4. Lĩnh vực kinh doanh
4.2.2. Kết quả doanh của công ty
4.2.2.1. Một số kết quả kinh doanh của công ty.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp.
Bảng 4. 3:Tỷ suất lợi nhuận của công ty giai đoạn năm 2012 – 2014
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Doanh thu 435.511 624.396 942.939
Chi phí 428.787 617.699 936.374
Lợi nhuận 6.724 6.697 6.565
Tỷ suất lợi nhuận 1.55 1.07 0.7
Các chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần vật tư Mỏ Địa chất, thể hiện rõ tình hình tài chính lành mạnh và sự phát triển mạnh mẽ của Công ty trong nhiều năm qua.
Doanh thu hàng năm của công ty luôn ở mức biến động nhưng năm 2012 đạt mức cao nhất chứng tỏ năm 2012 công ty kinh doanh đạt lợi nhuận cao. Tuy nhiên từ năm 2012 đến năm 2014 tỷ suất lợi nhuận giảm chứng tỏ lợi nhuận của công ty giảm. Lợi nhuận giảm do sự biến động chung của thị trường làm cho kế hoạch kinh doanh của công ty gặp khó khăn trong quá trình thực hiện. Tóm lại những năm gần đây tỷ suất lợi nhuận của công ty giảm điều này cho thấy việc sử dụng chi phí nhập khẩu của công ty luôn được chú trọng điều chỉnh hợp lý.
Nhóm chỉ tiêu sử dụng vốn.
a) Mức sinh lời của vốn lưu động
Vốn lưu động chiếm một lượng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của công ty, vốn lưu động luôn được công ty đánh giá cao trong quá trình kinh doanh mặt hàng nhập khẩu. Khi đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn thì người ta sẽ đánh giá thông qua mức sinh lợi của vốn lưu động. Thông qua mức sinh lợi của vốn lưu động ta có thể biết được khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư và chỉ tiêu này càng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.
Bảng 4. 4: Mức sinh lợi của vốn lưu động giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ
tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Vốn lưu động 10.214 12.655 15.778 Mức sinh lợi
của VLĐ 0,65 0,53 0,42
Mức sinh lợi vốn lưu động của công ty qua các năm không ổn định cao nhất là năm 2012 . Tuy nhiên do thị trường biến động nên ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh làm cho mức sinh lợi của vốn lưu động cũng bị giảm qua các năm.
Bảng 4. 5: Mức sinh lợi của vốn cố định giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ
tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Lợi nhuận 6.724 6.697 6.565
Vốn cố định 5.326 4.846 3.855
Mức sinh lợi
của VCĐ 1,26 1,38 1,7
Nhìn vào bảng trên có thể thấy mức sinh lời của vốn cố định năm 2013 2014, tăng cao rõ rệt điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn cố định của công ty có sự tăng đột biến qua 2 năm và lợi nhuận mang lại từ vốn cố định ngày càng tăng cao. Chứng tỏ công ty ngày càng phát huy tốt nguồn vốn cố định của mình, làm cho lợi nhuận tăng theo.
Hiệu quả sử dụng lao động.
Trong hoạt động kinh doanh, nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng quyết định đến thành công của doanh nghiệp công ty biết được điều đó nên rất chú trọng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của công ty đề ngày càng đạt kết quả cao hơn. Việc đánh giá hiệu quả sử dụng lao động thường xét trên hai góc độ đó là doanh thu bình quân trên một lao động và lợi nhuận bình quân trên một lao động.
Mức lương trung bình của công ty những ngày đầu thành lập chỉ đạt 3 triệu đồng/tháng/công nhân viên, nhưng hiện nay con số đã được tăng lên và đạt 7 triệu đồng/tháng/công nhân viên. Điều này chứng tỏ lương của cán bộ công nhân viên tăng mạnh qua từng năm và chứng tỏ hiệu quả làm việc ngày một cao hơn.
Lợi nhuận bình quân trên một lao động cũng tăng theo từng năm chứng tỏ việc sử dụng lao động của công ty rất có hiệu quả và năng suất chất lượng cũng được tăng.
Công ty ngày càng sử dụng lao động có hiệu quả hơn do mỗi cán bộ công nhân viên đều làm việc theo đúng chuyên ngành chuyên môn được đào tạo, trình độ chuyên môn ngày càng tăng.
