Hoàn thiện pháp luật về tổ chức lại thị trường giao dịch tại hai Sở giao dịch chứng khoán

Một phần của tài liệu Pháp luật về Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam (Trang 97)

- Về tổ chức bộ máy: Trong các mô hình pháp lý về SGDCK tại các nước đều có sự phân định rõ ràng giữa cơ quan đề ra chính sách, kế hoạch

3.2.2.1. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức lại thị trường giao dịch tại hai Sở giao dịch chứng khoán

Do yếu tố lịch sử để lại với sự phát triển của hai SGDCK độc lập là SGDCK Hà Nội và SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh, có một cần có các phương án tái cơ cấu các SGDCK. Xét ưu điểm, hạn chế của từng phương án trên cơ sở ưu tiên, chú trọng đến vấn đề lợi ích của các nhà đầu tư, các tổ chức phát hành, niêm yết đảm bảo một thị trường giao dịch ổn định, hỗ trợ hoạt động huy động vốn cho hoạt động doanh nghiệp trên thị trường sơ cấp, có hai phương án xây dựng pháp luật về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán:

Giải pháp thứ nhất, phân loại SGDCK theo phương thức giao dịch, không phân biệt quy mô của tổ chức niêm yết. Theo đó, phát triển SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh thành thị trường giao dịch chứng khoán theo phương thức khớp lệnh tâp trung. Các chứng khoán niêm yết tại SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm cổ phiếu, chứng khoán phái sinh niêm yết, được yết trên các bảng khác nhau với các tiêu chí niêm yết khác nhau, bao gồm: bảng các cổ phiếu dành cho các công ty lớn, chứng chỉ quỹ đầu tư; bảng dành cho các công ty vừa và nhỏ; bảng giao dịch chứng khoán phái sinh. Phát triển SGDCK Hà Nội thành thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung, giao dịch theo phương thức thỏa thuận (thị trường OTC), bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, kể cả cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước vừa đấu giá cổ phần hóa và chưa thực hiện niêm yết; tổ chức đấu thầu và tổ chức giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Công ty và các loại trái phiếu khác.

Ưu điểm của phương án là tránh tình trạng tồn tại nhiều hệ thống giao dịch, phương thức giao dịch giống nhau, gây lăng phí cho xă hội; định hướng phát triển thị trường rõ ràng tạo điều kiện các SGDCK phát triển theo chiều sâu, đầu tư vào hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp; đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của công chúng đầu tư, tổ chức phát hành, tạo cơ chế linh hoạt cho tổ chức phát hành khi có thể thực hiện việc niêm yết chéo tại cả hai SGDCK.

Tuy nhiên, giải pháp này chưa hoàn toàn phù hợp với xu hướng thế giới. Hiện nay, tại nhiều quốc gia đang có xu hướng hợp nhất, sáp nhập các SGDCK lại nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh.

Giải pháp thứ hai, phân loại tổ chức thị trường giao dịch của SGDCK theo phương thức khớp lệnh, kết hợp với quy mô của tổ chức niêm yết. Hai SGDCK sẽ khác nhau về phương thức giao dịch, cụ thể: SGDCK Thành phố Hồ Chí minh thực hiện giao dịch khớp lệnh tập trung (orderdriven system). SGDCK Hà Nội thực hiện giao dịch theo phương thức thỏa thuận với hệ thống các nhà tạo lập thị trường. Với giải pháp này, cấu trúc thị trường sẽ có sự phân hóa rõ rệt, về phương thức giao dịch và về chất lượng cổ phiếu. SGDCK Tp. HCM tổ chức thực hiện giao dịch đối với các cổ phiếu chất lượng cao, giao dịch chứng khoán phái sinh, còn SGDCK Hà Nội tổ chức thực hiện giao dịch chứng khoán theo hình thức thị trường OTC đối với cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp mới thành lập có tiềm năng phát triển, tổ chức đầu thầu và vận hành hệ thống giao dịch trái phiếu chính phủ giao dịch trái phiếu công ty. Tuy nhiên, với cấu trúc thị trường này thì không làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các SGDCK.

Một phần của tài liệu Pháp luật về Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam (Trang 97)