Quy định về niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán

Một phần của tài liệu Pháp luật về Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam (Trang 68)

- Về tổ chức bộ máy: Trong các mô hình pháp lý về SGDCK tại các nước đều có sự phân định rõ ràng giữa cơ quan đề ra chính sách, kế hoạch

2.3.2.3. Quy định về niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán

Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ điều kiện vào giao dịch tại SGDCK. Chứng khoán niêm yết là cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán, cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán và các loại chứng khoán khác được chấp thuận niêm yết tại SGDCK. Tổ chức đăng ký niêm yết là tổ chức phát hành/ công ty quản lý quỹ thực hiện đăng ký niêm yết chứng khoán tại SGDCK.

Theo Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 1 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của LCK, sau hai năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các công ty niêm yết trước ngày có hiệu lực của Nghị định không đáp ứng được điều kiện niêm yết thì sẽ phải thực hiện chuyển sàn giao dịch sang TTGDCK Hà Nội (nay đã chuyển đổi sang hình thức pháp lý là SGDCK Hà Nội) với điều kiện niêm yết về vốn điều lệ thấp hơn. Do vậy, trong thời gian qua, các tổ chức niêm yết phát hành thêm với số lượng cổ phiếu nhiều nhằm tăng vốn điều lệ để đáp ứng quy định của pháp

luật, hoạt động niêm yết tại SGDCK rất sôi động. Mặt khác, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc niêm yết để khẳng định vị thế của mình và tăng tính thanh khoản cho các loại cổ phiếu. Số lượng công ty niêm yết gia tăng trong năm qua đã có những đóng góp tích cực cho việc huy động vốn của các doanh nghiệp, tạo thêm nhiều lựa chọn cho các nhà đầu tư đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình. Hầu hết các công ty niêm yết thực hiện phát hành thêm cổ phiếu rất thành công với nhiều hình thức khác nhau như phát hành cho cổ đông hiện hữu, cổ đông chiến lược, cán bộ công nhân viên… mang lại nguồn vốn đáng kể phục vụ cho các kế hoạch đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, cung cấp một lượng hàng hoá đáng kể cho TTCK niêm yết.

Tổ chức phát hành khi niêm yết chứng khoán tại SGDCK phải đáp ứng các điều kiện về vốn, hoạt động kinh doanh và khả năng tài chính, số cổ đông hoặc số người sở hữu chứng khoán.

Theo Điều 8 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP thì điều kiện niêm yết cổ phiếu (lần đầu) là: Công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. Căn cứ vào tình hình phát triển thị trường, mức vốn có thể được Bộ Tài chính điều chỉnh tăng hoặc giảm trong phạm vi tối đa 30% sau khi xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ; hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi và không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết; không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định của pháp luật; công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên HĐQT, BKS, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan; tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ; cổ đông là thành viên HĐQT, BKS, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ

phiếu thuộc sở hữu nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ; có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ.

Các quy định về điều kiện niêm yết trái phiếu là: công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp nhà nước có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; hoạt động kinh doanh của hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước; có ít nhất 100 người sở hữu trái phiếu cùng một đợt phát hành; có hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu hợp lệ. Thời gian qua, các trái phiếu niêm yết chủ yếu là trái phiếu Chính phủ, với số lượng và khối lượng rất lớn, tạo tính thanh khoản cho loại cổ phiếu này.

Các quy định về điều kiện niêm yết chứng chỉ quỹ đại chúng hoặc cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng là quỹ đóng có tổng giá trị chứng chỉ quỹ (theo mệnh giá) phát hành từ 50 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc công ty đầu tư chứng khoán có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 50 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; sáng lập viên và thành viên Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán hoặc thành viên HĐQT, BKS, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng của công ty đầu tư chứng khoán phải cam kết nắm giữ 100% số chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo; có ít nhất 100 người sở hữu chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng hoặc ít nhất 100 cổ đông nắm giữ cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; có hồ sơ đăng ký niêm yết chứng chỉ quỹ đại chúng hoặc cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng hợp lệ.

Tổ chức phát hành nộp hồ sơ niêm yết phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ niêm yết. Tổ chức tư vấn niêm yết, tổ chức kiểm toán được chấp thuận, người ký báo cáo kiểm toán và bất cứ tổ

chức, cá nhân nào xác nhận hồ sơ niêm yết phải chịu trách nhiệm trong phạm vi liên quan đến hồ sơ niêm yết.