Nguồn lao động là nhân tố quyết định sự thành công của công ty nên việc sử dụng lao động sao có hợp lý và đạt hiệu quả cao là việc không phải công ty nào cũng làm tốt điều này. Qua đó chứng tỏ Ban lãnh đạo của công ty rất nhanh nhậy trong việc bố trí nhân sự tại các phòng ban để hiệu quả sản xuất của các cán bộ công nhân viên trong công ty đạt hiệu quả ngày càng cao hơn.
Hiệu quả kinh doanh từ nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty
Bảng 4. 6: Các chỉ tiêu về nhập khẩu máy móc thiết bị từ năm 2012 đến năm 2014
(Đơn vị: Triệu đồng)
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
DT(tr.đ) 326.635 468.297 707.204
CP(tr.đ) 324.610 465.253 702.466
P(tr.đ) 2.025 3.044 4.738
PDT(%) 0,62 0,65 0,67
PCP(%) 0,62 0,66 0,68
Bảng 4. 7: Bảng so sánh hiệu quả kinh doanh với hiệu quả nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Hiệu quả KD Hiệu quả NK MMTB Chênh lệch Hiệu quả KD Hiệu quả NK MMT B Chênh lệch Hiệu quả KD Hiệu quả NK MMT B Chênh lệch P(Tr.đ) 6.724 2.025 -4.699 6.697 3.044 -3.653 6.565 4.738 -1.827 P’DT(%) 1,55 0,62 -0,93 1,07 0,65 -0,42 0,7 0,67 -0,03 P’CP(%) 1,56 0,62 -0,93 1,08 0,66 -0,42 0,7 0,68 -0,02
Nhìn vào bảng so sánh ta có thể thấy rằng hiệu quả nhập khẩu máy móc thiết bị ở cả 2 chỉ tiêu Doanh thu và Chi phí đều sinh lời kém hơn hiệu quả kinh doanh chung của công ty. Điều đó cho thấy một đồng doanh thu hay chi phí bỏ ra để nhập khẩu máy móc thiết bị đều thu về nhiều lợi nhuận ít hơn khi công ty tiến hành kinh doanh tổng hợp.
Giá cả của nhiều máy móc cao, chi phí vận chuyển khá tốn, dẫn đến hiệu quả nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty còn thấp so với hiệu quả kinh doanh tổng hợp của công ty. Như vậy việc kinh doanh máy móc nhập khẩu của công ty
chưa thật sự là nơi đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp vì vậy cần nâng cao năng lực kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu vì đây là nhóm mặt hàng đem lại doanh thu chủ yếu cho công ty.
4.2.3.Tình hình thực hiện quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty
Với những mặt hàng đã có hợp đồng do khách hàng đặt hàng từ trước công ty tiến hành nhập khẩu hàng hóa với các bước.
Nghiên cứu thị trường
Trải qua nhiều năm hoạt động, công ty đã tận dụng được mối quan hệ lâu năm với các bạn hàng trên thế giới nên việc nghiên cứu thị trường không gặp nhiều khó khăn và không mất nhiều thời gian. Chính vì vậy công ty thường áp dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn. Đối với những hợp đồng có giá trị lớn, công ty thưởng cử trưởng phòng phụ trách nhập khẩu mặt hàng đó tới công ty của đối tác để nghiên cứu thực tế.
Lập kế hoạch nhập khẩu
Việc lập kế hoạch nhập khẩu trưởng phòng XNK tiến hành. Sau đó sẽ phân công công việc cho từng nhân viên trong phòng. Công ty có 2 phòng xuất nhập khẩu, mỗi phòng đảm nhiệm một mặt hàng thực hiện các phương án kinh doanh, ký kết hợp đồng, hoàn thành chỉ tiêu kim ngạch được giao.
Đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu
Đối với khách hàng truyền thống lâu năm, công ty sử dụng hình thức đàm phán qua điện thoại. Còn đối với khách hàng mới, đặc biệt khách hàng lớn, giá trị hợp đồng cũng lớn, công ty cử một bộ phận tiến hành gặp trực tiếp để đàm phán, giao kèo với đối tác.
Việc ký kết hợp đồng do trưởng phòng kinh doanh thực hiện dưới sự ủy thác của giám đốc.
Triển khai thực hiện hợp đồng
* Xin giấy phép nhập khẩu
Mặt hàng máy móc thiết bị nằm trong mục những mặt hàng cần phải xin giấy phép nhập khẩu của Tổng cục hải quan như các mặt hàng khác.
