Đa dạng hóa về hình thức sở hữu đối với Sở giao dịch chứng khoán

Một phần của tài liệu Pháp luật về Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam (Trang 92 - 94)

- Về tổ chức bộ máy: Trong các mô hình pháp lý về SGDCK tại các nước đều có sự phân định rõ ràng giữa cơ quan đề ra chính sách, kế hoạch

3.2.1.1. Đa dạng hóa về hình thức sở hữu đối với Sở giao dịch chứng khoán

chứng khoán

Luật Chứng khoán trong lộ trình sửa đổi cần có quy định nhằm đa dạng hoá hình thức sở hữu của SGDCK để SGDCK trở thành tổ chức tự quản đúng nghĩa như thông lệ quốc tế. Với mô hình công ty TNHH thuộc sở hữu 100% vốn nhà nước đã nâng cao đáng kể khả năng tự chủ và độc lập của SGDCK so với mô hình đơn vị sự nghiệp có thu trước đây. Tuy nhiên, cần đẩy nhanh tiến độ đa dạng hoá sở hữu SGDCK bằng cách sớm chuyển một phần vốn nhà nước sang cho các chủ thể khác ngoài Nhà nước. Ở đây, trước hết là các CTCK thành viên, rồi sau đó là các tổ chức cá nhân có khả năng tài chính và năng lực quản lý, điều hành hoạt động của SGDCK. Đây cũng là vấn đề mà một số SGDCK của các nước theo mô hình sở hữu thuộc 100% vốn nhà nước trong giai đoạn đầu thực hiện. Với giải pháp này, có hai hình thức để Nhà nước lựa chọn:

Thứ nhất, chuyển đổi SGDCK từ mô hình pháp lý công ty TNHH 1 thành viên sang mô hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên giống với mô hình pháp lý sở hữu thành viên của các SGDCK trên thế giới.

Với mô hình này, Nhà nước sẽ bán bớt phần vốn của mình tại SGDCK cho đối tượng khác như các CTCK là thành viên của SGDCK, các tổ chức tài chính như công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán... Việc mở rộng đối tượng sở hữu chỉ bao gồm các CTCK hay mở rộng cho cả các tổ chức, cá nhân bên ngoài có năng lực tài chính mạnh thì khi đó tùy tình hình cụ thể tại thời điểm chuyển đổi mà Nhà nước quyết định. Với phương án khác, Nhà nước giữ nguyên phần vốn của mình và tăng vốn điều lệ bằng cách huy động vốn từ các đối tượng bên ngoài như từ các CTCK thành viên... Từ đó,

nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động của SGDCK.

Với việc mở rộng cơ cấu sở hữu theo hình thức này, cần thiết phải có môi trường pháp lý rõ ràng, cụ thể, hoàn chỉnh, điều chỉnh hầu hết các quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động của SGDCK. Bởi vì vấn đề biểu quyết các hoạt động của SGDCK thuộc quyền của tất cả các thành viên (theo công sức đóng góp của các thành viên trong Sở). Chính vì vậy, khi các quan hệ tổ chức và hoạt động của SGDCK được quy định chi tiết và rõ ràng trong pháp luật, trong điều lệ của Sở sẽ là căn cứ để giải quyết những bất đồng, tranh chấp có thể xảy ra hoặc đã xảy ra đối với các thành viên. Hoạt động theo mô hình pháp lý thành viên, cần phải tập hợp được các thành viên có khả năng tài chính, mức độ tín nhiệm và khả năng tự quản cao, nhất là khi mới chuyển đổi. Bản thân mỗi thành viên của SGDCK phải có đủ tiềm lực tài chính để đảm bảo được hoạt động của chính thành viên đó nói riêng và hoạt động an toàn của SGDCK nói chung.

Thứ hai, chuyển đổi SGDCK từ mô hình pháp lý công ty TNHH 1 thành viên sang mô hình công ty cổ phần.

Mô hình này đang được các SGDCK trên thế giới ưa chuộng và áp dụng rộng rãi, khắc phục được những hạn chế của mô hình SGDCK thuộc sở hữu của các thành viên như khó xác định quyền hạn của Nhà nước đối với SGDCK bởi quyền hạn và lợi ích của các thành viên như trên thế giới hiện nay không chỉ căn cứ vào quy mô vốn góp mà còn căn cứ vào khả năng điều hành, uy tín, công sức đóng góp và kinh nghiệm của mỗi thành viên.

Về cách thức để chuyển đổi SGDCK sang hình thức công ty cổ phần, Nhà nước có thể bán bớt một phần vốn của SGDCK hoặc giữ nguyên phần vốn Nhà nước và huy động thêm vốn tăng vốn điều lệ cho Sở. Tuy nhiên, để phù hợp với tình tình phát triển của TTCK Việt Nam, Nhà nước vẫn phải nắm giữ tỷ lệ cổ phần nhất định có quyền chi phối đối với mọi hoạt động của SGDCK để đảm bảo được vai trò điều tiết thị trường và việc tuân thủ nghiêm

chỉnh, đúng đắn chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Xét về hai phương án chuyển đổi mô hình pháp lý, cơ cấu sở hữu của SGDCK nêu trên thì phương án chuyển đổi SGDCK thành công ty cổ phần là có nhiều thuận lợi và ưu thế hơn. Với mô hình này, cơ chế xác lập, chấm dứt tư cách cổ đông của SGDCK dễ dàng và linh hoạt hơn bằng việc chuyển nhượng lại phần vốn góp cho các cổ đông khác. Khi thực hiện theo giải pháp này, pháp luật về chứng khoán và TTCK cần quy định rõ điều kiện để trở thành cổ đông của SGDCK, điều kiện chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng cổ phần của SGDCK; quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc chuyển nhượng.

Khi xác định mục tiêu chuyển đổi SGDCK sang hình thức là công ty cổ phần, nhà nước cần quy định trong LCK các nội dung để điều hòa, cân bằng mối quan hệ lợi ích giữa bản thân SGDCK với tư cách là một tổ chức hoạt động vì lợi nhuận với lợi ích chung của thị trường - tổ chức cung cấp dịch vụ đặc biệt, trách nhiệm cung cấp cơ sở hạ tầng tài chính cho công chúng và mục tiêu lợi nhuận. Mặt khác, với mô hình thành viên thì lợi ích của các thành viên giao dịch trên Sở sẽ không đồng nhất với lợi ích của Nhà nước do các thành viên muốn tối đa hóa lợi nhuận cho mình còn nhà nước muốn thực hiện chức năng điều hòa và phát triển thị trường.

Một phần của tài liệu Pháp luật về Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)