Công tác thực hiện quản lý vốn đầu tư gián tiếp hiện nay

Một phần của tài liệu Một số phương pháp nhằm thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài tại việt nam trong giai đoạn 2012 2020 (Trang 52 - 56)

Đầu những năm 1990, những quỹ đầu tư nước ngoài lần đầu tiên được phép hoạt động tại Việt Nam với số vốn huy động được là trên 400 triệu USD. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 thì hầu hết các quỹ này đều rút lui, chỉ còn duy nhất Dragon Capital. Cuộc khủng hoảng tài chính đã để lại dấu ấn khá sâu đậm đối với chính phủ Việt Nam về mặt trái của luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài nên đến nay tâm lý dè chừng nguồn vốn này vẫn còn rõ nét. Chính phủ nhìn chung chưa thật sự

54

quan tâm đến nguồn vốn này trong thời gian qua nên hầu hết các cánh cửa dành cho nguồn vốn này lưu thông đều bịđóng kín hoặc hé mở.

Sự thận trọng của Chính phủ dành cho nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thể hiện qua việc ban hành các lĩnh vực ngành nghề mà nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia. Ban đầu, chính phủ cho phép 15 ngành nghềđược bán cổ phần cho nhà

đầu tư nước ngoài, đến đầu năm 2002 đã sửa đổi và mở rộng cho 35 ngành nghề. Đang có những kiến nghị của Hiệp hội đầu tư tài chính Việt Nam đề nghị chính phủ chỉ ban hành những ngành nghề không cho phép đầu tư gián tiếp nước ngoài, còn những ngành nghề khác thì các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư không hạn chế. Vấn đề này hiện đang được chính phủ xem xét.

Đối với các giao dịch trên thị trường chứng khoán, các quỹ đầu tư nước ngoài hay các cá nhân đều được tham gia nhưng không giao dịch bằng ngoại tệ mà phải thông qua đồng tiền Việt Nam. Đây cũng là một trong những biện pháp để chính phủ

kiểm soát luồng vốn ngoại tệ của các nhà đầu tư.

Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tăng mạnh trong quý I/2012 được coi là

động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc mở cửa tiếp nhận nguồn vốn này mới chỉ là sự khởi đầu, quản lý được dòng vốn sao cho hiệu quả, chất lượng mới là thách thức lớn.

Nhà đầu tư nước ngoài hiện đang sở hữu khoảng gần 6 tỷ USD trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hơn 70% trong số đó tập trung vào 30 mã chứng khoán vốn hóa lớn nhất. Nếu tính về số lượng nhà đầu tư mới tham gia thị trường, thông tin từ

Trung tâm Lưu ký chứng khoán cho thấy, tháng 3/2012, lượng nhà đầu tư nước ngoài

được cấp mã số giao dịch đã tăng thêm 0,13% so với tháng cuối năm 2011. Khối ngoại

đang có xu hướng chuyển từ các giao dịch mua bán nhỏ, lẻ cổ phiếu sang các thương vụ chuyển nhượng lớn, hướng tới các doanh nghiệp kinh doanh tốt, quản trị lành mạnh. Thực tế giao dịch hàng ngày trên thị trường quý I/2012, nhà đầu tư nước ngoài giải

55

ngân vốn rất mạnh. Từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 3/2012, dòng vốn này đã quay lại mua ròng gần 1.700 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào các cổ phiếu vốn hóa lớn, trong danh mục 30 cổ phiếu hàng đầu.

Cũng theo thống kê của Công ty Nghiên cứu EPFR Global, từ đầu năm đến tháng 3/2012, Việt Nam đã thu hút được số vốn ròng trị giá hơn 30 triệu USD từ các quỹ ngoại, nhiều hơn lượng vốn ròng chảy vào các thị trường khác trong khu vực. Gần

đây nhất, đại diện Quỹ Đầu tư Barclays Capital đã có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam và bày tỏ ý định tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Để quản lý tốt dòng vốn đầu tư gián tiếp, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản như: Quy chế hướng dẫn về đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán; quy chế về Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam...

