Hoạt động của một số Tổ chức tài chính, Quỹ đầu tư trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Một số phương pháp nhằm thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài tại việt nam trong giai đoạn 2012 2020 (Trang 39 - 43)

Lần đầu tiên Việt Nam tiếp cận với hình thức đầu tư gián tiếp là vào đầu những năm 1990. Vào thời điểm đó, 7 quỹ đầu tư nước ngoài như Vietnam Lazard Fund, Templeton Vietnam, Beta Fund… với số vốn huy động khoảng 400 triệu USD đã vào Việt Nam. Tuy nhiên, những quỹ này đã lần lượt rút lui sau cuộc khủng hoảng kinh tế

châu Á, chỉ còn lại duy nhất quỹ Vietnam Enterprise Investment Fund (VEIL) do Công ty Dragon Capital quản lý.

Vào năm 2002, nhìn thấy cơ hội kinh doanh lớn từ quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài khởi động lại việc

đầu tư với sự xuất hiện của Mekong Enterprise Fund với số vốn 18,5 triệu USD. Từđó

đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận thêm hơn 10 quỹ với tổng số vốn đã vượt qua con số 1 tỷ USD. 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000

Quy mô vốn hóa thị trường CK Việt Nam

41

(Đơn vị tính: triệu USD) Tên

quỹ Năm khai trương Quy mô ban đầu

Vietnam Enterprise Investments Ltd

“C share issue” + IFC 2001 28,4

Mekong Enterprise Fund Ltd 2002 18,5

Vietnam Opportunity Fund 2003 9,5

Vietnam Enterprise Investments Ltd

“C share” offering 2003 60

PXP Vietnam Fund 2003 5,1

IDG Ventures Vietnam 2004 120

PXP Vietnam Fund vòng 2 2004 5,6

Quỹ Finasa 2005 18

Bảng 2.1: Tình hình các quỹ đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005

(Nguồn:Tham luận tại hội thảo “Bàn về sở hữu của nhà ĐTNN trong DNVN)

So với thời điểm đầu năm 2012, nhiều quỹđầu tưđã có mức tăng trưởng giá trị

tài sản ròng (NAV) lớn: VF4 tăng 36%, MAFPF1 tăng 32,7%, VFMVF1 tăng 29,1%... Dù các quỹ vẫn chưa lấy lại được toàn bộ những gì đã mất trong năm 2011, nhưng tương quan so sánh mức tăng trưởng NAV bình quân của nhóm các quỹđầu tư đại chúng niêm yết vào các thị trường mới nổi khác cho thấy, TTCK Việt Nam đang ngày một hấp dẫn hơn.

Theo báo cáo tổng hợp các quỹ đầu tư vào các thị trường mới nổi của Rothschild, tính đến ngày 8/6/2012, rất nhiều quỹđầu tưđại chúng trên thị trường Việt Nam đã có mức tăng trưởng giá trị tài sản ròng ấn tượng. Điều đáng nói là, quỹ có mức

42

NAV của Quỹđầu tư doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam (VFMVF4) có mức tăng trưởng lớn nhất, đạt 36,5% (mức tăng giá trị tài sản ròng tính theo đơn vị USD, cao so với mức tăng NAV tính theo VND do tỷ giá chính thức USD/VND từ đầu năm 2012 tới nay đã giảm nhẹ). Các quỹ đại chúng có mức tăng trưởng NAV lớn tiếp theo, tính theo dữ liệu của Rothschild là Quỹđầu tư tăng trưởng Manulife (MAFPF1), với mức tăng 32,7%; Vietnam Emerging Equity Fund tăng 30,1%, Quỹ Đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VFMVF1) tăng 29,1%... Đối với nhóm quỹ đầu tư đại chúng nước ngoài

đang đầu tư tại Việt Nam, mức tăng NAV dao động chủ yếu từ 20 - 30%.

Hai quỹđầu tư vào sản phẩm có thu nhập cốđịnh của Dragon Capital là Dragon Capital Vietnam Debt “A’ class và ‘B’ class cũng có mức tăng trưởng khá so với lịch sử của hai quỹ kể từ khi thành lập, với mức độ tăng trưởng lần lượt là 8,2% và 9,5%. Với mức giảm lãi suất mạnh như thời gian vừa qua, việc các quỹ đầu tư vào chứng khoán nợ có mức tăng trưởng mạnh là một điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, trong nhóm này, các quỹ đầu tư vào lĩnh vực bất động sản có mức tăng trưởng chậm chạp nhất. Thậm chí, quỹ Vietnam Property Holding giảm 21% giá trị sản ròng trong khoảng thời gian nói trên, quỹ VinaLand giảm 3,3%.

