- Về tổ chức bộ máy: Trong các mô hình pháp lý về SGDCK tại các nước đều có sự phân định rõ ràng giữa cơ quan đề ra chính sách, kế hoạch
3.1.2.1. Thực tiễn từ xu hướng chuyển đổi, cải tổ các Sở giao dịch chứng khoán trên thế giớ
Theo báo cáo khảo sát về chi phí và lợi nhuận của các SGDCK năm 2004 của Liên đoàn các SGDCK thế giới (WFE) thì hiện nay trên thế giới đang tồn tại năm hình thức SGDCK: công ty tư nhân, công ty TNHH; công ty cổ phần; công ty cổ phần đại chúng; SGDCK theo hình thức thành viên và SGDCK theo hình thức pháp lý khác. Bản báo cáo cũng cho thấy, trong 49 thành viên của WFE thì có: 8 SGDCK theo dạng công ty tư nhân/ công ty TNHH; 9 SGDCK theo mô hình thành viên; 6 SGDCK theo các hình thức pháp lý khác; 13 SGDCK là công ty cổ phần và 13 SGDCK là công ty niêm yết. Như vậy, có thể thấy gần 70% SGDCK theo hình thức công ty (tức 34/49 SGDCK) và SGDCK theo hình thức công ty cổ phần và công ty niêm yết chiếm đa số và hai hình thức này đang là xu hướng chuyển đổi của các SGDCK trên thế giới [25].
Xu hướng quốc tế hiện nay là sau một thời gian hoạt động các SGDCK được chuyển đổi từ mô hình pháp lý thuộc sở hữu thành viên sang mô hình pháp lý công ty cổ phần (thậm chí một số SGDCK chuyển thành công ty cổ phần đại chúng niêm yết tại chính SGDCK đó). SGDCK đầu tiên thực hiện chuyển đổi là SGDCK Stockholm, năm 1993, tiếp sau là SGDCK Helsinki năm 1995, SGDCK Copenhaghen - 1996, SGDCK Amsterdam và Italia - 1997, SGDCK Australia - 1998. Đến cuối năm 2000, SGDCK Paris, Toronto và London cũng thực hiện chuyển đổi. Tháng 4/2005, SGDCK NewYork (NYSE) đã sáp nhập với ArcaExchange để trở thành NYSE Group, một công ty cổ phần đại chúng. Xuất phát từ yêu tố cạnh tranh và tăng cường năng lực tài chính, nâng cao công nghệ của SGDCK, hầu hết các cơ quan quản lý TTCK đều khuyến khích (thậm chí bắt buộc như trong trường hợp Philippines) chuyển đổi vì cho rằng, mục đích của quá trình này là giải phóng SGDCK khỏi những lợi ích cục bộ của các thành viên của Sở và đưa các Sở này tiến tới chịu những áp lực thương mại. Khi được giải phóng theo cách này, các SGDCK sẽ tập trung vào phát triển toàn bộ thị trường chứ không dành quá nhiều thời gian làm trung lập trong cuộc đấu tranh vì lợi ích cục bộ của mỗi thành viên. Mặt khác, việc tiến tới bước cuối cùng là trở thành một tổ chức
niêm yết trên thị trường, xét từ kinh nghiệm của các SGDCK đã được niêm yết là rất quan trọng. Để làm được điều này, cần phải tách biệt người sử dụng với chủ sở hữu, và chỉ đạt được điều này sau khi bán cổ phiếu cho một nhóm lớn những người không phải trung gian môi giới chứng khoán, và là các cổ đông công chúng.