Đáng chú ý, mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 253/QĐ-TTg phê duyệt Đề án quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Định hướng quan trọng của đề án là tiếp tục khuyến khích thu hút dòng vốn gián tiếp nước ngoài, theo hướng ngày càng nâng cao chất lượng, thông qua hoạt động đầu tư có tổ chức, chuyên nghiệp, giá trị đầu tư lớn và cam kết gắn bó lâu dài với thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, để nâng cao số lượng và chất lượng dòng vốn trong thời gian tới, đề án

đưa ra định hướng tiếp tục đơn giản hóa t hủ tục hành chính, theo thông lệ quốc tế áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đề án có sự phân định rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan chức năng đối với công tác quản lý và theo dõi dòng vốn này. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ

theo dõi luồng vốn vào, ra thông qua hoạt động quản lý tài khoản. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm theo dõi hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán…

Nhìn chung, những chính sách và luật lệđược ban hành cho đến thời điểm này thể hiện mong muốn của chính phủ trong việc kiểm soát luồng vốn đầu tư gián tiếp

56

nước ngoài một cách chặt chẽ. Tuy nhiên, khi kiểm soát quá chặt chẽ thì có thể dẫn đến bất lợi trong việc hướng tới tự do hoá tài chính. Theo thông lệ chung ở các nước thì họ

thường kiểm soát trên các dòng vốn vào và không đặt nặng quá mức hoặc huỷ bỏ hoàn toàn kiểm soát vốn ra. Các chính sách kiểm soát đối với các dòng vốn quốc tế thường là không khuyến khích ngay từ đầu các dòng vốn ngắn hạn thông qua việc đánh thuế

nặng trên các khoản lợi nhuận từ các khoản đầu tư ngắn hạn hoặc áp đặr các khoản dự

trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước ở mức cao và không được hưởng lãi. Việc xoá bỏ

rào cản trên các dòng vốn ra chắc chắn sẽ là một trong những giải pháp triệt để nhất và có tác dụng quyết định đối với thu hút vốn FII vào Việt Nam.

Thị trường các dịch vụ tài chính Việt Nam trong thời gian qua hầu như hoàn toàn thiếu vắng một dạng dịch vụ cao cấp là các sản phẩm phái sinh. Việc phát triển các sản phẩm phái sinh nhằm mục đích chính là giúp các nhà đầu tư có thêm công cụ

phòng ngừa rủi ro để tránh tình trạng tháo chạy khi thị trường có những biến động mạnh.

Trên thị trường hiện nay đã tồn tại một số công cụ phòng ngừa rủi ro giá cả như

các giao dịch kỳ hạn (forward), hoán đổi (swap), các quyền chọn tiền tệ (currency option). Tuy nhiên, các công cụ phòng ngừa rủi ro trên chỉ tồn tại cho có và cũng rất ít doanh nghiệp sử dụng. Các ngân hàng thương mại cũng chưa mặn mà trong việc phát triển các giao dịch này. Chính phủ cần có chính sách khuyến khích hệ thống ngân hàng phát triển các sản phẩm phái sinh nhiều hơn nữa để nó trở thành công cụ điều tiết giá hữu hiệu cho thị trường cũng như phòng ngừa rủi ro cho các nhà đầu tư.

Đối với thị trường chứng khoán thì các công cụ này mới chỉ được biết qua sách báo trong khi đây lại là những công cụ quản lý rủi ro hữu hiệu cho các nhà đầu tư trên thị trường. Có lẽ do các nhà hoạch định chính sách quá lo sợ những mặt trái của nó hoặc sợ các nhà đầu tư trong nước bị rối khi tham gia thị trườngvì nhiều công cụ quá mới mẻ và khó hiểu. Mặt khác, thị trường sản phẩm phái sinh cũng có tác động rất lớn

57

trong việc thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư

mạnh hơn vào một thị trường mà họ có thể quản trị rủi ro cho đồng vốn của mình. Phát triển thị trường phái sinh vừa có tác dụng phòng ngừa rủi ro cho dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vừa có tác dụng thu hút những luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài

đổ vào Việt Nam.

Hiện tại, quy mô thị trường chứng khoán của Việt Nam còn khá nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng của nền kinh tế. Với lượng vốn hoá chỉ khoảng 30 tỷ USD nên nếu xảy ra khủng hoảng ngay từ bây giờ thì cũng chưa thể làm cho nền kinh tế suy sụp, nhưng trong tương lai khi nhiều doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán và quy mô của nó tăng lên gấp nhiều lần so với hiện nay thì đó quả là một vấn

đề lớn. Nếu chính phủ không thực hiện việc phát triển các sản phẩm phái sinh ngay từ

bây giờ thì có thể không ứng phó kịp khi thị trường đã lớn mạnh và khi đó thì sẽ khó lường hết được những hậu quả của một cuộc khủng hoảng tài chính.

Một phần của tài liệu Một số phương pháp nhằm thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài tại việt nam trong giai đoạn 2012 2020 (Trang 52 - 56)