Quy định về tổ chức giao dịch và giám sát giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán

Một phần của tài liệu Pháp luật về Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam (Trang 74 - 78)

- Về tổ chức bộ máy: Trong các mô hình pháp lý về SGDCK tại các nước đều có sự phân định rõ ràng giữa cơ quan đề ra chính sách, kế hoạch

2.3.2.4. Quy định về tổ chức giao dịch và giám sát giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán

khoán tại Sở giao dịch chứng khoán

SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giao dịch đối với cổ phiếu của công ty đại chúng có vốn điều lệ tối thiểu là 80 tỷ đồng, chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán và các loại chứng khoán khác. SGDCK Hà Nội tổ chức giao dịch đối với cổ phiếu của công ty đại chúng có vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng, chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán, trái phiếu và các loại chứng khoán phái sinh khác.

LCK 2006 quy định về hai thị trường giao dịch chứng khoán chính thức là thị trường trên SGDCK và TTGDCK. Đây là điểm khác biệt với mô hình TTCK trên thế giới vì trên hầu hết các quốc gia có TTCK, luật pháp công nhận hai thị trường là thị trường tập trung trên SGDCK và thị trường OTC. Tại Việt Nam, do đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị và những đặc điểm

riêng biệt của một TTCK mới nổi, thị trường giao dịch chứng khoán chính thức được tổ chức tại SGDCK Hà Nội và SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh với hệ thống giao dịch mang tính chất bán tự động (tại SGDCK Hà Nội) chứ chưa tự động hóa hoàn toàn như thị trường SGDCK tại các quốc gia khác. Điểm khác biệt trong giao dịch chứng khoán giữa hai SGDCK là SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh duy trì chế độ khớp lệnh tính định kỳ với biên độ dao động 5% cho những chứng khoán niêm yết còn SGDDCK Hà Nội áp dụng chế độ khớp lệnh liên tục với biên độ dao động 7% cho các chứng khoán đăng ký giao dịch. SGDCK Hà Nội tổ chức thị trường Upcom- là nơi giao dịch đối với các cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết. Tuy nhiên, thị trường Upcom hiện nay tại SGDCK Hà Nội vẫn chưa thực sự là thị trường OTC đúng nghĩa bởi chưa có sự tham gia của các nhà tạo lập thị trường và nhiều yếu tố khác. Trong tương lai gần, SGDCK Hà Nội sẽ trở thành thị trường OTC, đồng thời sẽ là nơi giao dịch chuyên biệt cho trái phiếu chính phủ.

LCK và Nghị định số 14/2007/NĐ-CP chưa có nhiều quy định về giao dịch chứng khoán mà chủ yếu được quy định trong quy chế giao dịch của SGDCK. Theo quy định tại Điều 41 LCK thì SGDCK tổ chức giao dịch chứng khoán niêm yết theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch khác theo quy định tại Quy chế giao dịch chứng khoán của SGDCK. Chứng khoán niêm yết tại SGDCK không được giao dịch bên ngoài SGDCK, trừ trường hợp quy định tại Quy chế giao dịch chứng khoán của SGDCK. Chứng khoán niêm yết tại SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh hoặc SGDCK Hà Nội thông qua hệ thống giao dịch của mỗi SGDCK, ngoại trừ các trường hợp: Giao dịch lô lẻ; chào mua công khai; đấu giá bán phần vốn nhà nước tại tổ chức niêm yết; cho, biếu, tặng, thừa kế; giao dịch sửa lỗi sau giao dịch; các trường hợp khác theo Quy định của SGDCK thì có thể được phép giao dịch ngoài hệ thống giao dịch của SGDCK. SGDCK tổ chức giao dịch loại chứng khoán mới, thay đổi hoặc áp dụng phương thức giao dịch, đưa vào vận hành hệ thống giao dịch mới thì phải được UBCKNN chấp thuận.

Nhằm từng bước nâng cấp hệ thống giao dịch trên TTCK tập trung, giảm tắc nghẽn trong giao dịch và có bước phát triển hướng tới giao dịch không sàn theo lộ trình chuyển đổi từ TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh sang SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 7 năm 2007 SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng phương thức khớp lệnh liên tục và tiến tới phát triển hệ thống giao dịch hiện đại bảo đảm vận hành an toàn, ổn định, từng bước bỏ sàn giao dịch và triển khai các mô hình giao dịch mới, đáp ứng hiệu quả hơn nữa nhu cầu đầu tư của thị trường và định hướng cho sự phát triển đồng bộ về công nghệ thông tin cho toàn thị trường.

