Khái quát về nhập khẩu máy móc thiết bị ở Việt Nam và vai trò của nhập khẩu máy móc thiết bị đối với nền kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển kinh doanh máy móc thiết bị nhập khẩu tại công ty cổ phần vật tư mỏ địa chất vimico (Trang 40 - 44)

khẩu máy móc thiết bị đối với nền kinh tế

2.2.1.1.Thực trạng máy móc thiết bị hiện nay của các doanh nghiệp.

Sự mở cửa, giao lưu, hội nhập kinh tế đã mở ra cho các doanh nghiệp những cơ hội song cũng đặt ra không ít những thách thức mà một trong số đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để tồn tại thì bản thân mỗi doanh nghiệp phải hoà mình vào thời cuộc và tự trang bị cho mình những “vũ khí” cạnh tranh sắc bén. Khoa học công nghệ và trình độ trang bị kỹ thuật là một trong những yếu tố tiên quyết, quan trọng. Tuy nhiên, đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay tình trạng máy móc thiết bị công nghệ thể hiện rõ sự quá cũ kỹ, lạc hậu:

+ Trang thiết bị hầu hết đã cũ nát, chắp vá không thể sản xuất được những sản phẩm yêu cầu độ chính xác cao, không thể đáp ứng được thị hiếu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước. Có đến 70% thiết bị máy móc thuộc thế hệ những năm 60- 70, trong đó có hơn 60% đã hết khấu hao, gần 50% máy móc cũ được tân trang lại để dùng, việc thay thế chỉ đơn lẻ từng bộ phận, chắp vá thiếu đồng bộ. Tình trạng máy móc có tuổi thọ trung bình trên 20 năm chiếm khoảng 38% và dưới 5 năm chỉ chiếm có 27%.

+ Trước đây chúng ta đa số là nhập máy móc thiết bị từ nhiều nguồn khác nhau: 25% từ Liên Xô, 21% từ các nước Đông Âu, 20% từ các nước ASEAN,… nên tính đồng bộ kém, khi sử dụng năng lực sản xuất chỉ đạt hơn 50% công suất.

+ Do đầu tư thiếu đồng bộ nên doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về phụ tùng thay thế, suất tiêu hao vật liệu, nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm còn quá lớn, nhiều tiêu chuẩn định mức đã lỗi thời không còn phù hợp nhưng chưa sửa đổi. Máy móc thiết bị cũ làm cho số giờ máy chết cao…Những điều này chính là nguyên nhân làm cho giá thành sản phẩm cao, chất lượng thấp và không đủ sức cạnh tranh cả trong thị trường nội địa.

Xuất phát từ thực trạng máy móc thiết bị hiện nay và những lợi thế của việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị kịp thời và phù hợp đòi hỏi tất yếu các doanh nghiệp phải đổi mới máy móc thiết bị mới có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường, chiến thắng trong cạnh tranh.

2.2.1.2.Tình hình nhập khẩu máy móc thiết bị của Việt Nam

Số liệu từ TCHQ Việt Nam cho thấy, tháng 10/2013 cả nước đã nhập khẩu 1,7 tỷ USD mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, tăng 12,7% so với tháng 9/2013, nâng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này 10 tháng đầu năm lên 15,1 tỷ USD, tăng 13,43% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng từ 37 nước trên thế giới, trong đó Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính, chiếm 34,9% tỷ trọng, đạt kim ngạch 5,2 tỷ USD, tăng 23,46% so với cùng kỳ.

Theo hải quan một số cửa khẩu tại TP.HCM cho biết máy móc, thiết bị nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là máy mới, nhưng giá rẻ hơn máy của Nhật Bản, Đức... nên doanh nghiệp nhập khẩu về nhiều.

Máy móc nhập khẩu từ Trung Quốc đủ loại, từ lắp đặt dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp đến dùng trong văn phòng, máy dùng trong ngành nhựa, may mặc đến thủy điện... Chẳng hạn, khảo sát một cảng tại TP.HCM trong tháng 11- 2013 cho thấy mặt hàng máy móc, thiết bị từ Trung Quốc nhập về đa số có giá thấp như: máy ép nhựa dùng trong sản xuất công nghiệp, máy ép nhựa dùng trong văn phòng, máy dán thùng cactông, thiết bị bay hơi dùng trong kho lạnh công nghiệp, máy cưa kim loại, máy in hạn sử dụng... Thực tế, máy cưa kim loại nhập từ Trung Quốc bán trên thị trường giá chỉ bằng một nửa so với máy nhập từ Đức.

Giám đốc doanh nghiệp tư nhân TT, chuyên sản xuất các loại bao xốp PE - cho biết phần lớn thiết bị dập, cắt, in trang trí trong chuyền sản xuất đều được mua từ Trung Quốc. So với thiết bị cùng chủng loại của Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, dù chất lượng máy của Trung Quốc không cao, hay hỏng hóc nhưng giá thấp hơn ít nhất 30% nên tôi vẫn mua. Nếu có hư đi sửa thì chi phí vẫn kham được, còn hơn mua máy của nước khác giá đắt quá không chịu nổi.

Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản, tuy nhiên, nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng từ thị trường Nhật Bản lại giảm so với cùng kỳ, giảm 16,85%, với kim ngạch 2,4 tỷ USD.

Thị trường đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng về kim ngạch là Hàn Quốc, với kim ngạch nhập 2,3 tỷ USD, tăng 63,39% so với 10 tháng năm 2012.

Đáng chú ý, tuy kim ngạch nhập khẩu mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng từ thị trường Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đạt 20,2 triệu USD, nhưng lại có tốc độ tăng trưởng vượt bậc, tăng 144,92% so với cùng kỳ.

Bảng 2. 1. Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 10 tháng 2013 ĐVT: USD KNNK 10T/2013 KNNK 10T/2012 Tốc độ tăng trưởng +/- (%) Tổng KN 15.129.838.130 13.338.228.728 13,43 Trung Quốc 5.286.320.785 4.281.698.039 23,46

Nhật Bản 2.402.344.553 2.889.215.115 -16,85 Hàn Quốc 2.310.761.388 1.414.253.969 63,39 Đài Loan 751.522.620 735.665.022 2,16 Đức 674.197.029 650.339.172 3,67 Hoa Kỳ 630.803.399 622.646.316 1,31 Thái Lan 508.797.728 418.828.016 21,48 Italia 321.919.268 245.149.959 31,32 Xingapo 239.963.228 290.426.936 -17,38 Malaixia 218.507.029 184.041.412 18,73 Anh 164.216.150 142.456.470 15,27 Ấn Độ 163.132.103 100.407.712 62,47 Pháp 151.465.046 144.549.626 4,78 Hà Lan 140.870.779 104.058.342 35,38 Thụy Sỹ 117.654.076 134.744.116 -12,68 Indonesia 116.401.724 112.876.765 3,12 Thụy Điển 80.942.037 96.093.838 -15,77 Nga 76.354.866 64.053.446 19,20 Phần Lan 67.356.875 63.394.480 6,25 Áo 54.920.288 60.095.463 -8,61 Philippine 48.356.125 49.952.009 -3,19 Oxtraylia 38.512.003 38.576.310 -0,17 Canada 34.126.526 50.005.109 -31,75 Bỉ 33.982.162 31.812.468 6,82

Tây Ban Nha 31.054.768 35.904.079 -13,51

Ixraen 29.323.843 26.938.278 8,86 Nauy 27.999.953 34.329.526 -18,44 HongKong 26.600.444 28.472.439 -6,57 Đan Mạch 22.613.164 39.472.128 -42,71 Mehico 22.291.517 25.929.222 -14,03 Thổ Nhĩ Kỳ 20.261.711 8.272.783 144,92 Ba Lan 17.636.605 14.775.134 19,37 Braxin 14.930.017 15.958.258 -6,44 Ucraina 14.068.711 9.318.508 50,98 Niuzilan 6.642.103 9.187.177 -27,70 Nam Phi 4.752.351 4.917.455 -3,36 Tiểu vương quốc A rập thống nhất 973.881 1.178.507 -17,36

Theo Bộ Công Thương, ngày 20 tháng 11 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 187/2013/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

Nghị định đáp ứng yêu cầu quản lý xuất nhập khẩu trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của WTO và tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương khác, nhằm góp phần xử lý các vướng mắc, bất cập phát sinh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thời gian qua. Nghị định 187/2013/NĐ-CP do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng; bao gồm 8 Chương, 42 Điều và 2 Phụ lục kèm theo.

Trong đó, về vấn đề nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, Khoản 10 Điều 9 có quy định việc nhập khẩu phải tuân thủ quy định của Nghị định này, các văn bản pháp luật khác có liên quan và quy định do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành theo quy định tại Nghị định này. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành quy định cụ thể về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.

Nghị định số 187/2013/NĐ-CP, được ban hành để thay thế Nghị định 12/2006/NĐ-CP, Nghị định 187/2013/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 20 tháng 02 năm 2014.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: kim ngạch nhập khẩu trong tháng là hơn 2 tỷ USD, giảm 10,3% so với tháng trước. Tính từ đầu năm đến hết tháng 11/2014, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 20,16 tỷ USD, tăng 19,1% so với 11 tháng/2013.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 11 tháng qua với trị giá là 7,1 tỷ USD, tăng 19,4%; tiếp theo là các thị trường: Nhật Bản: 3,31 tỷ USD, tăng 22,6%; Hàn Quốc: 2,82 tỷ USD, tăng 8,8%;Đài Loan: 1,29 tỷ USD, tăng mạnh 55,2%…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển kinh doanh máy móc thiết bị nhập khẩu tại công ty cổ phần vật tư mỏ địa chất vimico (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w