Thuốc điều trị đái tháo đường theo cơ chế ức chế kênh Ka tp

Một phần của tài liệu Tổng quan về các đích tác dụng mới của thuốc điều trị đái tháo đường (Trang 28 - 29)

ĐÍCH TÁC DỤNG CỦA CÁC THUỐC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐÃ ĐƯỢC ỨNG DỤNG RỘNG RÃI TRONG ĐIÈU TRỊ • • • •

3.2.2. Thuốc điều trị đái tháo đường theo cơ chế ức chế kênh Ka tp

Các thuốc làm tăng sản xuất insulin ở tuỵ cho dù thuộc nhiều nhóm khác nhau nhưng đều thông qua cơ chế phong bế kênh phụ thuộc ATP của tế bào beta, do đó, làm giảm nồng độ K"^, gây khử cực màng và mở kênh phụ thuộc điện thế. Kết quả là làm tăng giải phóng insulin từ tế bào beta. Với cơ chế tác dụng đó, các thuốc này được dùng trong ĐTĐ typ 2, khi tuỵ vẫn còn khả năng bài tiết insulin.

[16]

Trong số các thuốc làm tăng sản xuất insulin ở tuỵ, nhóm sulfonylure là thuốc điển hình nhất và được sử dụng rộng rãi. Sulfonylure gắn vào tiểu đơn vị SUR của kênh K a t p và ức chế kênh này, gây ra tác dụng tăng tiết insulin (tên gọi SƯR của tiểu đơn vị này chính là sulfonylure receptor) [16], [180], Có 2 thế hệ sulfonylurea đang được dùng trong lâm sàng. Các thuốc thuộc 2 thế hệ này có hoạt lực tương đương nhau nhưng các thuốc thế hệ 1 có thời gian bán huỷ dài hơn, nguy cơ tụt đường huyết lớn hơn và cũng có nhiều tương tác thuốc hơn. Do vậy, các sulfonylurea thế hệ 2 đang được sử dụng rộng rãi và dần thay thế cho thế hệ 1 [60]. Bên cạnh tụt đường huyết là tác dụng phụ phổ biến nhất, các sulfonylure còn có thể gây tăng trọng lượng từ 2-5 kg, sự tăng trọng lượng này có thể liên quan tới sự tăng nồng độ insulin trong huyết tương. Ngoài ra sulfonylurea còn có thể gây nôn, buồn nôn, vàng da tắc mật, quá mẫn...và không được khuyên dùng ở bệnh nhân suy gan thận nặng [16], [60].

Ngoài các sulfonylurea, có 2 hoạt chất mới cũng đã được đưa vào sử dụng. Đó là 2 dẫn chất thuộc nhóm meglitinid là repaglinid và nateglinid. Hai chất này có cùng cơ chế tác dụng, kiểu tác dụng và tác dụng phụ như sulfonylurea. Sự khác biệt

của các thuốc trên so với các sulfonyure ở vị trí gắn với SUR, tạo nên sự khác biệt về dược lý, do đó tạo tác dụng nhanh hơn đồng thời thời gian bán thải cũng ngắn hơn. Trong nhóm này riêng nateglinid có tỷ lệ tai biến tụt đường huyết thấp nhất [16], Trong thực tế lâm sàng, các thuốc làm tăng sản xuất insulin có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với insulin để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân Đ T Đ typ2.[16]

3.3. RECEPTOR PPAR- y3.3.1. PPA R -y

Một phần của tài liệu Tổng quan về các đích tác dụng mới của thuốc điều trị đái tháo đường (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)