Có thể nói rằng sự minh bạch và chính xác của thông tin chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển cũng như sự thành bại của thị
trường chứng khoán. Để giúp thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh cũng như
thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của các nhà đầu tư thì không thể không kể đến vai trò của thông tin trong các quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Các thị trường nói chung đều
86
hoạt động trên cơ sở thông tin. Nếu thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư càng nhiều và càng chính xác thì họ càng có thểđưa ra các quyết định phù hợp hơn. Chính phủ cần có những biện pháp, chính sách để khuyến khích các công ty cung cấp các thông tin minh bạch hơn về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của họđể thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn.
Bên cạnh việc bắt buộc kiểm toán báo cáo tài chính đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thì Việt Nam có lẽ nên thành lập các công ty định mức tín nhiệm (trong khi vẫn sử dụng các dịch vụ có chất lượng cao của các công ty quốc tế
như Moody’s, Standard & Poor…) để thông qua các công ty này mà nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài, đánh giá được một cách tương đối chính xác về khoản tiền mà họ bỏ ra để đầu tư. Các công ty định mức tín nhiệm trong nước sẽ có khả năng cung cấp những dịch vụ xếp hạng có quy mô nhỏ phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại Việt Nam. Tuy nhiên, để các công ty định mức tín nhiệm này hoạt động có hiệu quả
thì bản thân các doanh nghiệp phải cung cấp thông tin minh bạch. Điều này trong bối cảnh Việt Nam hiện nay là rất khó nhưng không vì thế mà chúng ta bỏ qua nhân tố
quan trọng này.
Về phần các doanh nghiệp Việt Nam, họđã quen với một thời gian dài mà việc công bố thông tin sẽ gây bất lợi cho họ do thông tin họ cung cấp hoàn toàn chỉ là để
báo cáo lên cấp trên hoặc với cơ quan thuế. Nếu minh bạch thông tin thì gây ra nhiều bất lợi mà một trong sốđó là tiền thuếđóng hàng năm sẽ cao hơn rất nhiều… Chính vì thế, để thay đổi thói quen không tốt này thì chính phủ phải có những chính sách hợp lý nhằm để các doanh nghiệp này thấy rõ lợi ích của việc minh bạch thông tin cũng như
bất lợi trong việc hạn chế thông tin. Cách tốt nhất là trên thị trường Việt Nam cần phải có một vài “tấm gương” doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ nhờ minh bạch hoá thông tin. Đó sẽ là một động lực thúc đẩy những doanh nghiệp khác noi theo. Vai trò của Nhà nước trong việc khuyến khích các doanh nghiệp minh bạch hoá thông tin là hết sức cấp
87
bách. Trước hết, hãy đi từ những việc đơn giản nhất như hướng dẫn các doanh nghiệp công khai thông tin của mình không những cho các cổđông chính của mình mà còn là việc công khai trên các website của chính doanh nghiệp mình nhằm làm cho các nhà
đầu tư tiếp cận một cách trực tiếp với chi phí thấp nhất để ra các quyết định đầu tư sáng suốt. Làm được những điều đơn giản đó sẽgiúp cho việc thu hút vốn FII trở nên dễ
dàng hơn đồng thời đây cũng là một trong những biện pháp để tiếp cận với những luồng vốn quốc tế gia tăng mạnh mẽ trong bối cảnh Việt Nam hội nhập vào WTO.
Bên cạnh việc có những biện pháp để khuyến khích các doanh nghiệp minh bạch hoá thông tin thì chính bản thân Chính phủ cũng phải thực hiện minh bạch hoá thông tin để giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận được với những chính sách một cách dễ dàng hơn. Một khi Chính phủ thực hiện tốt quyền được tiếp cận thông tin cho các doanh nghiệp thì mới có thể hướng dẫn các doanh nghiệp minh bạch hoá thông tin.