Cơ sở lý luận

Một phần của tài liệu Pháp luật về Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam (Trang 85 - 87)

- Về tổ chức bộ máy: Trong các mô hình pháp lý về SGDCK tại các nước đều có sự phân định rõ ràng giữa cơ quan đề ra chính sách, kế hoạch

3.1.1. Cơ sở lý luận

Sở Giao dịch chứng khoán có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển của TTCK nói riêng và nền kinh tế nói chung. Để phát huy được hết vai trò, chức năng của SGDCK thì việc lựa chọn mô hình pháp lý phù hợp nhất cho SGDCK đã quyết định một nửa sự thành công trong quá trình xây dựng và vận hành SGDCK hiệu quả.

Trải qua lịch sử phát triển của các SGDCK trên thế giới, chúng ta thấy mô hình pháp lý về cơ cấu tổ chức và hoạt động của SGDCK không phải là cố định mà luôn có sự khác biệt giữa các SGDCK hoặc giữa các thời kỳ. Trước đây, SGDCK các nước trên thế giới thường hoạt động vì mục tiêu phi lợi

nhuận do Nhà nước hoặc thành viên của SGDCK lập ra nhằm thực hiện mục tiêu của Nhà nước hoặc hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh chứng khoán của các thành viên trên Sở. Các cá nhân và tổ chức đứng ra thành lập và vận hành SGDCK cũng chính là người được phép tham gia giao dịch trên SGDCK. Ngày nay, xu hướng chung của các SGDCK trên thế giới là hoạt động nhằm mục tiêu lợi nhuận, nâng cao tính chuyên nghiệp, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các SGDCK với nhau. Đây là xu hướng phát triển tất yếu đối với các TTCK đã đi vào hoạt động ổn định theo nguyên tắc thị trường. Do vậy, cần phải lựa chọn một mô hình lý tưởng nhất cho SGDCK để có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất, an toàn nhất, cạnh tranh cao nhất.

Trong xu hướng ứng dụng sâu rộng thành tựu của công nghệ thông tin, các hoạt động trên TTCK ngày càng trở nên năng động và phức tạp hơn, đặt ra những thách thức mới đối với việc quản lý thị trường một cách hiệu quả. Việc tiến đến giao dịch khớp lệnh liên tục, chuyển lệnh trực tuyến qua mạng internet từ máy tính đặt tại nhà của người đầu tư đến hệ thống máy chủ giao dịch là một tất yếu. Tuy nhiên, muốn làm tốt phương thức giao dịch tiên tiến như vậy thì ngoài việc hệ thống giao dịch phải được nâng cấp đáp ứng các nhu cầu dịch vụ mở rộng, có hệ thống dự phòng các sự cố và quản trị rủi ro; kỹ thuật và cơ chế quản lý, giám sát thị trường cũng cần có sự thay đổi nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người đầu tư và các chủ thể tham gia thị trường. Sự phát triển về khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin sẽ tạo điều kiện thuận lợi để triển khai quản lý và điều hành TTCK theo các chuẩn mực quốc tế mang tính chuyên nghiệp cao, tạo điều kiện để các bên tham gia vào thị trường phát huy tối đa khả năng của mình và phục vụ hiệu quả cho nền kinh tế với mục tiêu là sân chơi bình đẳng và công khai cho tất cả những chủ thể tham gia thị trường.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay cũng sẽ gắn với nguy cơ khủng hoảng TTCK, tạo ra áp lực đối với hệ thống quản lý và môi trường cạnh tranh của các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán trong nước. TTCK Việt Nam cũng phải đối mặt với sức ép nhanh chóng áp dụng những

thông lệ tốt nhất trong việc quản lý và phát triển thị trường. Như vậy, việc chuyển hoạt động của SGDCK sang mô hình có tính tự chủ cao hơn sẽ là bước đi tất yếu của quá trình hội nhập TTCK Việt Nam với thế giới.

Mô hình pháp lý SGDCK là công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước là chủ sở hữu vẫn còn phù hợp với quy mô TTCK Việt Nam hiện nay là giải pháp tối ưu nhất để làm bước đệm cho một mô hình SGDCK lý tưởng trong tương lai, đủ sức cạnh tranh và góp phần thúc đẩy sự phát triển của TTCK. Tuy nhiên, mô hình pháp lý của SGDCK tại Việt Nam hiện nay sẽ chỉ như "thời kỳ quá độ" để đạt đến mô hình phát triển cao hơn, đó là SGDCK tồn tại dưới danh nghĩa công ty cổ phần, trong đó có các cổ đông là những tổ chức cá nhân có đầy đủ tiềm lực về tài chính và trình độ quản lý điều hành mọi hoạt động của Sở. Bởi vì sự ỷ lại vào Nhà nước của SGDCK trong vấn đề nâng cao công nghệ, năng lực để hội nhập với thế giới sẽ không khác gì doanh nghiệp nhà nước trước đây trước sau gì cũng bộc lộ những tiêu cực, hạn chế không thể khắc phục được khi TTCK đã đi vào ổn định với quy mô và giá trị thị trường lớn.

Tóm lại, việc chuyển đổi mô hình pháp lý về tổ chức và hoạt động của SGDCK từ công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu sang hình thức đa dạng hóa về cơ cấu sở hữu, tổ chức và hoạt động SGDCK là bước đi tất yếu xuất phát từ nhu cầu chủ quan và các điều kiện khách quan gắn với sự phát triển của thị trường và tiến trình mở cửa hội nhập của Việt Nam. Việc chuyển đổi cần được thực hiện từng bước theo lộ trình cụ thể với mục tiêu cuối cùng là xây dựng SGDCK hiện đại, có vị thế nhất định trong tương quan với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Pháp luật về Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)