Từ thực trạng, những bất cập về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam (Trang 89 - 91)

- Về tổ chức bộ máy: Trong các mô hình pháp lý về SGDCK tại các nước đều có sự phân định rõ ràng giữa cơ quan đề ra chính sách, kế hoạch

3.1.2.2. Từ thực trạng, những bất cập về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam

của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam

Với mô hình pháp lý SGDCK là công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước là chủ sở hữu sẽ phù hợp với sự phát triển của TTCK Việt Nam hiện nay nhưng chưa phải là mô hình lý tưởng, lâu dài trong tương lai. Với mô hình pháp lý SGDCK là công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước là chủ sở hữu cũng đã, đang và sẽ phát sinh những vấn đề cần phải giải quyết. Đó là những vấn đề:

Thứ nhất, do Nhà nước là chủ sở hữu duy nhất của SGDCK nên Nhà nước vẫn phải gánh vác những trọng trách quan trọng trong mọi hoạt động của Sở. Gánh nặng về ngân sách vẫn đặt ra cho Nhà nước. Nhà nước vẫn phải tự đi tìm đầu vào và ra cho SGDCK.

Thứ hai, tính tự quản của Sở đã được nâng cao một cách rõ rệt thay đổi về cả lượng và chất so với TTGDCK trước đây. Tuy nhiên, tính tự chủ thì vẫn phục thuộc hoàn toàn vào Nhà nước về cơ chế, chính sách, không tạo nên một sự linh hoạt cho SGDCK khi tự mình gia các quan hệ hợp tác và điều hành hoạt động của Sở. Thủ tục, trình tự vận hành bộ máy của SGDCK còn mang nặng tính hành chính, biện pháp đòn bẩy kinh tế chưa được sử dụng hoặc chưa thực sự phát huy hiệu quả cao.

Thứ ba, với mô hình pháp lý hiện nay, cả SGDCK Hà Nội và SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh SGDCK đều là Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước là chủ sở hữu, do vậy, không tạo nên được yếu tố cạnh tranh lành mạnh giữa hai SGDCK ngay trong chính quốc gia mình, đồng thời, sẽ không có

động lực mạnh mẽ để vươn lên và cạnh tranh với các SGDCK trong khu vực, trở thành những SGDCK chuyên nghiệp với hệ thống công nghệ hiện đại không chỉ thu hút các doanh nghiệp trong nước mà còn thu hút các doanh nghiệp nước ngoài niêm yết tại SGDCK của Việt Nam. Khi thiếu đi động lực để cạnh tranh, SGDCK sẽ dần trở lên cục bộ, bị động, trì trệ, chậm đổi mới và phát triển so với thế giới.

Thứ tư, nhìn vào xu hướng chung của thế giới, ta thấy rõ hiện nay các SGDCK đang trải qua một thời kỳ chuyển đổi mô hình pháp lý mạnh mẽ. Các SGDCK lần lượt chuyển đổi từ mô hình SGDCK thuộc sở hữu của các thành viên sang mô hình công ty cổ phần hoặc công ty cổ phần đại chúng và niêm yết cổ phiếu của chính mình tại SGDCK. Sự chuyển đổi đó diễn ra như một quy luật của sự phát triển về kinh tế, công nghệ… Các Sở đa dạng hóa hình thức sở hữu, cho phép nhiều đối tượng có tiềm lực tài chính, có kỹ năng quản ký có thể trở thành cổ đông của SGDCK.

Thứ năm, hiện nay tại Việt Nam, việc tồn tại hai SGDCK là SGDCK Hà Nội và SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh là cần thiết và phù hợp với sự phát triển của TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, cơ chế niêm yết và giao dịch trên hai SGDCK hiện nay còn chồng chéo, chưa thống nhất và chưa đồng bộ, định hướng phát triển về quy mô thị trường chưa rõ ràng dẫn đến việc bản thân các SGDCK chưa khai thác hết tiềm năng của mình. Ví dụ như một doanh nghiệp có vốn 80 tỷ có thể niêm yết tại SGDCK Hà Nội và SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh… Cơ cấu tổ chức thị trường hiện tại gồm 02 SGDCK với 04 hệ thống giao dịch (cổ phiếu niêm yết trên SGDCK Tp. HCM, cổ phiếu niêm yết trên SGDCK Hà Nội, cổ phiếu đăng ký giao dịch tại hệ thống UpCom, trái phiếu) dựa những yêu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống, trang thiết bị công nghệ không tương thích, không đồng bộ với nhau cũng ảnh hưởng tới hiệu quả của TTCK.

Thực trạng pháp luật về hoạt động của SGDCK như đã nêu tại chương 2, đã gặp phải những vấn đề mới phát sinh cần được giải quyết như chưa phân định cơ chế giám sát giao dịch và giám sát các CTCK là thành viên tại SGDCK một cách rõ ràng giữa UBCKNN và SGDCK; cơ chế điều hành hoạt động của SGDCK chịu sự chi phối và tác động hoàn toàn từ phía cơ quan quản lý nhà nước do các cơ quan này vừa là chủ sở hữu vừa là thành viên trong bộ máy của Sở; phân chia khu vực niêm yết chồng chéo; công bố thông tin mang tính hình thức, quyền hạn của thành viên giao dịch tại SGDCK chưa nhiều; SGDCK chưa được chủ động trong việc xử lý thành viên vi phạm quy chế của Sở; chưa có sự cạnh tranh giữa hai SGDCK do cùng một chủ sở hữu là Nhà nước; mối quan hệ giữa các SGDCK với nhau, giữa SGDCK với UBCKNN, Bộ Tài chính còn nhiều bất cập. Do vậy, trong tương lai gần, cần phải cho các tổ chức, cá nhân ngoài Nhà nước tham gia vào việc quản lý điều hành SGDCK và không có cách gì tốt hơn là phải đa dạng hóa về cơ cấu sở hữu, tổ chức và hoạt động của SGDCK.

Một phần của tài liệu Pháp luật về Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)