Điều kiện, hồ sơ, thủ tục niêm yết chứng khoán tại SGDCK được SGDCK quy định chi tiết tại Quy chế niêm yết do SGDCK ban hành (tuân thủ hướng dẫn chung tại Nghị định 14/2007/NĐ-CP) nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch của thị trường và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về chứng khoán và TTCK.

Điều kiện niêm yết chứng khoán trên SGDCK bao gồmđiều kiện niêm yết cổ phiếu, điều kiện niêm yết trái phiếu, điều kiện niêm yết chứng chỉ quỹ đại chúng hoặc cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng. Có những tiêu chí, điều kiện niêm yết khác nhau giữa các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đại chúng…) là do tính chất đặc thù của mỗi loại chứng khoán và chất lượng chứng khoán niêm yết. Tổ chức đăng ký niêm yết trên SGDCK phải nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cho SGDCK. Tiêu chí, điều kiện niêm yết sẽ thay đổi vào từng thời kỳ tuỳ theo tình hình kinh tế và sự phát triển của thị trường.

Việc quản lý, giám sát các chứng khoán niêm yết, tổ chức đăng ký niêm yết, tổ chức niêm yết, công ty quản lý quỹ đại chúng niêm yết tại SGDCK được thực hiện theo các quy định hiện hành về chứng khoán và TTCK cũng như các quy định do SGDCK ban hành.

Luật Chứng khoán hiện nay không có nhiều quy định về niêm yết chứng khoán mà chủ yếu quy định trong Nghị định số 14/2007/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể tại Quy chế niêm yết chứng khoán. Quy chế niêm yết được ban hành đã hệ thống hoá các vấn đề liên quan đến chấp thuận, huỷ bỏ đăng ký niêm yết hay giám sát duy trì các điều kiện niêm yết của các chứng khoán niêm yết, tạo điều kiện cho việc hướng dẫn, quản lý các tổ chức, cá nhân liên quan đến chứng khoán niêm yết. Trên thực tế, quy chế niêm yết đã theo sát các quy định hiện hành. Hầu hết các công ty đăng ký niêm yết được

chấp thuận đều đáp ứng đủ các điều kiện và hoàn thành đầy đủ hồ sơ theo quy định. Các SGDCK có Phòng niêm yết thực hiện chức năng thẩm định, xem xét hồ sơ niêm yết. Hầu hết các vấn đề liên quan đến đăng ký niêm yết, quản lý, giám sát các chứng khoán niêm yết tại SGDCK đều tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và quy chế niêm yết trên SGDCK. Về quản trị công ty đối với công ty niêm yết, Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13 tháng 03 năm 2007 về việc ban hành Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các Công ty niêm yết trên SGDCK/ Thị trường giao dịch chứng khoán và Quyết định số 15/2007/QĐ-BTC ngày 19/03/2007 về việc ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho Công ty niêm yết trên SGDCK/Thị trường giao dịch chứng khoán được các công ty niêm yết tuân thủ, bảo đảm tính công khai, công bằng, minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, những quy định này nếu được tuân thủ chặt chẽ, sẽ tạo được lòng tin cho các nhà đầu tư về giá trị của cổ phiếu các công ty niêm yết và vấn đề quản lý các công ty niêm yết của Cơ quan quản lý nhà nước.

Mặc dù các quy định pháp luật về niêm yết được quy định trong LCK, Nghị định số 14/2007/NĐ-CP và trong quy chế niêm yết của các SGDCK, nhưng trên thực tế, hoạt động niêm yết chứng khoán tại SGDCK vẫn gặp những khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật còn nhiều bất cập. Cụ thể:

Hiện nay, hoạt động giao dịch các cổ phiếu niêm yết được thực hiện tại hai SGDCK. Tuy nhiên, việc phân chia thị trường tập trung thành hai thị trường bộ phận với cùng một phương thức giao dịch dựa trên các điều kiện niêm yết về lợi nhuận và vốn điều lệ đã và đang gây ra những tranh luận. Một số ý kiến cho rằng, việc phân định thị trường tập trung như vậy là chưa rõ ràng (giữa hai SGDCK) và làm phát sinh một số bất cập. Cụ thể việc tồn tại hai SGDCK với cùng một phương thức giao dịch (đối với cổ phiếu niêm yết) đă làm tăng chi phí xă hội không cần thiết do chi phí đầu tư vào hệ thống tại các SGDCK và tại các CTCK; không phù hợp với xu thế quốc tế là sáp nhập, hợp nhất để tăng sức cạnh tranh; gây khó khăn cho công tác phát triển chiều

sâu để khai thác tối đa hệ thống công nghệ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khác nhau của thị trường.

