- Về tổ chức bộ máy: Trong các mô hình pháp lý về SGDCK tại các nước đều có sự phân định rõ ràng giữa cơ quan đề ra chính sách, kế hoạch
3.3.1.2. Pháp luật cần phân định chức năng quản lý Sở giao dịch chứng khoán của Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
chứng khoán của Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và xây dựng mối quan hệ pháp lý về sự phối hợp trong hoạt động giữa các Sở Giao dịch chứng khoán với nhau, giữa Sở Giao dịch chứng khoán với Trung tâm lưu ký chứng khoán
Mối quan hệ pháp lý về quản lý của các cơ quan nhà nước đối với SGDCK cũng như mối quan hệ phối hợp giữa các SGDCK với nhau và với Trung tâm lưu ký chứng khoán có vai trò quan trọng trong việc quyết định hình thức pháp lý về cơ cấu tổ chức, hoạt động của SGDCK. Nếu SGDCK được thành lập và hoạt động dưới hình thức pháp lý có cấu trúc như một cơ
quan nhà nước hay thuộc sở hữu nhà nước hoặc một nửa - nhà nước như Ba Lan, I-ran... thì khi đó sự phụ thuộc của SGDCK vào các cơ quan quản lý nhà nước là rất lớn. Sự phụ thuộc này thể hiện ở sự quản lý, giám sát của các cơ quan đó đối với Sở, ở chế độ báo cáo của Sở và đặc biệt thể hiện rõ nhất trong vấn đề quyết định các vấn đề quan trọng của SGDCK. SGDCK không tự mình quyết định các vấn đề quan trọng của Sở, không có hoặc có nhưng hạn chế hoặc chỉ được ban hành theo sự uỷ quyền các quy chế hoạt động. Cơ chế tài chính của Sở cũng chưa được độc lập với các cơ quan chức năng của Nhà nước. Ngược lại, khi SGDCK được tổ chức dưới hình thức pháp lý như một doanh nghiệp độc lập (Công ty cổ phần, công ty cổ phần đại chúng niêm yết, công ty TNHH…) thì quyền tự chủ và độc lập của SGDCK với cơ quan chức năng được nâng cao hơn. Tuỳ từng quốc gia mà SGDCK được độc lập về mặt này hay mặt khác. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn phải có cơ chế quản lý phù hợp, đặc thù và có thể kiểm soát, trợ giúp thị trường khi cần thiết.
Pháp luật về SGDCK Việt Nam cần phải tạo một môi trường pháp lý rõ ràng, đồng bộ, kịp thời và toàn diện; môi trường kinh tế vĩ mô thích hợp, và có cơ chế quản lý giám sát chặt chẽ đối với SGDCK. Đây là giải pháp vừa mang tính vĩ mô, vừa hết sức cần thiết hiện nay. Bởi quy định của pháp luật hiện nay còn để ngỏ vấn đề này trong khi sự hoạt động của SGDCK có tầm ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế, tài chính của quốc gia. Sự phân định trong công tác quản lý hoạt động của SGDCK giữa Bộ Tài chính và UBCKNN hiện nay còn lỏng lẻo. Sự phân định này cần được giải quyết và quy định rõ trong luật làm cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước giám sát hoạt động của
SGDCK một cách thống nhất và hiệu quả tạo ra một thị trường phát triển một cách ổn định, lành mạnh, công bằng, công khai, minh bạch.
Hiện nay, có những vấn để phát sinh trong quá trình hoạt động hàng ngày của SGDCK khi pháp luật chưa quy định hoặc quy định không rõ ràng, thống nhất mà vượt quá thẩm quyền giải quyết, xử lý của SGDCK thì SGDCK thường lúng túng, bị động. Bởi vì pháp luật hiện hành chưa có quy định phân
định thẩm quyền quản lý giữa UBCKNN và Bộ Tài chính. Vì vậy, trên thực tế xảy ra trường hợp SGDCK không biết báo cáo cơ quan nào (Bộ Tài chính hay UBCKNN) để cơ quan quản lý nhà nước hướng dẫn, xử lý theo thẩm quyền.
Qua đó, cần phải bổ sung vào pháp luật chứng khoán những nội dung này theo hướng sau:
Chính phủ sẽ thống nhất quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK; quyết định chiến lược, quy hoạch phát triển TTCK và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK; quyết định thành lập, tổ chức lại, chuyển đổi hình thức sở hữu của SGDCK.
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK theo qui định của LCK. Thực hiện quản lý nhà nước về tài chính đối với hoạt động của SGDCK gồm: ban hành chế độ kế toán, kiểm toán, báo cáo tài chính áp dụng cho SGDCK và các văn bản khác có liên quan theo thẩm quyền; ban hành Quy chế tài chính đối với SGD; cấp và bổ sung vốn điều lệ, thực hiện việc hỗ trợ tài chính đối với SGDCK theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; cử đại diện tham gia HĐQT.
Ngoài ra, Bộ Tài chính thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với SGDCK gồm: (1) trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập, tổ chức lại, chuyển đổi hình thức sở hữu của SGD; (2) phê chuẩn Điều lệ SGDCK; (3) bổ nhiệm và miễn nhiệm Chủ tịch HĐQT, Giám đốc SGDCK; (4) thông qua kế hoạch dài hạn của SGDCK để HĐQT tổ chức thực hiện; (5) xem xét, quyết định các phương án đầu tư của SGDCK thuộc thẩm quyền; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các dự án đầu tư của SGDCK thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; (6) yêu cầu HĐQT, Giám đốc SGDCK báo cáo đột xuất về những vấn đề có liên quan đến hoạt động của SGDCK.
UBCKNN là cơ quan thuộc Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK và giám sát hoạt động của SGDCK theo quy định của LCK. Bên cạnh đó, UBCKNN còn chịu trách nhiệm về một số
vấn đề đối với hoạt động của SGD: có ý kiến về kế hoạch dài hạn, về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay thế, bổ sung, khen thưởng, kỷ luật đối với thành viên HĐQT, Giám đốc của SGDCK và về nội dung Điều lệ. SGDCK trước khi trình Bộ Tài chính quyết định; thông qua các quy chế về niêm yết chứng khoán, thành viên giao dịch, giao dịch chứng khoán, giám sát giao dịch, công bố thông tin và các quy định khác liên quan đến hoạt động của SGDCK trước khi các quy chế này được HĐQT ban hành hoặc sửa đổi; cử người tham gia BKS của SGD; chấp thuận việc SGDCK đưa vào giao dịch các loại chứng khoán mới, thay đổi và áp dụng phương thức giao dịch mới.
TTLKCK thực hiện chức năng tổ chức và giám sát hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán cho chứng khoán niêm yết trên SGDCK cũng như cho toàn bộ hoạt động thị trường.