Đẩy mạnh phát triển thị trường chứngkhoán

Một phần của tài liệu Một số phương pháp nhằm thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài tại việt nam trong giai đoạn 2012 2020 (Trang 76 - 79)

Như đã biết, để thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài một cách hiệu quả thì công cụ quan trọng nhất đó chính là thị trường chứng khoán của một quốc gia. Thị

trường chứng khoán Việt Nam còn rất non trẻ với mức vốn hoá thị trường rất khiêm tốn. Chính vì thế, để thu hút được vốn đầu tư thì phải phát triển thị trường chứng khoán lên một tầm cao mới.

Về nguyên tắc, chỉ số chứng khoán được coi như là hàn thử biểu của nền kinh tế

và cũng là thước đo “sức khoẻ” của các công ty niêm yết. Để thị trường phát triển một cách lành mạnh thì cần tránh việc can thiệp mang tính thô bạo. Chỉ nên có những tác nghiệp mang tính cụ thể để hạ bớt sức nóng nhất thời của thị trường hay giải toả sự đông cứng. Những biện pháp đưa ra cũng cần cân thận trọng để tránh tác động quá mạnh đến thị trường làm cho nó không gượng dậy được.

Để đạt mục tiêu đề ra, Việt Nam sẽ phải đẩy mạnh việc gắn kết cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán, chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công ty cổ phần và niêm yết trên thị

trường chứng khoán. Bộ Tài chính sẽ lựa chọn và hướng dẫn các chính quyền địa phương, các doanh nghiệp lớn phát hành trái phiếu để huy động vốn đầu tư. Bộ Tài chính cũng khuyến khích các tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thành lập các công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán, đạt tỷ trọng đầu tư vào thị trường chứng khoán của tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là 40-45% tổng giá trị thị

trường chứng khoán niêm yết vào năm 2020. Bộ Tài chính cũng đã trình danh sách hàng loạt doanh nghiệp có tiềm năng tham gia niêm yết, đăng ký giao dịch tại các trung tâm giao dịch chứng khoán để chính phủ phê duyệt. Chính phủ cần gây sức ép để các công ty niêm yết bằng quy định về loại hình công ty đại chúng. Một khi được gọi là đại

78

chúng thì dù niêm yết hay chưa niêm yết, các công ty đều phải tuân thủ quy chế công bố thông tin một cách nghiêm ngặt. Đến lúc đó, niêm yết sẽ tốt hơn không niêm yết.

Luật Chứng khoán ra đời và có hiệu lực từđầu năm 2007 sẽ là một hỗ trợ rất lớn từ chính phủ nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của thị trường chứng khoán. Chất lượng hoạt động của Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh sẽđược nâng cao theo đề án chuyển Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh thành Sở

Giao dịch chứng khoán, hoạt động theo mô hình hiện đại, đáp ứng nhu cầu thị trường và có thể kết nối với thị trường chứng khoán trong khu vực và quốc tế.

Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của thị trường chứng khoán là tính minh bạch. Do vậy, ở tất cả các thị trường phát triển, vấn đề xếp hạng tín nhiệm các

định chế tham gia thị trường được thực hiện bởi các công ty xếp hạng độc lập, các thông tin được công bố công khai cho các nhà đầu tư và các chủ thể tham gia hoặc có liên quan đến thị trường. Thị trường chứng khoán nên gắn liền với việc xây dựng được một cơ chế đánh giá xếp hạng tín nhiệm độc lập và hữu hiệu. Phát triển thị trường chứng khoán đòi hỏi những nỗ lực rất cơ bản của hệ thống pháp luật về kế toán, kiểm toán, công khai, minh bạch; hệ thống giám sát và quản lý nhà nước có tính chuyên nghiệp cao, trình độ phát triển của quản trị kinh doanh và một hệ thống truyền thông có trách nhiệm.