Mặt khác, hiện còn một số vấn đề mà pháp luật và quy chế niêm yết chưa lường trước được, dẫn đến việc lúng túng khi áp dụng các quy định của SGDCK. Ví dụ, hiện nay theo quy định, trước khi có quyết định chấp thuận niêm yết chính thức về SGDCK sẽ có công văn về việc chấp thuận nguyên tắc, sau đó, các tổ chức đăng ký niêm yết sẽ bổ sung các tài liệu theo yêu cầu của công văn chấp thuận niêm yết. Tuy nhiên, trong điều kiện TTCK suy giảm như thời gian qua, các công ty đăng ký niêm yết vì lo ngại giá chứng khoán sụt giảm nên cố tình không bổ sung tài liệu để được chấp thuận niêm yết mà hiện nay chưa có quy định về thời gian tối đa để bổ sung tài liệu dẫn đến việc khó xử lý hoặc xử lý không thống nhất trong trường hợp này.

Việc niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển thành công ty cổ phần và đăng ký niêm yết chứng khoán hiện nay có nhiều bất cập cần được tháo gỡ. Vì vậy công tác hướng dẫn và xét duyệt đối với những hồ sơ này gặp nhiều khó khăn như chưa quy định về số lượng cổ phiếu tối đa được phép niêm yết…

Theo quy định hiện hành, hồ sơ đăng ký niêm yết bổ sung yêu cầu phải có Nghị quyết của ĐHĐCĐ thông qua việc niêm yết bổ sung, điều này có thể gây khó khăn về thủ tục và mất thời gian cho các tổ chức niêm yết. Bởi vì trước đó khi thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng, doanh nghiệp đã được nghị quyết ĐHĐCĐ thông qua về việc chào bán chứng khoán ra công chúng. Mặt khác, theo quy định thì tổ chức niêm yết phải đăng ký niêm yết bổ sung trong các trường hợp phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức hoặc thưởng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu; chào bán quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ; chào bán chứng khoán phát hành thêm cho đối tác chiến lược, cho cán bộ công nhân viên; chào bán thêm chứng khoán ra công chúng và các trường hợp khác khi tổ chức niêm yết tăng số lượng chứng khoán niêm yết trên SGDCK. Công ty quản lý quỹ phải đăng ký niêm yết bổ

sung trong trường hợp phát hành thêm chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư hiện hữu thông qua phát hành quyền mua chứng chỉ quỹ đóng được chuyển nhượng. Như vậy, nếu việc niêm yết bổ sung là bắt buộc khi tổ chức niêm yết pháp hành thêm cổ phiếu thì việc phải xin ý kiến của ĐHĐCĐ về việc thông qua niêm yết là không cần thiết và gây khó khăn, tốn kém cho tổ chức niêm yết.

Một vướng mắc nữa là các quy định của pháp luật hiện hành chưa quy định về điều kiện và hồ sơ niêm yết đối với trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là tổ chức tín dụng, ngân hàng. Bởi đây là những doanh nghiệp đặc thù có vốn hóa lớn, là cán cân thương mại, thanh toán của nền kinh tế. Do vậy khi chấp thuận cho tổ chức tín dụng và ngân hàng đòi hỏi phải được thẩm định chặt chẽ hơn. Ngoài ra, văn bản pháp luật hiện nay chưa quy định về tỷ lệ ngoại trừ tối đa trên tổng tài sản của báo cáo kiểm toán năm liền trước năm đăng ký niêm yết; chưa quy định về báo cáo kiểm toán đối với hồ sơ đăng ký niêm yết bổ sung; về định giá tài sản và định giá doanh nghiệp của các công ty TNHH, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Một phần của tài liệu Pháp luật về Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)