Các SGDCK có quyền xử lý kỷ luật các thành viên vi phạm các quy chế hoạt động của Sở bằng các hình thức: nhắc nhở, khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ tư cách đa ̣i diê ̣n giao di ̣ch, đình chỉ giao dịch của thành viên, chấm dứt tư cách đại diện giao dịch, thành viên khi các thành viên vi phạm các quy chế do Sở ban hành. Điều này thể hiện công tác giám sát của các SGDCK rất được quan tâm. Trong năm 2008, SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận 978 hồ sơ sửa lỗi, nhắc nhở 412 trường hợp, xử phạt cảnh cáo và công bố thông tin 195 trường hợp vi phạm quy định sàn, phổ biến nhất là huỷ lệnh trong cùng đợt khớp lệnh liên tục. Điều này thể hiện tính trật tự và thẩm quyền đặc biệt của Sở đối với các CTCK là thành viên của Sở. Việc xử lý kỷ luật các thành viên được bảo đảm tính công khai, công bằng, minh bạch như công bố thông tin, phải họp tiểu ban tư cách thành viên để xem xét tính chất và mức độ vi phạm.

Theo quy định của pháp luật thì UBCKNN có trách nhiệm chủ yếu trong việc thực hiện giám sát thị trường, trong đó có hoạt động của SGDCK nhằm đảm bảo SGDCK tuân thủ đúng các nghĩa vụ được quy định trong Luật và đảm bảo các thành viên, các tổ chức niêm yết và các nhà đầu tư tuân thủ các quy định của Luật và thực hiện các quy định của LCK. SGDCK có chức năng tổ chức và giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán niêm yết tại

SGDCK, phát hiện và chuyển UBCKNN xử lý các hành vi vi phạm của người đầu tư. SGDCK có trách nhiệm chủ yếu trong việc giám sát, đảm bảo thực thi

các quy chế, quy định của SGDCK nhằm duy trì tính công bằng, minh bạch, và hiệu quả của thị trường.

Từ thực tiễn áp dụng các quy định của LCK hiện nay, đã nảy sinh trên thực tế một số vấn đề về giao dịch chứng khoán tại SGDCK nhưng thiếu quy định pháp luật điều chỉnh như LCK chưa có quy định về chế độ hoạt động giao dịch của các CTCK là thành viên lưu ký nhưng chưa là thành viên giao dịch; chưa mở rộng đối tượng làm thành viên giao dịch của SGDCK như cho phép các ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn được phép làm thành viên giao dịch của SGDCK Hà Nội trên thị trường trái phiếu; chưa có qui định rõ về việc khi công ty niêm yết trên SGDCK thì các cổ đông là thành viên HĐQT, BKS, Ban giám đốc, kế toán trưởng đang nắm giữ cổ phiếu, sau đó tiến hành mua vào thì có phải thực hiện qui định về hạn chế chuyển nhượng đối với cổ phiếu mới mua vào hay không; chưa có qui định cụ thể về trường hợp chuyển nhượng quyền mua cho cổ đông nước ngoài đối với những doanh nghiệp đã hết tỷ lệ nắm giữ tối đa đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Pháp luật về hoạt động giám sát luôn luôn đi đôi với pháp luật về hoạt động giao dịch và là một trong những hoạt động quan trọng của các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức thị trường. Hiện nay, hệ thống giám sát TTCK Việt Nam đang đi theo mô hình giám sát hai cấp với sự tham gia của cơ quan quản lý chứng khoán là UBCKNN và các tổ chức vận hành thị trường là các SGDCK. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin của UBCKNN hiện tại đã hạn chế hiệu quả hoạt động của mô hình này và thực chất, đây chỉ là giám sát một cấp, chủ yếu là tại các SGDCK. Cấp giám sát thứ nhất, và cũng gần như là cấp giám sát kỹ thuật chủ yếu, là các SGDCK thực hiện việc nhận diện các dấu hiệu giao dịch bất thường, xử lý những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền và báo cáo lên UBCKNN xử lý những trường hợp vượt quá thẩm quyền của mình.

Các quy định về giám sát nói chung và giám sát giao dịch trên SGDCK nói riêng hiện nay chủ yếu được quy định trong quy chế giao dịch và giám sát

giao dịch của SGDCK mà chưa được quy định vào trong Luật. Trong khi UBCKNN chưa thể thiết lập được hệ thống giám sát độc lập và toàn diện (cấp giám sát thứ hai - thực hiện giám sát giao dịch toàn thị trường, kể cả hoạt động giám sát tại cấp giám sát thứ nhất), vận hành song song với hệ thống giám sát tại các SGDCK (cấp giám sát thứ nhất) thì nhìn chung hoạt động giám sát tại các SGDCK lại là một trong những nội dung còn nhiều hạn chế. Các tiêu chí, nội dung giám sát theo quy định không đầy đủ và phải thực hiện tương đối thủ công.

Một phần của tài liệu Pháp luật về Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam (Trang 74 - 78)