* Làm thủ tục ban đầu thanh toán quốc tế
Việc thanh toán hàng nhập khẩu của công ty chủ yếu thực hiện thông qua phương thức tín dụng chứng từ. Do vậy, công ty với tư cách là người nhập khẩu phải tiến hành mở thư tín dụng tại ngân hàng được quy định trong hợp đồng. Ngân hàng mà công ty lựa chọn là các ngân hàng:Vietcombank, Agribank, BIDV, Vietinbank- ngân hàng thông báo cho cho ngân hàng của người xuất khẩu. Loại hình thư tín dụng mà hợp đồng qui định là thư tín dụng không hủy ngang và trả ngay. Phí mở L/C của công ty thường là 0,3% giá trị hợp đồng.
Khi yêu cầu ngân hàng mở L/C phải có chữ ký của kế toán trưởng và giám đốc công ty. Khi tiến hành mở L/C, ngân hàng sẽ yêu cầu công ty kí quỹ, tùy ngân hàng có mỗi quan hệ với công ty mà tỷ lệ ký quĩ đòi hỏi là khác nhau..
* Làm thủ tục hải quan nhập khẩu
Ở VN, quy trình thủ tục hải quan đã qua rất nhiều lần sửa đổi, điều chỉnh theo hướng đơn giản, gọn nhẹ và chính xác nhất. Kể từ ngày năm 2014 thực hiện theo Luật Hải Quan, theo đó thủ tục hải quan với hàng nhập khẩu được tiến hành qua 3 bước:
- Khai và nộp tờ khai hải quan: nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan( khai hải quan thông qua hải quan điện tử và sử dụng chữ ký số).
- Xuất trình hàng hóa đến địa điểm quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa. - Thực hiện các quyết định hải quan.
Bước 1: Khai và nộp tờ khai hải quan
Bộ hồ sơ công ty chuẩn bị gồm có: 02 tờ khai hải quan, 01 tờ khai giá trị, 01 bản sao hợp đồng thương mại, 01 bản chính và 01 bản sao invoice, 01 bản chính và 01 bản sao Packing list, 01 bản sao B/L, 01 lệnh giao hàng của hãng tàu, 01 giấy giới thiệu. Công việc chuẩn bị giấy tờ này đòi hỏi nhân viên chuẩn bị phải có tính cẩn thận và chính xác. Các nhân viên của công ty đã thực hiện rất nhiều hợp đồng nhập khẩu nên công việc được làm đã trở nên rất quen thuộc.
Bước 2: Xuất trình hàng hóa đến địa điểm qui định để kiểm tra
Chủ hàng sau khi nộp lệ phí hải quan, các nhân viên hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa theo quy trình đã nêu ở phần chương 1. Đồng thời máy móc thiết bị mà công ty nhập khẩu thường thuộc luồng xanh nên miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Hàng hóa được tiếp nhận và kiểm tra sơ bộ nếu đạt yêu cầu thì cơ quan hải quan tiến hành thu lệ phí hải quan, đóng dấu” đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan.
Bước 3: Thực hiện các quyết định của hải quan
Theo đó hải quan sẽ ra những quyết đinh như cho phép hàng được thông quan, cho hàng đi qua một cách có điều kiện… sau khi công ty tiến hành nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác. Thời gian nộp thuế nhập khẩu qui định thường là 275 ngày kể từ ngày công ty nộp thuế đăng kí tờ khai hải quan.
* Mua bảo hiểm cho hàng hóa
Những hợp đồng nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty thực hiện theo hai điều kiện DAF và CFR, với điều kiện CIF- điều kiện nhập khẩu chính thì công ty không phải tiến hành thuê phương tiện vận tải, không phải mua bảo hiểm cho hàng hóa, việc này do nhà xuất khẩu đảm nhiệm. Trong hợp đồng nhập khẩu theo điều kiện CFR công ty thường phải mua bảo hiểm vì phần lớn các mặt hàng máy móc
thiết bị chủ yếu vận chuyển bằng đường biển, tổn thất rủi ro rất lớn, việc mua bảo hiểm là cần thiết.
Trên thị trường VN hiện có rất nhiều hãng bảo hiểm tham gia nhưng công ty quyết định chọn lựa và kí hợp đồng với công ty bảo hiểm Bảo Việt và công ty bảo hiểm Dầu khí VN PVI.
