Dự báo những rủi ro đi kèm với dòng vốn FII

Một phần của tài liệu Một số phương pháp nhằm thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài tại việt nam trong giai đoạn 2012 2020 (Trang 73 - 76)

Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vừa góp phần tăng khả năng thanh toán và hiệu suất thị trường vốn, làm tăng nhịp độ giao dịch cổ phiếu, và cũng có phần giúp giảm thâm hụt cán cân thanh toán, cán cân vãng lai… Tuy nhiên, ngoài việc đem lại những lợi ích to lớn thì đồng thời nó cũng tiềm ẩn những rủi ro không thể lường trước. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong những năm gần đây thì thị trường tài chính của Việt Nam cũng đang trong giai đoạn hội nhập với nền tài chính khu vực và thế giới. Hoà cùng với dòng chảy vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có một số lượng vốn

đầu tư gián tiếp. Càng ngày, luồng vốn này càng chứng tỏ những lợi ích mà nó mang lại cho thị trường tài chính cũng như nền kinh tế của Việt Nam. Đã có nhiều tranh luận về việc thu hút nguồn vốn này để phục vụ cho sự tăng trưởng của nền kinh tế. Có quan

điểm cho rằng lợi ích mà dòng vốn này mang lại lớn hơn rủi ro nên cứđể cho những nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu đến 100% vốn của các công ty trong nước, ngoại trừ các ngành nghề quá đặc biệt. Quan điểm khác, đến từ phía Chính phủ, cho rằng cần phải thận trọng trong việc thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài để phòng ngừa rủi ro

75

nên Nhà nước cần hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài dưới 50%. Còn về

phía các nhà đầu tư tài chính thì họ cho rằng can phải tăng tỷ lệ sở hữu lên 100%, đồng thời không được kiểm soát vốn mà để dòng vốn tự chảy vào và ra một cách dễ dàng, qua đó mà tránh được thiệt hại cho các nhà đầu tư. Tất cả những quan điểm trên nhằm mang lại lợi ích cho mỗi bên nhưng để lợi dụng được dòng vốn này cho việc phát triển nền kinh tế thì can nhận diện được rủi ro của nó trong giai đoạn Việt Nam phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng.

Thứ nhất, trình độ quản trị của các doanh nghiệp còn thấp, nhất là những doanh nghiệp nhà nước sẽ dẫn tới việc hấp thụ vốn không hiệu quả; điều hành kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều bất cập như hiện nay dễ dẫn đến những sai lầm trong việc hướng dẫn luồng vốn vào những nơi nó không cần đến. Điều này dẫn đến việc các luồng vốn này không chóng thì chày cũng sẽ rút khỏi Việt Nam, có thể dẫn đến những bất ổn trên thị

trường tài chính. Quản trị doanh nghiệp kém trong khi lại giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà

đầu tư nước ngoài làm cho các nhà đầu tư không tham gia được vào các quyết định của doanh nghiệp, làm cho nhà đầu tư mất niềm tin và cuối cùng sẽ bán đi cổ phần của mình. Nếu điều này trở thành một phong trào thì sẽ là một nguy cơ rất lớn cho thị

trường tài chính còn non trẻ của Việt Nam.

Thứ hai, Nhà nước còn bảo hộ cho quá nhiều ngành kinh tế. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Khi tốc độ phát triển của nền kinh tế không theo kịp tốc độ tăng của luồng vốn FII thì nền kinh tế khó có thể hấp thụ hết ngay một lúc dòng vốn FII cho các chiến lược tăng trưởng. Khi vốn FII chảy vào khu vực tài chính quá mức thì nó sẽ chuyển hướng sang các lĩnh vực khác không có lợi cho nền kinh tế, có thể làm cho thị trường chứng khoán nóng lên không cần thiết hoặc làm cho

đồng Việt Nam được định giá quá cao. Điều này lại gây bất lợi cho nhiều ngành kinh tế

76

Thứ ba, việc thu hút vốn gián tiếp của chính phủ đang gặp những trở ngại nhất

định do tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước vẫn còn chậm chạp. Quá nhiều vốn nhà nước còn tồn đọng trong các doanh nghiệp này. Nếu tốc độ cổ phần hoá trong giai

đoạn sắp tới vẫn còn chậm và lượng vốn FII tăng cao thì nguy cơ trước mắt là nền kinh tế sẽ không hấp thụ hết vốn FII và thị trường tài chính, tiền tệ sẽ lại có những cơn sốt. Cần phải gắn cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước với việc niêm yết để hấp thụ luồng vốn này một cách có hiệu quả nhất.

Cuối cùng, các định chế tài chính và thị trường vốn, đặc biệt là thị trường chứng khoán, vẫn đang trong giai đoạn ban đầu và còn nhiều lỗ hổng (chủ yếu ở khu vực các ngân hàng thương mại quốc doanh) nên việc kiểm soát vốn cũng gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì thế, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật để hướng dẫn và kiểm soát vốn là rất cần thiết, tránh tình trạng lợi dụng dòng vốn đầu tư gián tiếp để rửa tiền hay đầu cơ không có lợi cho nền kinh tế. Ngay từ bây giờ, với tốc độ tăng trưởng đang phục hồi khá cao của Việt Nam và những dự báo khả quan trong giai đoạn sắp tới, các quỹ đầu tư và định chế tài chính lớn của nước ngoài đã có ý định xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Nguy cơ bị thôn tính hay thị trường chứng khoán bị các nhà đầu tư nước ngoài dẫn dắt theo ý đồ của họ có thể sẽ xảy ra nếu chính phủ không có những biện pháp hiệu quả ngay từ bây giờ để củng cố thị trường vốn cũng như nâng cao khả năng hoạt động và phòng chống rủi ro cho các định chế tài chính. Ngoài ra, hoạt động đầu tư gián tiếp những năm sắp tới sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, lượng vốn vào và ra cũng nhiều hơn sẽ làm nảy sinh những khó khăn trong việc kiểm soát vốn; gây áp lực trong việc tự do hoá vốn, làm tăng giá đồng Việt Nam, làm cho cán cân vốn có nhiều biến động và khó kiểm soát hơn...

77

Một phần của tài liệu Một số phương pháp nhằm thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài tại việt nam trong giai đoạn 2012 2020 (Trang 73 - 76)