3. Anh chị đánh giá như thế nào về chất lượng
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
5.1. Kết luận
Mặc dù khủng hoảng kinh tế đang bao trùm toàn cầu nhưng không phải là không có điểm sáng trong bức tranh nền kinh tế Việt Nam. Hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu nói riêng vẫn đang đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của nước ta, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Với phương châm đi tăt đón đầu về công nghệ để rút ngắn thời gian nhằm nhanh chóng đuổi kịp các nước trong khu vực và thế giới, hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị đã và đang đáp ứng được mong muốn đó. Công ty cổ phần vật tư mỏ địa chất- Vimico cũng đã nỗ lực đảm bảo cung cấp máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho xây dựng,công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Song do những phức tạo trong hoạt động nhập khẩu nên không thể không tránh khỏi những thiếu sót.
Việc tác giả vận dung lý thuyết cơ bản về nhập khẩu và tiêu thụ để thực hiện để tài “Phát triển kinh doanh máy móc thiết bị nhập khẩu tại công ty cổ phần
vật tư mỏ địa chất-Vimico ” sẽ phần nào đáp ứng được nhu cầu đặt ra giúp công
ty xác định đúng vị trí của của Mình trên thị trường, cạnh tranh bằng cách nào để thu được lợi nhuận ngày càng cao cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
5.2. Kiến nghị
Mặc dù trong những năm trở lại đây thì thủ tục hành chính, thủ tục hải quan đã có nhiều cải cách nhưng thực tế vẫn còn rất rườm rà, có quá nhièu khâu, nhiều công đoạn. Nhà nước cần sớm thay đổi và hoàn thiện các thủ tục hành chính,đơn giản hoá các thủ tục nhập khẩu, tạo điều kiện cho hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp. Ngành hải quan nên tận dụng tối đa những tiến bộ trong công nghệ thông tin, tiến hàng tự động hoá một số khâu như là làm thủ tục, kiểm tra hồ sơ.. tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Hệ thống các văn bản pháp lý, các quy định phải đảm bảo tính thống nhất, tính đồng bộ trong việc khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia hoạt động nhập khẩu để đảm bảo tính ổn định, lâu dài.
Hoàn thiện cơ chế quản lý nhập khẩu có một số chính sách của Nhà nước không còn phù hợp với tình hình hiện nay vì vậy một số quy định cần phải được bổ sung, sửa đổi để ngày càng hoàn thiện hơn.
Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO bởi vậy Nhà nước cần công bố biểu thuế mới kèm theo đó là bản phụ lục mô tả mặt hàng nhập khẩu, vì hiện nay có một số mặt hàng đã được hưởng thuế ưu đãi còn
một số mặt hàng thì chưa.
Trong thời gian tới, nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi, có sự bảo lãnh của Nhà nước đối với các khoản vay của doanh nghiệp khi thanh toán tiền hàng của các lô hàng nhập khẩu.
Nhà nước cần có chính sách để giữ cho tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và đồng USD ổn định, không quá cao, có các biện pháp làm giảm tỷ lệ lạm phát xuống dưới mức 5%.
Hiện nay việc các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế thiếu những thông tin, hiểu biết về thị trường là rất phổ biến, do đó gặp rất nhiều khó khăn trong giao dịch, đàm phán và kí kết hợp đồng. Cần phải thành lập các tổ chức chuyên cung cấp các thông tin về các thị trường như văn hoá, tập quán, sản phẩm, thói quen, nhu cầu… lúc đó doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu và tiếp cận thị trường. Thành lập các diễn đàn, thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ, trao đổi kinh nghịêm, có thể tố chức việc thông tin trực tuyến để tiết kiêm chi phí và thời gian cho các doanh nghiệp.
Tổ chức thông tin cho các doanh nghiệp một cách kịp thời những thay đổi về chính sách của Nhà nước, những thay đổi về luật điều chỉnh… để các doanh nghiệp có sự điều chỉnh kịp thời.
Khâu giao nhận hàng hoá là một khâu rất kém của các doanh nghiệp, thông thường khi tham gia mua bán trên thị trường quốc tế thì thực hiện mua theo gia FOB và bán theo giá CIF, nhưng ở chúng ta thì ngược lại, do các doanh nghiệp không có đủ kinh nghiệm trong khâu vận chuyển nên sợ gặp rủi ro cao. Bởi vậy mà nhà nươc cần cải thiện hệ thống giao thông vận tải, nhất là vận tải theo đường biển, xây dựng các công ty bảo hiểm có uy tín.