HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
3.3.1 Chính sách quản lý đồng bộ của Chính phủ
Bên cạnh những mặt tích cực, FII còn ẩn chứa nhiều mặt tiêu cực có khả năng gây ra những bất ổn lớn cho nền kinh tế. Khi dòng vốn FII chảy vào quá lớn, vượt quá khả năng hấp thụ của nền kinh tế, thì nó sẽ làm giảm hiệu quả của các chính sách tiền tệ, tạo ra tình trạng bong bóng tài sản (đặc biệt là bong bong bất động sản), làm tăng giá nội tệ, ảnh hưởng tiêu cực đến lĩnh vực tài chính, cán cân thanh toán và toàn bộ nền kinh tế. Và hiện nay Thái Lan đang là một ví dụđiển hình cho sự hấp thụ quá nhiều FII này. Mặt khác, với đặc tính là dòng vốn mang tính ngắn hạn, FII sẽ nhanh chóng rút lui khỏi một quốc gia khi nền kinh tế của quốc gia này có những dấu hiệu bất ổn và cơ hội sinh lời của thị trường tài chính giảm, hoặc khi các nhà đầu tư nước ngoài đã đạt được lợi nhuận mong muốn, và chuyển sang các quốc gia khác có tiềm năng đầu tư tốt hơn.
88
Điều này xảy ra bất ngờ sẽ tạo ra một cú sốc lớn, để lại những vết thương trầm trọng cho nền kinh tế của quốc gia mà không phải ngày một ngày hai có thể hồi phục.
Chính vì vậy, để VN có thể tránh được những tác động tiêu cực do FII gây lên, thì chúng ta cần xây dựng được một tổ hợp giải pháp đồng bộ kiểm soát chặt chẽ dòng vốn này.
Việt Nam cần thực hiện các gói chính sách tiền tệ nghiêm ngặt, bao gồm các biện pháp: Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng để tránh làm bùng phát tín dụng cho vay trong nước (do dòng vốn FII đổ vào sẽ đẩy giá bất
động sản lên cao). NHNN có thể yêu cầu nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các NHTM, rút bớt lượng tiền khỏi hệ thống lưu thông để làm giảm lạm phát. Ngoài ra, Việt Nam có thể cân nhắc tới biện pháp giảm lãi suất, làm cho các tài sản trong nước kém hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc lợi ích cũng như tác hại trước khi quyết định lựa chọn chính sách này.
Cuối cùng, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan được Chính phủ
giao nhiệm vụ giám sát dòng vốn FII (NHNN, UBCK NN, Bộ Kế hoạch Đầu tư) để
thực hiện kiểm soát việc dòng vốn vào với việc kiểm soát dòng vốn ra. Qua đó, chúng ta luôn chủ động đưa ra được những giải pháp kịp thời đối phó với việc dịch chuyển bất ngờ của dòng vốn FII.
Nhưng trên hết, việc các nhà đầu tư có chấp nhận bỏ vốn ra hay không mới là
điều quan trọng nhất. Chúng ta có thể ngồi bàn xem kiểm soát như thế nào để tránh rủi ro nhưng nếu dòng vốn này không phát triển thì cũng chẳng cần thiết phải phòng chống làm gì. Chính vì thế, hãy đưa cho các nhà đầu tư những công cụđể họ chống rủi ro cho mình trước thì họ mới yên tâm bỏ vốn ra đầu tư. Những công cụ đó chính là sản phẩm phái sinh. Chính phủ phải nhanh chóng có những quy định để phát triển thị trường sản phẩm phái sinh để thị trường này không những thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh mà còn giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn khi bỏ vốn ra đầu tư và tránh
89
được những cuộc tháo chạy hàng loạt khi thị trường chứng khoán xảy ra những biến
động lớn. Để tránh việc đầu cơ trên các sản phẩm phái sinh – điều mà các nhà hoạch
định chính sách rất lo sợ – thì Chính phủ nên đặt ra những quy định bắt buộc như: Quy
định về giới hạn giá và số lượng nhằm khống chế các nhà đầu tưđưa ra những mức giá quá cao hay quá thấp; Yêu cầu về vốn và thế chấp trên các hợp đồng phái sinh; Mở cửa thị trường tự do cho tất cả các định chế triển khai các hợp đồng phái sinh để tránh tình trạng độc quyền gây bất lợi cho nhà đầu tư; Yêu cầu vềđăng ký và báo cáo nhằm làm tăng thêm tính minh bạch cho tất cả các thành viên tham gia thị trường…