Công ty Tài chính Quốc tế (IFC)

Một phần của tài liệu Một số phương pháp nhằm thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài tại việt nam trong giai đoạn 2012 2020 (Trang 45 - 46)

- Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) là bộ phận phụ trách khu vực tư nhân thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới. Nhiệm vụ của IFC là thúc đẩy đầu tư vào khu vực tư nhân tại các nước đang phát triển nhằm xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân. IFC cấp vốn cho các dự án đầu tư bằng tiền của mình và qua huy động vốn trên thị

trường tài chính quốc tế. IFC cũng cung cấp trợ giúp kỹ thuật và tư vấn cho chính phủ

và doanh nghiệp.

- IFC là tổ chức đa phương cung cấp vốn cổ phần và vốn vay lớn nhất cho các doanh nghiệp tư nhân tại các nước đang phát triển. Nguồn vốn của IFC là dài hạn và theo điều kiện thị trường

- Vốn điều lệ của IFC do 175 nước thành viên cung cấp và họ quyết định chính sách và phê duyệt các khoản đầu tư của IFC.

- IFC chia sẻ rủi ro dự án cùng với chủđầu tư và các đối tác tài chính khác nhưng không tham gia vào việc quản lý dự án.

- IFC chỉ cấp vốn cho một phần tổng chi phí dự án. Cứ 1 USD vốn của IFC thì các nhà đầu tư và vho vay khác cung cấp 5 USD.

47

Sự tham gia của IFC và các dự án giúp đảm bảo và cân bằng nhu cầu của các bên trong một giao dịch: nhà đầu tư nước ngoài, đối tác trong nước, các tổ chức tín dụng khác và chính quyền.

Ưu tiên chiến lược của IFC tại Việt Nam là: - Phát triển ngành tài chính.

- Phát triển cơ sở hạ tầng qua tư nhân và đầu tư - Cải cách doanh nghiệp nhà nước

- Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) - Cải thiện môi trường đầu tư.

Vào năm tài chính 1997, IFC giúp thành lập Công ty Cho thuê Quốc tế Việt Nam (VILC) - công ty thuê tài chính đầu tiên tại Việt Nam. VILC đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nguồn tài chính trung hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Bên cạnh các quỹđầu tư và tổ chức tài chính nêu trên thì còn rất nhiều các quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính khác đang và sẽ hoạt động tại Việt Nam. Một số quỹ đầu tư của Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Au cũng đang thể hiện ý định đầu tư vào thị

trường chứng khoán Việt Nam. Hiện nay, ngoài Merrill Lynch vừa ký thoả thuận mở

tài khoản đầu tưở một công ty chứng khoán tại TP.HCM, đại diện của các quỹđầu tư

tầm cỡ khác như Morgan Stanley, Goldman Sachs, JP Morgan Chase đã nhiều lần tới Việt Nam để thu thập thông tin và khảo sát thị trường… Khi thị trường tài chính Việt Nam phát triển đến một mức nào đó, họ sẽ vào. Với họ, làn sóng thứ ba của các quỹ đầu tư nước ngoài ở Việt Nam sẽ bắt đầu và đây chắc hẳn là một làn sóng có chất lượng hơn rất nhiều so với những lần trước.

Một phần của tài liệu Một số phương pháp nhằm thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài tại việt nam trong giai đoạn 2012 2020 (Trang 45 - 46)