Đánh giá tác động của nguồn vốn FII huy động từ thị trường quốc tế

Một phần của tài liệu Một số phương pháp nhằm thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài tại việt nam trong giai đoạn 2012 2020 (Trang 64)

2.3.3.1 Hiệu quả huy động vốn

Hiện nay tại Việt Nam có 2 kênh huy động vốn từ thị trường quốc tế là phát hành cổ phiếu và trái phiếu, tuy nhiên Việt Nam mới chỉ tiếp cận được kênh huy động qua trái phiếu. Hai lần phát hành trái phiếu chính phủ ra nước ngoài năm 2005 và 2010

đều đạt được những kết quả khả quan mà đặc biệt phải kểđến thành công của đợt phát hành đầu tiên vào năm 2005. Khối lượng đặt thầu của nhà đầu tư nước ngoài lên đến 4,5 tỷ USD, gấp 6 lần khối lượng trái phiếu chính phủ Việt Nam phát hành. Trái phiếu Chính phủ VN phát hành rất hiệu quả, thấp hơn lãi suất trái phiếu của các nước trong khu vực có cùng hệ số tín nhiệm. Lãi suất trái phiếu loại 10 năm của VN thực trả là 7,125%/năm. Trong khi, mức lãi suất trái phiếu Chính phủ Philippines loại 10 năm giao dịch ở mức 8,1%/năm, còn trái phiếu Chính phủ Indonesia loại 10 năm giao dịch

66

công, đạt được kết quả chính phủđề ra như bán hết khối lượng trái phiếu phát hành, lãi suất dưới 7%. Trái phiếu doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được đưa ra thị trường quốc tế, Vincom cũng rất thành công khi được mua hết ngay sau khi niêm yết trên sàn giao dịch Singapore 30 phút.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thành công này là do sự lòng tin của nhà đầu tư

nước ngoài vào sự phát triển của nên kinh tế Việt Nam. Cụ thể, trong năm 2005, độ tín nhiệm của Việt Nam được các tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế gần đây liên tiếp nâng mức xếp hạng của Việt Nam. S&P tuần vừa rồi đã nâng mức tín nhiệm của Việt Nam từ BB- lên BB. Moody cũng nâng lên mức Ba3 trong khi một tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế nổi tiếng khác là Fitch cũng xếp Việt Nam hạng BB-.

Nguồn FII huy động từ thị trường quốc tế này đã góp phần tích cực với sự phát triển kinh tếđất nước. Thứ nhất, nguồn vốn này đã bổ sung được nguồn cung ngoại tệ đang thiếu hụt, góp phần làm tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và giảm áp lực lên tỷ giá.

Việc huy động vốn FII từ việc phát hành trái phiếu năm 2010 không hiệu quả

như lần đầu nhưng cũng đã hoàn thành được chỉ tiêu của chính phủ đề ra. Mức lãi suất trúng thầu bình quân cùa đợt phát hành này là 6,95%. Theo thông cáo của Bộ Tài chính về hệ số tín nhiệm quốc gia (thường được các tổ chức tài chính quốc tế xem như một căn cứđểđánh giá khả năng trả nợ), năm 2009, tổ chức xếp hạng Moody’s đã xếp hạng tín nhiệm Việt Nam ở mức Ba3 như hai năm trước đó. Mức xếp hạng này tương đương với Philippines và thấp hơn 1 bậc so với Indonesia, nhưng thấp hơn 3 bậc so với mức chuẩn của đầu tư trái phiếu. Theo tandard&Poors, Việt Nam được xếp hạng BB, cao hơn mức BB- của Indonesia và Philippines. Tuy nhiên, mức lãi suất trúng thầu của Việt Nam lại cao hơn so với 2 quốc gia này. Trước đó, Indonesia và Philippines đều phát hành thành công với lãi suất dưới 6%.

