Quy định về thành viên giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán

Một phần của tài liệu Pháp luật về Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam (Trang 65)

- Về tổ chức bộ máy: Trong các mô hình pháp lý về SGDCK tại các nước đều có sự phân định rõ ràng giữa cơ quan đề ra chính sách, kế hoạch

2.3.2.2. Quy định về thành viên giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán

Thành viên giao dịch tại SGDCK là CTCK được SGDCK chấp thuận trở thành thành viên giao dịch.

Cùng với sự phát triển của TTCK, các CTCK trong năm 2007 được thành lập và hoạt động khá nhiều. Tính đến tháng 7 năm 2009, có khoảng hơn 100 CTCK đã được UBCKNN cấp giấy phép thành lập và hoạt động. Nhằm tạo điều kiện cho các CTCK tham gia hoạt động trên sàn giao dịch, các SGDCK đã có những bước cải tiến quy trình tiếp nhận đăng ký làm thành viên theo hướng tinh gọn và tiết kiệm thời gian cũng như hỗ trợ đào tạo đại diện cho các công ty này. Ngoài ra, các CTCK cũng đã tích cực thực hiện công tác tư vấn cổ phần hoá, tư vấn niêm yết, phát hành cổ phiếu, tổ chức bán đấu giá cổ phần.

Theo Điều 39 LCK, thành viên giao dịch tại SGDCK là các CTCK được UBCKNN cấp giấy phép thành lập và được SGDCK chấp thuận tư cách thành viên. Điều kiện, thủ tục trở thành thành viên giao dịch tại SGDCK được quy định tại Quy chế thành viên SGDCK.

Chỉ có thành viên giao dịch của SGDCK được phép giao dịch tại SGDCK. Như vậy, không phải bất cứ CTCK nào được UBCKNN cấp phép thành lập đều là thành viên của SGDCK mà còn phải đáp ứng các điều kiện để trở thành thành viên giao dịch của Sở và được SGDCK chấp thuận tư cách thành viên. Điều này giúp thanh lọc những CTCK chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn cơ bản để có thể trở thành thành viên giao dịch như chưa có nghiệp vụ chuyên môn, đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn chưa sâu và hệ thống công nghệ thông tin chưa được chuẩn hoá. Đây cũng là quy định bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khi mở tài khoản và giao dịch tại CTCK.

Với quy mô ban đầu tổ chức thị trường, hoạt động và số lượng các CTCK hạn chế, việc thành lập và cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán do UBCKNN thực hiện thì tất cả các CTCK đã được cấp phép đều trở

thành thành viên của TTGDCK. Hiện giờ, khi số lượng CTCK nhiều hơn, SGDCK sẽ đặt ra các quy định chặt chẽ hơn nhằm hạn chế các CTCK nhỏ không đáp ứng được điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và chuyên môn cho hoạt động. Thành viên SGDCK phải là CTCK được UBCKNN cấp Giấy phép thành lập và hoạt động nghiệp vụ môi giới chứng khoán ; được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán chấp thuận là thành viên lưu ký ; có nhân viên được cử làm đại diện giao dịch đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định; đáp ứng điều kiện về vật chất kỹ thuật đảm bảo cho hoạt động giao dịch tại SGDCK như: có hệ thống nhận lệnh, chuyển lệnh và trạm đầu cuối đảm bảo khả năng kết nối với hệ thống giao dịch của SGDCK theo tiêu chuẩn do SGDCK quy định; có phần mềm phục vụ hoa ̣t đô ̣ng giao di ̣ch và thanh toán đáp ứng các yêu cầu kỹ thuâ ̣t và nghiệp vụ theo quy đi ̣nh của SGDCK theo tiêu chuẩn do SGDCK quy định ; tham gia đường truyền dữ liệu dùng chung theo quy định của SGDCK; có trang thông tin điện tử đảm bảo thực hiện việc công bố thông tin của CTCK; có hệ thống dự phòng trường hợp xảy ra sự cố máy chủ, đường truyền, điện lưới …. Các SGDCK quyết đi ̣nh số lươ ̣ng thành viên tối đa của SGDCK sau khi được sự chấp thuận của UBCKNN. Các tiêu chuẩn về thành viên của SGDCK có thể được thay đổi khi các chính sách và điều kiện thị trường thay đổi. Hiện nay, mặc dù các quy định của pháp luật quy định rất rõ về điều kiện thành lập và hoạt động của CTCK tại Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24 tháng 4 năm 2007 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động CTCK, và về mặt nguyên tắc nếu CTCK nào đủ điều kiện thì UBCKNN sẽ phải cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho Công ty. Tuy nhiên, do số lượng các CTCK đã được thành lập và hoạt động hiện nay là hơn 100 công ty. Nhiều CTCK ra đời nhưng đã rơi vào tinh trạng làm ăn thua lỗ do số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ (ví dụ tư vấn đầu tư chứng khoán…) bị san sẻ, cạnh tranh và giao dịch ít nên việc thu phí từ các hoạt động giao dịch cũng không nhiều. Mặt khác, kinh doanh chứng khoán là hoạt động kinh doanh có điều kiện, đòi hỏi doanh nghiệp phải đạt được những tiêu chuẩn và điều kiện cao,

