Bộ máy quản lý và điều hành của Sở Giao dịch chứng khoán

Một phần của tài liệu Pháp luật về Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam (Trang 57 - 60)

- Về tổ chức bộ máy: Trong các mô hình pháp lý về SGDCK tại các nước đều có sự phân định rõ ràng giữa cơ quan đề ra chính sách, kế hoạch

2.3.1.2. Bộ máy quản lý và điều hành của Sở Giao dịch chứng khoán

SGDCK là thị trường quan trọng với lượng hàng hóa phong phú có chất lượng cao; hệ thống giao dịch, hệ thống giám sát tự động hoàn chỉnh có khả năng xử lý tập trung một khối lượng lệnh lớn, thông tin được công bố rộng rãi đến công chúng đầu tư và có khả năng kết nối với các TTCK trong khu vực và trên thế giới. SGDCK là pháp nhân thành lập và hoạt động theo

mô hình công ty TNHH hoặc công ty cổ phần theo quy định của LCK. Với mô hình công ty TNHH và mô hình công ty cổ phần được quy định tại LCK, hình thức SGDCK Việt Nam đã tiến gần hơn với các hình thức SGDCK của các nước tiên tiến trên thế giới.

SGDCK có HĐQT, Giám đốc, Phó Giám đốc và BKS. Chủ tịch HĐQT, Giám đốc SGDCK do Bộ trưởng Bộ Tài chính phê chuẩn theo đề nghị của HĐQT sau khi có ý kiến của Chủ tịch UBCKNN. Quyền và nhiệm vụ của HĐQT, Giám đốc, Phó Giám đốc và BKS được quy định tại Điều lệ SGDCK.

Tổng hợp theo lựa chọn mô hình cơ cấu quản lý, điều hành SGDCK tại Việt Nam dựa trên các căn cứ sau:

Đối với mô hình SGDCK Việt Nam, việc quy định thành viên chuyên trách của HĐQT do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm có nhiệm kỳ 3 năm là phù hợp với việc thực hiện các chủ trương, chiến lược, kế hoạch mà Nhà nước đề ra, đồng thời đảm bảo tính ổn định trong bộ máy quản lý SGDCK.

Để đáp ứng với tình hình và yêu cầu thực tiễn, SGDCK trong giai đoạn đầu sẽ được tổ chức dưới hình thức pháp lý công ty TNHH một thành viên với các đặc điểm sau đây:

Chủ sở hữu là Nhà nước (thông qua đại diện là Bộ Tài chính): chủ sở hữu có toàn quyền quyết định trong việc thành lập, chuyển đổi cơ cấu tổ chức và hình thức sở hữu của SGDCK; quyết định các định hướng, chiến lược phát triển cũng như các vấn đề quan trọng trong quá trình hoạt động của SGDCK. Bộ Tài chính cử đại diện tham gia HĐQT của SGDCK và HĐQT là cơ quan đại diện trực tiếp của chủ sở hữu tại SGDCK.

- Mục tiêu hoạt động: đảm bảo hoạt động giao dịch chứng khoán được thực hiện công khai, công bằng, minh bạch, trật tự và hiệu quả; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; hướng đến sự phát triển có hệ thống của TTCK Việt Nam.

- Tổ chức bộ máy:theo quy định tại Điều 35 LCK, bộ máy quản lý điều hành của SGDCK gồm HĐQT, Giám đốc, Phó Giám đốc và BKS và các Phòng nghiệp vụ. Tổ chức bộ máy của SGDCK được quy định chi tiết tại Điều lệ SGDCK:

+ Hội đồng quản trị: là đại điện cho chủ sở hữu tại SGDCK (thông qua các thành viên HĐQT do UBCKNN đề cử và Bộ Tài chính bổ nhiệm) quyết định các vấn đề then chốt trong hoạt động của SGDCK. Nhằm bảo đảm các quyết định của HĐQT, quy định của SGDCK phù hợp với yêu cầu thực tiễn và thông lệ quốc tế chung, từ đó đạt được sự đồng thuận trong việc tuân thủ từ các đối tượng tham gia thị trường, trong cơ cấu của HĐQT ngoài các thành viên chuyên trách cần có sự tham gia của các thành viên độc lập. Đây là các đại diện đến từ các thành viên giao dịch của SGDCK và đại diện cho các công ty niêm yết.

+ Ban Giám đốc: gồm có Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc là bộ phận thực thi các kế hoạch, chiến lược do HĐQT đề ra; trực tiếp điều hành các công việc hàng ngày của SGDCK.

+ Ban Kiểm soát: gồm 3 kiểm soát viên, có nhiệm vụ kiểm soát việc điều hành SGDCK của Ban Giám đốc.

Như vậy, LCK đã đề cao hơn vai trò của các tổ chức tự quản như SGDCK. Theo đó, SGDCK là các đơn vị tổ chức độc lập có nghĩa vụ, quyền hạn riêng, có tổ chức bộ máy cũng như điều lệ hoạt động riêng, nhằm phát huy vai trò của tổ chức tự quản theo thông lệ quốc tế. SGDCK có quyền ban hành các quy chế hoạt động của mình sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn, đồng thời có vai trò giám sát các thành viên, giám sát các hoạt động giao dịch trên SGDCK theo mô hình hệ thống giám sát hai cấp (cấp Sở và cấp UBCK) như các nước khác. Với mô hình pháp lý là công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu nhà nước, so với quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, SGDCK có HĐQT (thay vì là Hội đồng thành viên như các công ty TNHH thông thường) là đại diện trực tiếp của chủ sở hữu nhà nước,

quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, quyền lợi của SGDCK. HĐQT có 5 thành viên, do Bộ Tài chính bổ nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch UBCKNN.

Một phần của tài liệu Pháp luật về Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)