67

Mặc dù thời điểm phát hành của Việt Nam có một số yếu tố bất lợi như: thứ

nhất, nguồn cung trái phiếu các quốc gia mới nổi trong thời gian gần đây rất lớn (trên chục tỷ USD từ Indonesia, Phillippines, Hy Lạp, Mehico, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Slovakia...) do nhu cầu kích thích kinh tế sau khủng hoảng của các quốc gia này; thứ

hai, tổng thống Mỹ Obama đề xuất đưa ra một số quy định hạn chế các định chế tài chính nắm giữ các khoản đầu tư rủi ro tác động không nhỏ tới thị trường tài chính nước này. Ngoài ra thị trường tài chính quốc tế cũng đang lo ngại về các biện pháp thắt chặt kinh tế của Trung Quốc. Sự bất lợi còn thể hiện ở mức độ đăng ký, ngay trong tháng 1 này, Indonesia phát hành 2 tỷ USD trái phiếu 10 năm có lượng đăng ký lên tới 5 tỷ

USD; Phillippines phát hành 1,5 tỷ USD trái phiếu 10 năm có lượng đăng ký lên tới 9 tỷ USD. Nhưng đến khi Việt Nam phát hành với khối lượng thấp hơn (1 tỷ USD) thì khối lượng đăng ký chỉ khoảng 2,4 tỷ USD. Mức độ đăng ký thấp cũng đồng nghĩa với lợi tức phát hành cao.

Vẫn phải nói rằng, trong khi xếp hạng tín dụng của Việt Nam cao hơn nhưng lãi suất trúng thầu lại cao hơn 2 quốc gia bạn cho thấy sự lo ngại của các nhà đầu tư quốc tế về sự ổn định kinh tế vĩ mô trong tương lai của Việt Nam. Xếp hạng về năng lực cạnh tranh của các quốc gia được công bố tại diễn đàn kinh tế thế giới năm 2009 cũng ghi nhận sự tụt hạng sâu về môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Việt Nam tụt 5 bậc từ 70/134 xuống 75/133 nền kinh tế so với năm trước trong bảng xếp hạng chung, trong đó có đóng góp quan trọng của sự thay đổi trong chỉ tiêu về ổn định kinh tế vĩ

mô, tụt hạng sâu 42 bậc, từ 70 xuống 112.

Ngoài ra môi trường kinh doanh năm 2009 của nước ta cũng tiếp tục suy giảm, bảng xếp hạng về môi trường kinh doanh do Ngân hàng Thế giới công bố, Việt Nam bị

tụt 2 bậc, trong 10 chỉ tiêu đánh giá, Việt Nam bị tụt hạng về 9 chỉ tiêu, chỉ lên hạng về

68

2.3.3.2 Hiệu quả sử dụng vốn

Một thực tếđáng buồn đó là vốn FII huy động được từ việc phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế hiện nay không được sử dụng hiệu quả. Số vốn huy

động được này chủ yếu thuộc ngân sách nhà nước, được chính phủ một phần bổ sung vào ngân sách, một phần cho các doanh nghiệp quốc doanh vay lại. Cụ thể, toàn bộ số

tiền 750 triệu USD huy động được trong năm 2005 đã cho tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Vinahshin vay lại. Tuy nhiên, hiện nay, Vinashin đang đứng trước nguy cơ

phá sản khi mà tổng nợđến tháng 6, 2010 là 86000 tỷđồng. Bởi vậy, có thể nói, số tiền 750 triệu USD vay đã bị sử dụng lãng phí, không những không mang lại hiệu quả kinh tế mà còn làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam trên thị trường quốc tế, làm ảnh hưởng

đến những đợt phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế tiếp theo.

Số tiền 1 tỷ USD huy động được trong năm 2010 một phần được đưa vào ngân sách nhà nước, một phần cho các tập đoàn dầu khí, tổng công ty hàng hải Việt Nam, tổng công ty sông Đà và tổng công ty lắp máy Việt Nam đểđầu tư bổ sung vào các dự

án lọc dầu Dung Quất, dự án xây dựng thủy điện Xê Ca Mản 3, nhà máy thủy điện Hủa Na và mua tàu vận tải biển, trong đó tập trung phần lớn cho đầu tư vào nhà máy lọc dầu Dung Quất. Cần đợi một thời gian nữa đểđánh giá được hiệu quả sự dụng vốn FII lần này của chính phủ. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế và xã hội của nhà máy lọc dầu Dung Quất không được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao, bởi vậy cũng không loại trừ khả năng số vốn này cũng bị sử dụng lãng phí như 750 triệu USD năm 2005.

