NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT CƠ BẢN GIỮA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VÀ DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG DƢỚI HÌNH THỨC PHÁP LÝ CÔNG

Một phần của tài liệu Pháp luật về Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam (Trang 46)

- Về tổ chức bộ máy: Trong các mô hình pháp lý về SGDCK tại các nước đều có sự phân định rõ ràng giữa cơ quan đề ra chính sách, kế hoạch

2.2. NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT CƠ BẢN GIỮA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VÀ DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG DƢỚI HÌNH THỨC PHÁP LÝ CÔNG

KHOÁN VÀ DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG DƢỚI HÌNH THỨC PHÁP LÝ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 1 THÀNH VIÊN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Là một pháp nhân thành lập và hoạt động theo mô hình pháp lý công ty TNHH một thành viên, tuy nhiên, SGDCK là doanh nghiệp đặc biệt, không giống như những doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức pháp lý công ty TNHH 1 thành viên thông thường theo Luật Doanh nghiệp, SGDCK còn có những đặc thù (khác biệt) sau:

Thứ nhất, về pháp luật điều chỉnh, ngoài Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành, SGDCK còn phải tuân thủ các quy định của LCK và các văn bản hướng dẫn thi hành LCK. Khi những quy định của Luật Doanh nghiệp và LCK có sự khác biệt thì pháp luật chuyên ngành là LCK sẽ được ưu tiên áp dụng. Nguyên tắc này được quy định tại Điều 3 Luật Doanh nghiệp năm 2005, do tính đặc thù của doanh nghiệp được thành lập.

Thứ hai, về tính chất sở hữu, SGDCK là Công ty TNHH một thành viên mà chủ sở hữu là Nhà nước. Còn các công ty TNHH 1 thành viên khác hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có thể thuộc sở hữu của Nhà nước, của tổ chức hoặc cá nhân khác.

Thứ ba, mục đích hoạt động của SGDCK của Việt Nam hiện nay là không vì mục tiêu lợi nhuận (phi lợi nhuận). Điều này khác biệt hẳn với các doanh nghiệp thông thường. Hầu hết các doanh nghiệp được thành lập đều hoạt động nhằm mục tiêu kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận trừ những doanh nghiệp được thành lập và hoạt động vì mục đích lợi ích công cộng (như các doanh nghiệp về môi trường...). Ngoài ra, mục tiêu hoạt động của SGDCK nhằm đảm bảo hoạt động giao dịch chứng khoán được thực hiện công khai, công bằng, minh bạch, trật tự và hiệu quả; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư.

Thứ tư, về bộ máy tổ chức và điều hành, SGDCK có HĐQT, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và BKS. Còn các Công ty TNHH 1 thành viên thành lập theo Luật Doanh nghiệp bộ máy tổ chức, điều hành như sau: Nếu chủ sở hữu công ty tự điều hành công ty thì chủ sở hữu công ty đồng thời là người quản lý, điều hành công ty. Nếu chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một người đại diện theo uỷ quyền để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình thì cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên (nếu có). Nếu chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một số người đại diện theo uỷ quyền thì cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; trong trường hợp này, Hội đồng thành viên gồm tất cả người đại diện theo ủy quyền. Như vậy, đối với các công ty TNHH một thành viên thông thường hoạt động theo Luật Doanh nghiệp thì không có HĐQT như cơ cấu quản lý, điều hành của SGDCK. HĐQT của SGDCK là cơ quan đại diện trực tiếp của chủ sở hữu nhà nước, quyết định mọi vấn đề

liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, quyền lợi của SGDCK, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và UBCKNN.

Thứ năm, việc bổ nhiệm Tổng Giám đốc và Chủ tịch HĐQT của SGDCK do Bộ trưởng Bộ Tài chính phê chuẩn theo đề nghị của HĐQT, sau khi có ý kiến của Chủ tịch UBCKNN. Điều này xuất phát từ SGDCK do Nhà nước là chủ sở hữu, do vậy, những chức danh cao nhất của Sở phải do cơ quan, người có thẩm quyền bổ nhiệm. Đối với những doanh nghiệp thông thường do chủ sở hữu quyết định.

Thứ sáu, về quyền và nghĩa vụ, SGDCK có những quyền năng đặc biệt mà các doanh nghiệp khác không có. Đó là quyền ban hành những quy chế hoạt động như quy chế giao dịch, quy chế thành viên, quy chế giám sát, quy chế công bố thông tin, quy trình kiểm soát nội bộ để giám sát, điều hành thị trường và xử lý kỷ luật đối với thành viên của Sở nếu có hành vi vi phạm quy chế do Sở ban hành. Có được quyền năng đặc biệt này, xuất pháp từ chức năng, mục tiêu hoạt động của SGDCK là phải đảm bảo cho thị trường hoạt động minh bạch, công bằng, có hiệu quả, và phát triển, bảo vệ nhà đầu tư. Tuy SGDCK có quyền ban hành quy chế, quy định và xử lý kỷ luật thành viên của Sở, lại không có doanh nghiệp thứ hai cạnh tranh, nhưng sẽ không xảy ra tình trạng tập trung quyền lực quá nhiều, sinh ra độc quyền, chi phối thị trường, gây khó khăn cho các CTCK thành viên. Bởi vì điều hành của Sở đã được sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK, mà cụ thể là UBCKNN. Có nghĩa là SGDCK phải điều hành theo Luật, theo những quy định của Nhà nước ban hành. Các quy định của luật pháp rất công khai, minh bạch, công bằng. SGDCK không thể tự ý ban hành những quy chế, quy định trái với pháp luật của Nhà nước. Và như vậy không thể xảy ra tình trạng lạm quyền hay tập trung quyền lực.

Một phần của tài liệu Pháp luật về Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)