Nền kinh tế VN phát triển theo hướng phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu mang đậm nền kinh tế gia công lắp ráp. Hàng năm tỷ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và đầu tư trong nước lên tới 80%. Sở dĩ như vậy là do các nguyên nhân sau:
Quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế trên phạm vi toàn cầu là xu thế chung của tất cả các quốc gia, lực lượng sản xuất phát triển vượt qua qua ngoài phạm vi biên giới một quốc gia, sự phân công lao động quốc tê cả về bề rộng lẫn bề sâu. Việt Nam cũng đang trên đà hội nhập bằng nhiều cách, trong đó có cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, việc xây dựng các yếu tố cơ sở hạ tầng như: đường xá, cầu cống, nhà máy, các khu công nghiệp, các khu đô thị, khu dân cư là nền tảng vô cùng quan trọng.
Theo lý thuyết lợi thế tương đối của D. Ricardo thì mỗi nước nên chuyên môn hóa vào các sản phẩm mà nước đó có lợi thế tương đối thì thương mại sẽ có lợi cho các bên. Nói các khác, một quốc gia sẽ có lợi khi sản xuất và xuất khảu những mặt hàng mà quốc gia đó có thế sản xuất với hiệu quả cao hơn một cách tương đối hay giá cả thấp hơn một cách tương đối so với quốc gia kia. Việt Nam nước nông nghiệp có thế mạnh về gạo,
tài nguyên và những mỏ than, mỏ quặng do thiên nhiên hào phóng ban tặng. Hàng năm nước ta thu về những đồng ngoại tệ quí giá từ hoạt động xuất khẩu những mặt hàng này. Song bên cạnh đó những mặt hàng có hàm lượng chất xám cao, tiên tiến hiện đại như: máy móc thiết bị, đồ điện tử, nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho xuất khẩu việc sản xuất trong nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về chất và lượng. Do đó việc nhập khẩu những mặt hàng còn thiếu kia vừa đáp ứng nhu cầu trong nước, vừa tiết kiệm được chi phí, nguồn nhân lực, nhằm chuyên tâm vào sản xuất những mặt hàng thế mạnh.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngoại thương thì việc nhập khẩu máy móc thiết bị ngày càng cần hoàn thiện hơn bởi:
- Nguồn lực trong nước khan hiếm không đủ cung cấp để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư cho khu công nghiệp phục vụ cho quá trình Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước. Trong khi đó trên thế giới có rất nhiều nguồn cung với các mặt hàng phong phú về mẫu mã, chất lượng. Vấn đề đặt ra là các nhà nhập khẩu phải lựa chọn mặt hàng tin cậy, thị trường đầu hợp lý, giảm chi phí nhập khẩu, đạt hiệu quả kinh doanh cao.
- Khi nhu cầu càng tăng thì tất yếu sẽ xuất hiện nhiều nhà cung cấp. Khi đó tất yếu sẽ nảy sinh sự cạnh tranh về giá cả, chất lượng. Và kết quả là các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ tìm cách hoàn thiện nhập khẩu máy móc thiết bị về thị trường đầu vào, đầu ra, qui trình nhập khẩu… để tăng chất lượng mặt hàng với giá thành hợp lý nhằm thu nhiều lợi nhuận nhất và nâng cao vị thế của mình trên thị trường.