Kết luận Chương II: Có thể nhận thấy trên bức tranh tổng quát về tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ những năm 2000 cho đến nay chính phủđã quá thiên vị

cho vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khi thực sự chưa dành cho việc thu hút vốn

đầu tư gián tiếp nước ngoài một cách thỏa đáng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, đã có một sự thay đổi tương đối lớn để thu hút một lượng vốn khổng lồ trên thế giới nhằm

69

phát triển đất nước và cũng để phát triển một thị trường tài chính lành mạnh, có chiều sâu đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Dần dần, vai trò của nguồn vốn đầu tư

gián tiếp nước ngoài đã được khẳng định với nhiều kinh nghiệm trên thực tế thị trường tài chính những năm gần đây. Lượng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều và góp phần làm cho thị trường chứng khoán sôi động, phát triển lên một mức mới cao hơn. Tuy những chính sách thu hút còn thiếu, thị trường vẫn còn nhiều bất cập và việc quản lý cũng chưa thật sự tốt nhưng với những nỗ lực của chính phủ và bản thân các doanh nghiệp thì trong một tương lai không xa nguồn vốn này sẽ

ngày càng tăng, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu vốn của một nền kinh tế đang phát triển và đang được coi như một “con hổ” của châu Á.

70

CHƯƠNG III

CÁC PHƯƠNG PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ GIÁN TIP NƯỚC NGOÀI VIT NAM TRONG GIAI ĐON 2012 – 2020 3.1 DỰ BÁO MỨC ĐỘ HỘI NHẬP TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2012 - 2020

3.1.1 Dự báo mức độ hội nhập tài chính

Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Mỹ, một số nước Châu Âu, Châu Á và các thị trường mới nổi đã có bước phục hồi mạnh mẽ, thậm chí một số thị trường

đã có tốc độ tăng trưởng tương đương trước thời kỳ khủng hoảng. Theo báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế VN tháng 12/2010 của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng khẳng

định: Trong bối cảnh hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế VN tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá nhanh và ổn định. Mặc dù tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu không đều khắp trên toàn thế giới, khu vực Châu Á vẫn đạt được thành tích khá tốt.

Đặc biệt, trong khu vực Châu Á, VN vẫn tiếp tục đạt thành tích tăng trưởng khá ấn tượng. VN là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (EAP) trước cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, và vẫn duy trì

được vị trí đó cả sau khủng hoảng. Sau khi đạt mức tăng trưởng GDP thực 5,3% trong năm 2009, 6,5% trong năm 2010, 5,89% năm 2011 và nền kinh tế VN dự báo tăng trưởng khoảng 5,1% trong năm 2012. Trong những năm qua, chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tếđã đóng góp những bước tiến đáng kể vào công cuộc cải cách kinh tế đất nước. Việt Nam đã ký kết và thực hiện nhiều thỏa thuận tự do hoá khu vực, các Hiệp định thương mại song phương với hầu hết các nước đối tác lớn như Mỹ, EU… và

đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được 6 năm. Thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ mang lại cho nước ta nhiều lợi ích to lớn.

71

Ngày 18/4, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 450/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020 với các nhiệm vụ cốt lõi. Cụ thể, tiếp tục xử lý tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa tiết kiệm và đầu tư; tỷ trọng đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2015 khoảng 33,5-35% GDP. Chiến lược Tài chính đến năm 2020 cũng cho thấy quyết tâm của Chính phủ trong việc phát triển đồng bộ các loại thị

trường, tái cấu trúc thị trường tài chính và dịch vụ tài chính. Tập trung phát triển thị

trường chứng khoán ổn định, vững chắc, hoạt động hiệu quả, vận hành an toàn. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 50% GDP vào năm 2015 và đạt khoảng 70% vào năm 2020; dư nợ thị trường trái phiếu đạt khoảng 30% GDP vào năm 2020. Bên cạnh đó, Chiến lược Tài chính cũng hướng đến mục tiêu đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc gia, cân đối ngân sách tích cực. Giảm mức bội chi ngân sách nhà nước xuống dưới 4,5% GDP vào năm 2015 (tính cả trái phiếu chính phủ) và giai đoạn 2016- 2020 tương đương 4% GDP. Phấn đấu đến năm 2015 tổng mức dự trữ Nhà nước đạt 0,8-1% GDP và đến năm 2020 đạt khoảng 1,5% GDP

