DNNVV ở tỉnh Quảng Nam. Cụ thể là:

- Hình thành trung tâm thông tin tín dụng tư nhân ra đời, đáp ứng nhu

cầu vay vốn của các DNNVV.

- Đổi mới nội dung và phương thức đầu tư tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn. Cần coi trọng việc chi ngân sách Nhà nước để hỗ trợ

cải thiện điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp nói chung và các DNNVV nói riêng. Cần phải tự do hoá và bình đẳng hơn nữa việc cho phép các nhà kinh

doanh tư nhân tự phát triển các dự án, công trình giao thông công chính,…

- Tạo vốn qua việc mở rộng tín dụng ngân hàng: Một yếu tố quan

trọng cho sự phát triển các DNNVV là khả năng tiếp cận các khoản vay, trong đó hệ thống ngân hàng là một kênh tài chính quan trọng. Tuy nhiên trên thực

tế hiện nay, các DNNVV gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp

cận nguồn vốn này. Những hạn chế xuất phát từ cả 2 phía:

+ Về phía ngân hàng: Các điều kiện về năng lực tài chính, tài sản đảm

bảo nợ vay rất chặt chẽ; các thủ tục cấp tín dụng liên quan đến nhiều ngành

chưa được xử lý đồng bộ và kịp thời; công tác tư vấn lập phương án kinh

doanh còn nhiều hạn chế,…

+ Về phía DNNVV: Năng lực tài chính thấp, thiếu phương án SXKD

có hiệu quả; không đáp ứng đủ các điều kiện về tín dụng; khả năng quản trị, điều hành kinh doanh thấp, không coi trọng công tác kế toán, lập báo cáo kế toán thường là để đối phó,…

Do vậy, để mở rộng tín dụng, các ngân hàng thương mại cần chủ động

tìm kiếm dự án khả thi, nâng cao năng lực thẩm định dự án để mở rộng cho

vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, cho vay tín chấp,… Tăng cường công tác cung cấp thông tin đến các DNNVV và đưa ra nhiều dịch vụ

phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau; Tăng cường đội ngũ cán bộ tín dụng có đủ khả năng tư vấn cho các DNNVV lập phương án vay vốn, thẩm định

hiệu quả đầu tư các dự án để quyết định cho vay.

- Đẩy mạnh việc thành lập và vận hành quỹ bảo lãnh tín dụng giúp các

DNNVV có thể vay vốn khi gặp khó khăn về tài sản thế chấp.

Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các dự án kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, để quỹ này hoạt động

tốt cần có quy định rõ ràng về trách nhiệm của quỹ với cơ quan cấp tín dụng

và DNNVV cũng như làm rõ cơ chế quản lý điều hành quỹ để tránh tình trạng

làm nảy sinh một khâu trung gian giữa DNNVV và ngân hàng trong quá trình thực hiện các giao dịch kinh doanh.

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh và các tổ chức tín dụng: triển khai

Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001, Quyết định số 115/2004/QĐ-TTg ngày 25/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hành quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho

các DNNVV và Chỉ thị số 40/2005/CT-TTg ngày 16/12/2005 của Thủ tướng

Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác trợ giúp phát triển DNNVV, Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh và các Tổ chức tín dụng trên địa bàn cần

thực hiện một số nội dung sau:

- Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh: phối hợp với các ban, ngành tại địa phương, tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập Quỹ bảo

lãnh tín dụng.

- Các tổ chức tín dụng: căn cứ vào tình hình thực tế của vốn điều lệ, quỹ

dự trữ của mình và nhu cầu thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng của từng địa phương, để quyết định việc tham gia góp vốn vào Quỹ bảo lãnh tín dụng do

Uỷ ban nhân dân tỉnh. Cử đại diện tham gia Ban trù bị thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố. Tham gia Hội đồng quản lý Quỹ bảo lãnh tín dụng để đại diện cho phần vốn góp của tổ chức

tín dụng, theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Phối hợp với Quỹ bảo lãnh tín dụng xây dựng quy trình, thủ tục bảo

lãnh. Phối hợp với Quỹ bảo lãnh tín dụng kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng

vốn vay và hoàn trả nợ của khách hàng, đảm bảo an toàn vốn.

Một phần của tài liệu Luận văn các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 80 - 84)