Giai đoạn từ 2008 đến tháng 09/2012

Một phần của tài liệu Một số phương pháp nhằm thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài tại việt nam trong giai đoạn 2012 2020 (Trang 34)

Đây là giai đoạn khó khăn với cuộc khủng hoảng tài chính phố Wall, nó lan rộng và ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu và dĩ nhiên Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Sau thời gian phát triển quá nóng TTCK Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu suy giảm song điều đáng nói ở đây sự suy giảm sâu của chỉ số TTCK tới 70% trong năm 2008. Nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu rút vốn khỏi Việt Nam bằng việc bán trái phiếu Chính phủ chuyển ngoại tệ về nước.

Thống kê của Tổ nghiên cứu của BIDV cho thấy, chỉ trong tháng 9 và 11/2008, khối đầu tư nước ngoài đã bán ròng 0,7 tỷ USD trái phiếu Chính phủ và 100 triệu USD cổ phiếu các loại. Còn theo số liệu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì trong năm 2008 các nhà đầu tư nước ngoài đã rút 587 triệu USD còn trong năm 2009 là khoảng 500 triệu USD, trong đó nổi bật lên là hai hiện tượng thoái vốn của các nhà đầu tư ở

Quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL), do Dragon Capital quản lý và của Quỹ đầu tư Indochina Capital một trong những quỹ đầu tiên niêm yết tại TTCK London cũng ảnh hưởng không nhỏđến TTCK (đây là một trong số các các nhà đầu tư

chiến lược phổ biến ở ở các nước phát triển song ở châu Á có thể các nhà đầu tư cảm nhận được sự quá nóng của TTCK các nước đang phát triển).

Các đợt phát hành trên thị trường trái phiếu bằng ngoại tệ khá ảm đạm. Đợt phát hành thứ nhất vào tháng 3/2009, 3 lần đấu thầu chỉ huy động được 230,11 triệu USD trong tổng số 300 triệu USD được đưa ra mời thầu. Đợt 2 vào tháng 8/2009, trái phiếu ngoại tệ kỳ hạn dài số lượng bỏ thầu rất ít. Trong đó, cả 3 phiên chỉ huy động được 100 triệu USD/100 triệu USD trái phiếu chào bán kỳ hạn 1 năm; 47 triệu USD/100 triệu USD trái phiếu kỳ hạn 2 năm; và 10 triệu USD/50 triệu USD trái phiếu kỳ hạn 3 năm.

36

Đợt phát hành thứ 3, và thứ 4 vào ngày 29/12/2009, kết quả chỉ huy động được 73 triệu USD trong tổng số 200 triệu USD giá trị trái phiếu gọi thầu, đạt 36,5%.

Song với những chính sách kích cầu hợp lý nguồn vốn FII vào Việt Nam trong năm 2010 đã có nhiều khởi sắc cụ thể tháng 6/2010 mức thặng dư ròng FII vào Việt Nam là 1,8 tỷđô la (năm 2009 chỉ đạt 0,1 tỷ USD), trong đó 1 tỷđô do việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế. Loại trừ trái phiếu chính phủ thì tính cả thị trường OCT các nhà đầu tư nước ngoài vẫn mua ròng trên TTCK 800 triệu USD. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy Việt Nam đang dần thoát khỏi khủng hoảng và các nhà đầu tưđã có lại niềm tin vào nền kinh tế Việt Nam.

Trong 6 tháng đầu năm 2011, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài chảy vào VN chỉ đạt khoảng 3.500 triệu USD, thấp hơn nhiều so với con số 1,8 tỉ USD của 6 tháng đầu năm 2010. Không những vậy, dòng vốn FII có dấu hiệu rút ra khỏi một số

lĩnh vực như xây dựng, bất động sản và những ngành chịu tác động tiêu cực từ bất ổn kinh tế vĩ mô và chính sách thắt chặt.

Có thể nhận thấy, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào các CTCK không đơn thuần là hoạt động đầu tư tài chính nhằm vào mục tiêu hưởng cổ tức hay lợi nhuận từ chênh lệch giá, mà đây là sựđón đầu cơ hội phát triển mới của TTCK khi VN mở cửa hoàn toàn đối với NĐT nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ chứng khoán vào năm 2012, có nghĩa là cho phép thành lập CTCK, Công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài tại VN và tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong lĩnh vực này được mở tối đa.

Dòng vốn FII quý I 2012 cũng tăng mạnh so với năm 2011, đạt 774 triệu USD (cùng kỳ chỉ đạt 218 triệu USD) thì sang tới quý II, sự giảm điểm của thị trường chứng khoán bắt đầu từ tháng 5 cũng đi liền với việc giảm dòng vốn FII.