Hơn nữa, theo Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã cho thấy quyết tâm phát triển thị trường chứng khoán của Việt Nam. Một trong những giải pháp quan trọng mà Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN) đề ra là phát triển và đa dạng hóa các loại hình nhà đầu tư, cải thiện chất lượng cầu đầu tư nhằm hướng tới cầu đầu tư bền vững. Cụ thể, sẽ phát triển và đa dạng hóa các tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nhiệp, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư khác tham gia thị

trường chứng khoán trên cơ sở xây dựng khuôn khổ pháp luật và chính sách tài chính thích hợp để tạo điều kiện hình thành và phát triển các tổ chức đầu tư như quỹ bất động sản, quỹ đầu tư chỉ số, quỹ bảo hiểm liên kết, quỹ hưu trí tự nguyện...; Xây dựng cơ

chế kết nối giữa thị trường tiền tệ với thị trường vốn, cơ chế thu hút nhà đầu tư nước ngoài...Đặc biệt, nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽđược bảo vệ bằng cách xây dựng cơ chế công bố

72

doanh nghiệp từng bước áp dụng thông lệ quốc tế về quản trị công ty và quản trị rủi ro; xây dựng các quy định và chế tài bảo vệ nhà đầu tư thiểu số. Cũng theo Chiến lược, sẽ tái cấu trúc mô hình tổ chức TTCKVN theo hướng cả nước chỉ có 1 Sở Giao dịch chứng khoán, đồng thời phân định các khu vực thị trường gồm thị trường cổ phiếu, thị

trường trái phiếu và thị trường chứng khoán phái sinh. Liên kết giữa Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán để gắn mạnh hoạt động thanh toán, bù trừ và lưu ký chứng khoán với hoạt động giao dịch chứng khoán. Hoàn chỉnh hệ thống công nghệ thông tin cho thị trường chứng khoán để đi vào hoạt động trước năm 2015. Cùng với đó, sẽ xây dựng Quy chế phối hợp quản lý, giám sát chặt chẽ giữa Bộ Tài chính với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an, các bộ, ngành liên quan nhằm nâng cao tính minh bạch, công khai trong hoạt động của khu vực tài chính và phát huy hiệu quả

quản lý nhà nước trên thị trường tài chính.

Theo nhu cầu của nền kinh tế ngày một lớn mạnh với đà tăng trưởng trung bình khoảng 6 - 7%/năm thì việc Việt Nam mở cửa thị trường tài chính để thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài là một tất yếu. Trong giai đoạn sắp tới, hội nhập tài chính của Việt Nam thể hiện qua những thay đổi từ chính sách của chính phủ cụ thể như:

Thứ nhất, chính phủ đã ban hành Luật Đầu tư chung và Luật Chứng khoán có hiệu lực từđầu năm 2007. Đây là những tín hiệu đáng mừng cho các nhà đầu tư vì họ đã có cam kết vững chắc từ Việt Nam cho các hoạt động đầu tư của mình mà không sợ

rủi ro về mặt pháp lý. Luật Chứng khoán cũng có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới và hội nhập với thị

trường chứng khoán trong khu vực. Tuy nhiên chính phủ cần nghiên cứu đưa ra những hành lang pháp lý nhằm bảo vệ các nhà đầu tư hơn nữa trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang trên đà hồi phục như hiện nay.

Thứ hai, tốc độ cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đang được đẩy mạnh,

73

nghiệp này với việc niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán sẽ có tác dụng tạo ra nhiều hàng hoá trên thị trường chứng khoán, tạo ra tính thanh khoản cao cho các nhà

đầu tư. Rồi đây, làn sóng đầu tư gián tiếp thứ ba sẽ đổ vào Việt Nam thông qua thị

trường chứng khoán là chủ yếu. Điều này tạo điều kiện rất lớn cho các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số phương pháp nhằm thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài tại việt nam trong giai đoạn 2012 2020 (Trang 64)