Mặc dù có sự phân hạng giữa các nhóm quỹ đầu tư khác nhau, nhưng nhìn chung, các quỹđại chúng đầu tư tại Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng tính từđầu năm

đến nay lớn hơn so với mặt bằng chung các thị trường mới nổi khác.

Tại Úc, các quỹ này hầu như có mức tăng trưởng âm, với tỷ lệ giảm nhẹ NAV từđầu năm tới ngày 8/6, khoảng dưới 7%. Tại Campuchia, chỉ có 1 quỹ có NAV tăng, với mức 0,8%. Ở Trung Quốc, ngoại trừ quỹ FTSE/Xinhua China 25 Index Fund có mức tăng NAV tới 50,8%, thì các quỹ còn lại chủ yếu giảm hoặc tăng rất nhẹ.

Ấn Độ, một thị trường chứng khoán mới nổi, có sức cạnh tranh lớn đối với Việt Nam, cũng ghi nhận mức tăng trưởng NAV trong cùng thời gian âm hoặc rất thấp (chủ

43

NAV dao động khoảng 40%, cao hơn so với mức giảm NAV năm 2011 của các quỹ đầu tư vào Việt Nam.

Thêm vào đó, một điểm khá tích cực là tỷ lệ chiết khấu giá trên giá trị tài sản ròng của các quỹ có sự phân nhóm rõ ràng, theo chiều hướng giảm. Một số quỹ có tỷ lệ

chiết khấu giá trên giá trị tài sản ròng cao như Quỹ hạ tầng Vietnam Infrastucture Ltd của VinaCapital (58,3%), Quỹ DWS Vietnam Fund (48,7%), VinaCapital Vietnam Opportunity (VOF) của VinaCapital (37,9%), trong khi các quỹ còn lại có tỷ lệ chiết khấu giá trên giá trị tài sản ròng rất thấp, chỉ trên dưới 10%. Ví dụ, Vietnam Emerging Equity Fund có mức chiết khấu 6,7%, DB X-Tracker FTSE Vietnam ETF 0,9%, Vietnam Growth Fund 14,5%... Cá biệt, quỹ Market Vectors Vietnam ETF còn có thị

giá cao hơn 1,3% so với giá trị tài sản ròng tại ngày 8/6.

Giai đoạn 2008 - 2009, rất nhiều quỹđầu tư chứng khoán đại chúng nước ngoài tại Việt Nam có mức chiết khấu thị giá lên tới 60 - 70% giá trị tài sản ròng do NĐT quan ngại những diễn biến tiếp tục xấu của TTCK Việt Nam.

Sự việc quỹ Indochina Capital Vietnam (ICV) do Công ty Quản lý quỹ

Indochina chịu cảnh phải tách quỹ một phần bởi NĐT đòi chia tài sản, cũng là hệ quả

của việc chứng chỉ quỹ niêm yết có mức chiết khấu giá trên giá trị tài sản ròng quá lớn. Vì thế, việc tỷ lệ chiết khấu giá trên tài sản ròng đang giảm mạnh ở đa số các quỹ cho thấy, NĐT nước ngoài đã có cái nhìn tích cực hơn đối với TTCK Việt Nam.

Một làn sóng đầu tư gián tiếp nước ngoài được dự báo sẽđổ vào Việt Nam trong tương lai gần khi chính phủ chính thức cho phép thành lập chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài. Đó chắc chắn sẽ là những quỹ nổi tiếng, hoạt động lâu đời ở những quốc gia phát triển. Nguyên nhân chủ yếu khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vào thời điểm hiện nay là cả ba yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội đều được coi là thuận lợi, đặc biệt tiềm năng tăng trưởng kinh tế dài hạn của Việt Nam cho thấy

44

khả năng tăng trưởng lợi nhuận bền vững. Hơn nữa, Việt Nam đang tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn như Mobifone, Vinaphone…

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có 24 quỹđầu tưđược thành lập, trong đó có 5 quỹđại chúng và 19 quỹđầu tư

thành viên. Hiện có 46 công ty quản lý quỹ đã được cấp phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam

Một số quỹđầu tư và định chế tài chính:

Một phần của tài liệu Một số phương pháp nhằm thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài tại việt nam trong giai đoạn 2012 2020 (Trang 39 - 43)