Từ trước tới giờ công ty mua bảo hiểm chuyến cho những hợp đồng nhập khẩu, nên công ty bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm đối với tổn thất của hàng trong phạm vi một chuyến hàng, theo điều khoản từ kho đến kho, và công ty phải nộp cho công ty bảo hiểm một khoản phí bảo hiểm. Với mặt hàng máy móc thiết bị công ty thường mua bảo hiểm với điều kiện A với suất phí là 0,237%, trị giá bảo hiểm là 110% trị giá hợp đồng.
Sau khi hợp đồng bảo hiểm được kí kết, công ty sẽ liên hệ với hãng bảo hiểm khi đã có thông tin về chuyến tàu, số hiệu, cũng như giá trị nhập qua fax hoặc email.
Khi nhận được thông tin hãng bảo hiểm sẽ xác định lại thông tin, và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm lô hàng cho công ty thường là 01 bản chính và 02 bản copy. Công ty sẽ kiểm tra lại, và nếu có sai lệch thì cần báo kịp thời cho công ty bảo hiểm để có những điều chỉnh nhanh chóng.
* Giao nhận và kiểm tra hàng hóa nhập khẩu
Giao nhận và kiểm tra hàng hóa nhập khẩu do chính nhân viên trong mỗi phòng ban thực hiện.
Sau khi làm thủ tục hải quan, trưởng phòng giao nhiệm vụ cho nhân viên giao nhận của phòng mình đem tờ khai hải quan và lệnh giao hàng xuống kho bãi để làm thủ tục mang hàng ra khỏi bãi. Chú ý, khi nhận container hàng hóa của công ty, nhân viên phải kiểm tra số kẹp chì, niêm phong, so sánh số container, số kẹp chì, nếu không có gì sai sót thì sẽ thuê phương tiện vận tải chở container hàng về kho của công ty sau đó thực hiện nghiệp vụ kiểm tra hàng hóa đó.
Trong trường hợp khi kiểm tra phát hiện số kẹp chì thực tế không khớp với số kẹp chì trong chứng từ, nhân viên của công ty sẽ lập tức thông báo ngay cho hãng tàu và trưng cầu giám định và để nghị hải quan kiểm tra 100% lô hàng. Việc giám định sẽ có sự chứng kiến của đại diện công ty, đại diện hãng tàu, đại diện kho bãi, đại diện bảo hiểm, Hải quan, cơ quan giám định. Cơ quan giám định mà công ty thường mời là Vinacontrol, SGC…
Công việc kiểm tra kỹ hàng hóa thực sự diễn ra khi hàng về kho riêng của công ty. Lúc này nhân viên kho sẽ chịu trách nhiệm đưa hàng vào kho bảo quản hàng cẩn thận. Dù hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan có kiểm tra hàng
hóa hay không, hàng hóa về đến kho vẫn phải kiểm tra kỹ lưỡng về qui cách phẩm chất, số lượng… Nếu sau khi kiểm tra nhân viên phát hiện thiếu sót thì lập tức báo lại cho phòng XNK đảm nhân nhập khẩu loại máy móc thiết bị đó, phòng NK sẽ tìm hiểu nguyên nhân, và nhanh giải quyết.
* Thanh toán và nhận bộ chứng từ
Công ty sử dụng hai hình thức thanh toán:
Thanh toán bằng L/C: Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ của mình được qui định trong L/C, ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp thì ngân hàng sẽ tự động thanh toán cho nhà xuất khẩu. Ngân hàng mở L/C sẽ báo cho công ty biết về việc chứng từ hàng hóa đã có, công ty sẽ kiểm tra chứng từ đó. Sau khi công ty kiểm tra bộ chứng từ thấy hợp lý thì ngân hàng mở L/C sẽ tự động trừ một khoản tiền trong tài khoản của công ty tại ngân hàng. Sau đó hai ngân hàng chuyển tiền cho nhau. Bộ phận kế toán sẽ chịu trách nhiệm làm việc với ngân hàng mở L/C để đảm bảo duy trì tài khoản của công ty đủ số tiền thanh toán cho hợp đồng một số các khoản khác theo quy định của ngân hàng.
Thanh toán bằng TT( telegraphic Trasfer): Tùy thời gian mà công ty thỏa thuận thanh toán cho nhà xuất khẩu. Có thể tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu ngay sau khi công ty nhận được giấy báo hay bộ chứng từ, phòng XNK báo cáo và được giám đốc