Quý II năm 2012 con số này chỉ đạt 299 triệu USD trong khi cùng kỷ năm 2011 là 323 triệu USD. Sang tới quý III/2012 dự kiến lượng FII sụt giảm mạnh hơn nữa, chỉ

37

đạt 90 triệu USD ( cùng kì 346 triệu USD) Tuy nhiên, qua theo dõi thì tăng trưởng kinh tế Việt Nam luôn có xu hướng tăng dần lên theo quý. Theo đó quý IV luôn có sự tăng trưởng lớn nhất và tới quý I năm sau là có chiều hướng giảm vì vậy nhiều chuyên gia thường nhìn vào con số tăng trưởng quý I để dự đoán quý IV. Quý I năm nay đạt thấp 4%, con số thấp nhất vào năm 2008 là 3,1% và do vậy quý I vừa qua đạt thấp lần thứ 2. Theo đánh giá mới đây Ủy ban Giám sát đưa ra trong bản “ Báo cáo tình hình kinh tế 8 tháng đầu năm 2012 và triển vọng năm 2013”, bước sang năm 2013, kinh tế chung tuy còn nhiều khó khăn nhưng vẫn có những dấu hiệu khả quan hơn năm 2012

Mặc dù vậy, vẫn có những ngành thu hút được sự quan tâm của dòng vốn FII, tiêu biểu như nhóm ngành dịch vụ hàng tiêu dùng, lĩnh vực dầu khí, lĩnh vực ngân hàng,...Đây là số ít các nhóm ngành có kết quả kinh doanh tốt trong 6 tháng đầu năm nay và tiếp tục có triển vọng kinh doanh khả quan trong tương lai. Không những vậy, dòng vốn FII còn âm thầm tìm đến nhóm ngành hiện đang trong tình trạng đầy khó khăn đó là lĩnh vực dịch vụ tài chính với phần lớn các CTCK đang trong cảnh thua lỗ

kéo dài.

Vài năm qua, nhận thấy lợi ích từ đầu tư gián tiếp, các ngân hàng trong nước trước đây không thích cổ đông nước ngoài thì bây giờ lại xem họ như một nguồn lực cho việc cải tiến công nghệ nhằm vượt lên các vị trí dẫn đầu; 100% ngân hàng cổ phần

đều cho thấy ý định sẽ bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Sự có mặt của các nhà

đầu tư nước ngoài làm cho thị trường vốn sôi động và thị trường tài chính có thêm rất nhiều những sản phẩm, dịch vụ mới.

Nhiều nhà đầu tư trong nước cảm thấy hoang mang khi các tổ chức tài chính quốc tế không ngớt ca ngợi về cơ hội đầu tư tại Việt Nam, nhưng thực tế giao dịch của thị trường chính thức lại trầm lắng, còn thị trường OTC thì chỉ có hơn chục loại hàng hoá có tính thanh khoản. Các tổ chức nước ngoài tỏ ra hứng thú với thị trường nhưng luôn thận trọng trong giao dịch chứng khoán. Gần đây, những buổi đấu giá của các

doanh nghiệp lớn, những giao d

tổ chức nước ngoài, trong khi các doanh ngh việc thu hút vốn.

Hoạt động của các nh

luôn thu hút được sự chú ý. Thông th cao. Điều này khác biệt hẳ

thì mua và khi giá xuống th tư lâu dài để kiếm lời. Chính nh nước ngoài mà trong thời gia có xuống.

Biểu đồ 2.1: Qui mô kh

trên TTGDCK TP.HCM 0 50000000 10000000 15000000 20000000 25000000 38

ững giao dịch dạng cổđông chiến lược… không bao gi ài, trong khi các doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ lạ

a các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Vi chú ý. Thông thường, họ sẽ mua vào khi giá thấp v

ệt hẳn so với các nhà đầu tư trong nước trước đ ống thì ồạt bán. Đó chính là do vốn đầu tư nhỏ n i. Chính những tác động rất chuyên nghiệp này c

ời gian gần đây chỉ số VN-Index đã tương đ

Qui mô khối lượng giao dịch của nhà ĐTNN trong 12 tháng g trên TTGDCK TP.HCM (Đơn vị: 1 cổ phiếu)

c… không bao giờ vắng các

ỏ lại khó khăn trong

ứng khoán Việt Nam

ấp và bán ra khi giá

ớc đây cứ thấy giá lên

ỏ nên không thểđầu ày của các quỹđầu tư ng đối ổn định, có lên, TNN trong 12 tháng gần nhất Mua Bán

39

Biểu đồ 2.2: Qui mô giá trị giao dịch của nhà ĐTNN trong 12 tháng gần nhất trên TTGDCK TP.HCM (Đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM)

Qua hai biểu đồ phân tích hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán, có thể dễ dàng nhận thấy họ chưa phải là những nhà đầu cơ trên thị

trường. Khối lượng giao dịch của họ vẫn nghiêng về mua nhiều hơn là bán, điều này chứng tỏ họ có ý định đầu tư trung và dài hạn trên thị trường chứ không mang tính chất

đầu cơ ngắn hạn. Điều này làm tăng niềm hy vọng rằng những nhà đầu tư nước ngoài này mà cụ thể là các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ là một nguồn cung ứng vốn phát triển

đáng kể cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Việc các quỹđầu tư nước ngoài gia nhập thị trường chứng khoán sẽ làm tăng cấu, góp phần giúp thị trường phát triển và ổn định. Thời gian vừa qua chưa có quỹđầu tư

nào rút tiền thật nhanh ra khỏi thị trường. Điều này chứng tỏ các quỹđầu tư thích đầu tư trung và dài hạn hơn. 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 Mua Bán

40

Biểu đồ 2.3: Qui mô vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam

(Nguồn: Ủy ban Chứng khoán nhà nước)

Một phần của tài liệu Một số phương pháp nhằm thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài tại việt nam trong giai đoạn 2012 2020 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)