Song song với việc phát triển thị trường chứng khoán thì một hướng mới cho các doanh nghiệp Việt Nam thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài là các doanh nghiệp này sẽ niêm yết cổ phiếu hay trái phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài

để tiếp cận với thị trường vốn quốc tế. Hiện nay, đã có một số các doanh nghiệp Việt Nam đang có kế hoạch phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Singapore. Tuy nhiên, cách thức lập báo cáo tài chính giữa các quốc gia lại rất khác nhau. Đây là một trở ngại đáng kể cho các công ty muốntiếp cận thị trường vốn quốc tế. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam muốn chuyển đổi các báo cáo tài chính theo hệ thống kế toán quốc tế

79

thì chi phí để làm tương thích với các tiêu chuẩn của nước ngoài nơi các doanh nghiệp Việt Nam muốn niêm yết cổ phiếu sẽ rất cao. Một phương thức mà các doanh nghiệp ở

các nước tiếp cận với nguồn vốn quốc tế đang ngày càng trở nên phổ biến trong khoảng thời gian gần đây là chứng chỉ lưu ký chứng khoán.

Chứng chỉ lưu ký chứng khoán là một loại chứng khoán tài chính có thể chuyển

đổi tự do. Chúng được trao đổi trên Sở Giao dịch Chứng khoán địa phương nhưng đại diện cho một loại chứng khoán, thường dưới hình thức cổ phiếu được phát hành bởi một công ty cổ phần nước ngoài. Đây là một dạng chứng nhận cho phép các nhà đầu tư

nắm giữ cổ phiếu của công ty các quốc gia khác.

Loại chứng khoán lưu ký phổ biến nhất hiện nay là các ADR (American Depositary Receipt). ADR là một chứng khoán Mỹ có thể chuyển thành tiền, đại diện cho cổ phần hay nợ của một công ty cổ phần nước ngoài. ADR được ngân hàng lưu ký chứng khoán phát hành khi một nhà môi giới mua cổ phiếu của công ty không phải của Mỹ trên thị trường cổ phiếu nước chủ nhà và ký gửi vào một ngân hàng giám hộ. Thực chất ADR là một giấy chứng nhận cho một lô cổ phiếu. Công dụng của ADR là tránh né những quy định về tính minh bạch đòi hỏi khi một công ty không phải của Mỹ

muốn phát hành cổ phiếu nhưng chưa được phép phát hành trên thị trường Mỹ.

Chính vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể nhận được từ việc thu hút vốn đầu tư gián tiếp thông qua các chương trình ADR mà không phải tốn kém quá nhiều tiền bạc và thời gian so với việc trực tiếp bán cổ phần của mình trên thị

trường chứng khoán nước ngoài. Phương thức phát hành các ADR để huy động vốn là giải pháp hoàn toàn khả thi, đặc biệt đối với một số các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông. Điều này sẽ làm tăng kênh dẫn vốn đang rất hạn hẹp của các doanh nghiệp cũng như việc phát triển một thị trường chứng khoán năng động tại Việt Nam.

80

Đồng thời, trên thế giới hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài đang rất ưu chuộng DR (một loại chứng chỉ có khả năng chuyển nhượng, đại diện cho một công ty không có trụ sở tại TTCK, thường được giao dịch và định giá bằng USD, chi trả cổ tức bằng USD có thểđược niêm yết trên các thị trường chính thức hoặc giao dịch trên thị trường OTC tại nước ngoài). Quy mô phát hành DR trên toàn cầu không ngừng tăng lên từ

năm 2009 đến nay, đặc biệt là rất nhiều Cty Châu Á đã huy động vốn thông qua DR. Hiện nay, Bộ Tài chính VN đang nghiên cứu và dự kiến sẽ cho phép triển khai sản phẩm này. Những quy định liên quan đến DR của VN đã được đưa vào một dự

thảo nghị định về việc niêm yết tại nước ngoài và cũng đã lấy ý kiến đóng góp của nhiều tổ chức. Nếu một sản phẩm tài chính như DR chính thức được triển khai tại thị

trường VN, thì đây cũng chính là cơ hội cũng như công cụưu việt để thu hút mạnh mẽ

nguồn vốn FII từ các tổ chức cũng như quỹđầu tư lớn trên thế giới.

Một phần của tài liệu Một số phương pháp nhằm thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài tại việt nam trong giai đoạn 2012 2020 (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)