nhất là điều kiện để là thành viên thị trường của SGDCK. Do vậy, ngày 26 tháng 12 năm 2008, Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 126/2008/QĐ-BTC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động CTCK ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC để sửa đổi, bổ sung, nâng cao tiêu chí cấp phép, cũng như chất lượng của các CTCK được thành lập, hạn chế bớt những công ty chưa đạt tiêu chuẩn là thành viên của SGDCK. Điều kiện thành lập và hoạt động CTCK tại văn bản này quy định chặt hơn so với quy định tại Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC.

Khi được là thành viên giao dịch của SGDCK, thành viên giao dịch sẽ có các quyền như: Sử dụng hệ thống giao dịch và các dịch vụ do Sở SGDCK cung cấp; nhận các thông tin về thị trường giao dịch chứng khoán SGDCK; đề nghị SGDCK làm trung gian hoà giải khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của thành viên giao dịch; đề xuất và kiến nghị các vấn đề liên quan đến hoạt động của SGDCK; các quyền khác quy định tại Quy chế thành viên giao dịch của SGDCK. Thành viên giao dịch sẽ có các nghĩa vụ như: tuân thủ các nghĩa vụ quy định của pháp luật và quy chế của Sở; chịu sự giám sát của SGDCK; nộp phí thành viên, phí giao dịch và các phí dịch vụ khác; công bố thông tin theo quy định của pháp luật này và quy chế công bố thông tin của SGDCK; hỗ trợ các thành viên giao dịch khác theo yêu cầu của SGDCK trong trường hợp cần thiết; các nghĩa vụ khác quy định tại Quy chế thành viên giao dịch của SGDCK.

Để quản lý thị trường và bảo vệ nhà đầu tư, SGDCK có quyền xử lý kỷ luật các thành viên vi phạm các quy chế hoạt động của Sở bằng các hình thức: nhắc nhở, khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ tư cách đa ̣i diê ̣n giao di ̣ch , đình chỉ giao dịch của thành viên , chấm dứt tư cách đa ̣i diê ̣n giao di ̣ch , thành viên khi các thành viên vi phạm các quy chế do Sở ban hành. Đây là một quyền năng rất đặc thù của SGDCK nhằm duy trì trật tự trong hoạt động của Sở và bảo đảm các nguyên tắc hoạt động của thị trường.

Nghiên cứu các quy định pháp luật và quy chế về thành viên giao dịch của SGDCK hiện nay, chúng ta nhận thấy các quy định đã ở mức độ tương đối hoàn thiện và phù hợp với mô hình hoạt động của SGDCK. Tuy nhiên, có thể thấy rằng với mô hình công ty TNHH 1 thành viên như hiện nay, các thành viên giao dịch (CTCK thành viên) sẽ không có vai trò trong quá trình sở hữu và điều hành hoạt động của thị trường, họ vẫn chỉ là các "thành viên giao dịch" [18, Điều 37], chứ không phải là "thành viên" theo nghĩa đầy đủ như thành viên của các SGDCK theo mô hình pháp lý công ty TNHH thuộc sở hữu thành viên (là các CTCK) trên thế giới. Các thành viên này về nguyên tắc sẽ không có một chút quyền năng nào trong quá trình điều hành, quản lý các hoạt động của SGDCK. Khi là thành viên giao dịch của SGDCK, các thành viên giao dịch chỉ có quyền sử dụng hệ thống giao dịch và các dịch vụ do SGDCK cung cấp, đề xuất và kiến nghị các vấn đề liên quan đến hoạt động của SGDCK mà không có quyền biểu quyết bất cứ vấn đề gì của Sở.

Một phần của tài liệu Pháp luật về Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam (Trang 65)