Quyền và nghĩa vụ của Sở Giao dịch chứng khoán

Một phần của tài liệu Pháp luật về Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam (Trang 60)

- Về tổ chức bộ máy: Trong các mô hình pháp lý về SGDCK tại các nước đều có sự phân định rõ ràng giữa cơ quan đề ra chính sách, kế hoạch

2.3.1.3. Quyền và nghĩa vụ của Sở Giao dịch chứng khoán

LCK đã trao cho SGDCK khá nhiều quyền hạn thể hiện tính chất tự quản trong hoạt động của mình, như ban hành các quy chế hoạt động, tổ chức và điều hành hoạt động giao dịch chứng khoán, chấp thuận, huỷ bỏ tư cách thành viên giao dịch.

- Quyền của SGDCK: Theo thông lệ chung, SGDCK giữ vai trò là người tổ chức cho các nhà môi giới chứng khoán gặp gỡ, thương lượng, đấu giá, mua bán chứng khoán. SGDCK chịu trách nhiệm cung cấp hệ thống giao dịch cho các thành viên và thực hiện chức năng quản lý, điều hành các hoạt động diễn ra trên SGDCK thông qua các quy chế, qui định của SGDCK trong khuôn khổ pháp luật về TTCK. SGDCK không can thiệp vào giá cả chứng khoán mà chỉ đảm bảo sao cho việc mua bán chứng khoán và xác lập giá được diễn ra một cách công bằng, minh bạch và hợp pháp. SGDCK cũng là nhà cung cấp các dịch vụ, tiện ích cho hoạt động giao dịch chứng khoán và là đầu mối chuẩn hóa thông tin cho thị trường.

Điều 34 khoản 3 LCK quy định SGDCK "có chức năng tổ chức và giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán". Các chức năng cơ bản này được thể hiện qua các quyền quy định cụ thể tại Điều 37 LCK, gồm: Tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán niêm yết; quản lý hệ thống giao dịch chứng khoán; quản lý, giám sát hoạt động niêm yết chứng khoán; quản lý, giám sát hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết và công ty quản lý quỹ; quản lý, giám sát hoạt động của các thành viên SGDCK; tổ chức, quản lý và thực hiện công bố thông tin; làm trung gian hoà giải theo yêu cầu khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán.

- Nghĩa vụ của SGDCK: Trong quá trình thực hiện các chức năng của một SGDCK, SGDCK phải đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ theo Điều 38 LCK, bao gồm: Bảo đảm hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường được tiến hành công khai, công bằng, trật tự và hiệu quả; thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; thực hiện công bố thông tin theo quy định; cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác điều tra và phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK; phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phố biến kiến thức về chứng khoán và TTCK cho nhà đầu tư; bồi thường thiệt hai cho thành viên giao dịch trong trường hợp SGDCK gây thiệt hại cho thành viên giao dịch.

- Về điều lệ SGDCK: Điều lệ SGDCK là văn bản quy định những nguyên tắc cơ bản cho hoạt động, quản lý và điều hành SGDCK. Điều lệ SGDCK được Bộ Tài chính phê chuẩn theo đề nghị của HĐQT SGDCK sau khi có ý kiến của Chủ tịch UBCKNN. Điều lệ SGDCK có những nội dung chính như: tên, địa chỉ của SGDCK; mục tiêu hoạt động; vốn điều lệ; cách thức tăng vốn, giảm vốn hoặc chuyển nhượng vốn điều lệ; tên, địa chỉ và các thông tin cơ bản của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu; phần vốn góp hoặc số cổ phần và giá trị vốn góp của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn; người đại diện theo pháp luật; cơ cấu tổ chức quản lý; quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn hoặc cổ đông; quyền và nhiệm vụ của

HĐQT, Giám đốc, Phó Giám đốc và BKS; thể thức thông qua quyết định của SGDCK; thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ; chế độ kế toán, kiểm toán được áp dụng; việc thành lập các quỹ, cơ chế sử dụng quỹ; nguyên tắc sử dụng lợi nhuận, xử lý lỗ và chế độ tài chính khác; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ… Điều lệ của Sở trên cơ sở chi tiết và cụ thể hóa các quy định của pháp luật, đã tạo một khuôn khổ, giới hạn để SGDCK hoạt động một cách minh bạch và loại trừ rủi ro.

Tóm lại, Việc tách các TTGDCK ra khỏi cơ quan quản lý nhà nước, chuyển đổi thành các SGDCK là công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước là chủ sở hữu là bước ngoặt lớn trong quá trình hoạt động và phát triển của TTCK Việt Nam. Việc chuyển đổi mô hình pháp lý này tạo điều kiện cho các SGDCK có thể kết nối với các SGDCK quốc tế, thuận lợi hơn trong quá tŕnh hội nhập với TTCK khu vực và thế giới. Với mô hình pháp lý hiện tại, các SGDCK đă phát huy được những ưu điểm, thế mạnh như hoàn thiện cơ cấu tổ chức và công tác quản trị nội bộ theo mô hình quản trị công ty; tự chủ và độc lập về tài chính; chủ động hơn trong tổ chức và quản lý hoạt động giao dịch tại các SGDCK thông qua việc phân cấp tổ chức, quản lý điều hành thị trường rõ ràng hơn; nâng cao chất lượng phục vụ và đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ cho các thành viên tham gia thị trường; tạo vị thế ngang tầm với các SGDCK trong khu vực, thuận lợi hơn trong quá tŕnh kết nối, hội nhập. Tuy nhiên, với mô hình pháp lý hiện nay chỉ là một bước đệm để tiến tới một mô hình pháp lý, bộ máy tổ chức hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam (Trang 60)