Hỗ trợ về đào tạo nguồn lực

Một phần của tài liệu Luận văn các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 60 - 63)

II. Theo ngành kinh tế

2.2.5.Hỗ trợ về đào tạo nguồn lực

5. Khách sạn nhà hàng 894 1312 1961 2111 2850 133,62 6 Các ngành khác 2433 2650 1101 1216 1275 85,

2.2.5.Hỗ trợ về đào tạo nguồn lực

Chương trình khuyến công đã thực hiện môt số dự án đào tạo nghề. Các

ngành nghề được tổ chức đào tạo rất phong phú đa dạng và phù hợp với điều

kiện kinh tế xã hội của từng huyện, thị xã như mây tre đan, nghề làm lồng đèn, nghề gốm đỏ truyền thống, nghề mộc điêu khắc, đúc đồng, dệt thổ cẩm,

may công nghiệp, làm hương, dệt chiếu, nghề sản xuất hàng thủ công mỹ

nghệ xuất khẩu... Trong năm 2005, chương trình khuyến công đã phối hợp với trung tâm đào tạo - bồi dưỡng DN Đà Nẵng đã tổ chức 3 khoá đào tạo khởi sự

DN và cấp giấy chứng nhận cho 75 học viên, 4 lớp dạy nghề cho lao động tại

các làng nghề truyền thống với khoảng 200 người tham gia.

Việc nâng cao chất lượng của nguồn lao động là một trong những quan tâm hàng đầu của tỉnh. UBND tỉnh đã có chính sách hỗ trợ chi phí cho các DN để đào tạo lao động nâng cao tay nghề và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề hoạt động. Hiện tại,trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 38 có sở

dạy nghề. Trong năm 2005, các cơ sở này đã đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo

nghề cho 5.667 người, cấp bằng đào tạo nghề cho 591 người.

2.2.6. Hỗ trợ về tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm

* Công tác xúc tiến thương mại

Công tác hỗ trợ các DNNVV trong việc quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại ngày càng được tăng cường. UBND tỉnh đã tổ chức cho một số đoàn DN tham gia khảo sát thị trường nước ngoài, tham gia hội chợ thương

mại quốc tế Việt Nam lần thứ 15 (VIỆTNAM EXPO 2005), tham gia hội chợ thương mại quốc tế Móng cái lần thứ IV năm 2005”, tham gia hội chợ quốc tế

Việt Trung tại Lào Cai, tham gia triển lãm giao lưu kinh tế du lịch Việt Nam - Lào - Thái Lan tại tỉnh Nakhon Phanom - Thái Lan .... thông qua đó nhằm

về tiềm năng, cơ hội liên doanh, liên kết phát triển rhương mại - dịch vụ - du lịch tại Quảng Nam.

Để khai thác thị trường nội địa, ngành Thương mại tổ chức và tạo điều

kiện cho các DNNVV tham gia các hội chợ trong và ngoài tỉnh như: Hội chợ

Xuân Quảng Nam, hội chợ tại Bà Rịa - Vũng Tàu, hội chợ triển lãm Việt - Lào- Thái Lan năm 2005 tại thành phố Huế, hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao tại Đà Nẵng....

Thông tin về thị trường thường xuyên cập nhập trên trang tin báo Quảng Nam tại mục “ Thương mại - Hội nhập và phát triển” vào các ngày thứ

2,4,6 hàng tuần và trên trang thông tin xúc tiến thương mại điện tử tại địa chỉ:

www.quangnamtrade.com bằng hai thứ tiến Việt - Anh. Sở thương mại đã phối hợp với các co quan thuộc bộ Thương mại, Bộ tư pháp tổ chức các khoá

bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, công tác xuất nhập khẩu có liên quan đến Hiệp đinh Thương mại Việt - Mỹ và WTO cho các DN và HTX

trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, chương trình khuyến công còn hỗ trợ cho các DN, các cơ sở

sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tham gia các hội chợ để quảng bá

sản phẩm, tìm kiếm thị trường, hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho các làng nghề, xây dựng bản tin công nghiệp tỉnh Quảng Nam hằng quí, phát hành các tờ gấp quảng bá các làng nghề và cụm công nghiệp.

* Công tác xúc tiến du lịch:

UBND tỉnh trong những năm qua rất chú trọng công tác xúc tiến du

lịch. Các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn được UBND

tỉnh tạo điều kiện tham gia các buổi giao lưu, gặp gỡ với các hãng lữ hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong và ngoài nước, qua đó, nhiều DNNVV đã bước đầu ký hợp đồng với các đối tác. Tỉnh đã tổ chức xúc tiến. quảng bá du lịch Quảng Nam ở cả thị trường trong nướcvà thị trường nước ngoài với nhiều hình thức như: tạo điều kiẹn

gia các bản giao lưu văn hoá du lịch quốc tế, phối hợp với đài truyền hình Việt Nam thực hiện các phóng sự về du lịch Quảng Nam; khảo sát xúc tiến du

lịch ở nước ngoài; tổ chức các buổi hộp báo, các buỗi gặp gỡ các DN du lịch trong và ngoài nước.

Tỉnh đã quan tâm đầu tư một số cơ sở hạ tầng trọng điểm phục vụ du

lịch như đường Nam Phước - Trà Kiệu - Mỹ Sơn, đường du lịch ven biển;

trùng tu, tôn tạo các di tịch.... Hàng năm, tỉnh Quảng Nam tổ chức chương

trình lễ hội, các hoạt động văn hoá du lịch, xây dựng môi trường du lịch hấp

dẫn và an toàn, thực hiện các chương trình quảng bá về su lịch thu hút khách đến với Quảng Nam. Thông tin về du lịch Quảng Nam đựơc chuyển tải bằng

tiếng việt và tiếng Anh trên website www.quangnamtourism.com.

2.2.7. Hỗ trợ thành lập các hiệp hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chương trình khuyến công của tỉnh đã tập trung khôi phục, phát triển

làng nghề tiểu thủ công nghiệp, thành lập hiệp hội ngành nghề. Trong năm 2005, chương trình khuyến công đã tiến hành khảo sát, đánh giá lại tiềm năng,

giải pháp khôi phục và phát triển ngành nghề, làng nghề cũng như hướng dẫn

cho các thôn, xã, các DN xây dựng các dự án khôi phục và phát triển làng nghề như: làng nghề nước mắm Bình Dương. Làng nghề làm trống Lâm Yên, làng nghề Phú Hương, làng nghề dệt thổ cẩm Trà Linh, hình thành làng nghề sơ chế tre xuất khẩu tại Phước Sơn... Sở công nghiệp và Sở khoa học - Công nghệ có hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục cho các nghề để thành lập hội nghề, đăng

ký nhãn hiệu hàng hoá, quảng bá sản phẩm. Một số hội nghề, hiệp hội đã thành lập và bước đầu hoạt động có hiệu quả, thúc đẩy liên doanh, liên kết để

phát triển như: Hiệp hội làng thủ công mỹ nghẹ mây tre đan Quảng Nam, Hội

nghề đúc đồng Phước Kiều, Hội nghề đền lồng Hội An, Hiệp Hội cơ khí

Một phần của tài liệu Luận văn các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 60 - 63)