Về Quản lý thuế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý THUẾ đối với các DOANH NGHIỆP TRÊN địa BÀNTỈNH CHAMPASACK–NƯỚC CHDCND lào (Trang 72 - 75)

- Hai là, Đảm bảo tính hiệu quả

ĐVT: triệu kíp

2.4.1.2 Về Quản lý thuế

Sau 18 năm thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, mở cửa và hội nhập, hệ thống chính sách thuế nước Lào đã được cải cách, hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Công tác quản lý thuế đã hình thành một hệ thống tổ chức thống nhất trong cả nước và từng bước đã được củng cố, tăng cường, kiện toàn cả về tổ chức bộ máy quản lý thuế và quy trình nghiệp vụ quản lý. Trình độ cán bộ công chức thuế, công chức hải quan được nâng lên theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp. Nhờ đó số thu về thuế và phí vào NSNN luôn vượt dự toán Nhà nước giao. Tỷ lệ động viên thuế và phí trên GDP đã đạt được yêu cầu do Đại hội Đảng toàn quốc đề ra. Hơn 18 năm qua, tốc độ tăng trưởng thuế và phí bình quân mỗi năm trên 12%. Đặc biệt, trong năm 2008 - 2012 đạt 46,87 ngàn tỷ kíp, tăng gấp đôi so với năm 2002 - 2007. Tỷ lệ thuế và phí trong tổng thu NSNN từ 69,4% năm 2007 đã được nâng lên 74,7% năm 2012.

Thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuếđến năm 2015 đã được Bộ chính trị phê duyệt, cùng với việc hoàn thiện và xây dựng mới các luật về chính sách

thuế, dự án luật quản lý thuế đã được xây dựng nhằm khắc phục các hạn chế trong công tác quản lý thuế, đồng thờiđáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Luật Quản lý thuế ra đời đã hình thành một hệ thống tổ chức quản lý thuế thống nhất trong cả nước ngày càng được củng cố và tăng cường về mọi mặt; chịu sự lãnh đạo song trùng của ngành dọc và cấp ủy, chính quyền địa phương. Đội ngũ cán bộ quản lý thuế được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý và phẩm chất. Áp dụng công nghệ tin học vào quản lý thuế. Do đó, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý thuế ngày càng được nâng cao, góp phần quyết định vào việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách Nhà nước hàng năm đã được Quốc hội thông qua.

- Đề cao trách nhiệm và tính chủđộng của đối tượng nộp thuế

Cơ chế tự khai, tự nộp, đã đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế trước pháp luật; cơ quan thuế tăng cường được chức năng tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn, đôn đốc thu nộp, kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm về thuế.

Thay vì cơ chế chuyên quản, ĐTNT thụ động trong tất cả các khâu, với phương thức quản lý thuế mới, ĐTNT sẽđược tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Cơ chế này đề cao trách nhiệm của ĐTNT trong việc chủ động xác định đúng số thuế phải nộp, thực hiện nộp và xác định các ưu đãi được hưởng. Song song với sự chủ động, tự giác, Luật cũng quy định chế tài cưỡng chế, chế tài xử phạt nhằm ngăn chặn, xử lý nghiêm minh những người có hành vi vi phạm pháp luật thuế, đảm bảo môi trường bình đẳng, công bằng cho người chấp hành tốt nghĩa vụ thuế.

Quyền hạn của ĐTNT cũng được xác định nhằm đảm bảo môi trường thuận lợi và tin cậy cho ĐTNT, trong khi thực hiện nghĩa vụ của mình. Đó là các quyền như: được hướng dẫn thực hiện pháp luật thuế, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan; yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích việc tính thuế, ấn định thuế, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giám định chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất, nhập khẩu; yêu cầu cơ quan quản lý thuế giữ bí mật thông tin.

Các quy định về thủ tục hành chính thuế cũng được quy định rõ ràng, minh bạch, tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi cho ĐTNT. Thời hạn thực hiện các thủ tục thuế được phân nhóm khoa học và định hạn cụ thể để ĐTNT dễ nhớ, dễ thực

hiện. Các hình thức kê khai, nộp thuế được thực hiện đa dạng. Ngoài các hình thức kê khai truyền thống (nộp văn bản bằng giấy, tại trụ sở cơ quan thuế), ĐTNT có thể kê khai thuế điện tử. Việc nộp thuếcũng được quy định rộng hơn. ĐTNT chỉ cần nắm rõ địa chỉ đến của tài khoản nộp thuế và có thể nộp tiền theo nhiều cách khác nhau, như: trực tiếp nộp tiền mặt, chuyển khoản qua ngân hàng, tổ tức tín dụng.

- Quản lý thuếtheo phương pháp hiện đại

Các quy định về kiểm tra, thanh tra, giám sát quá trình chấp hành Luật Thuế cũng được quy định theo từng cấp độ tuân thủ của ĐTNT. Chức năng quan trọng nhất của cơ quan quản lý thuế là kiểm tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật thuế của các ĐTNT. Trường hợp qua hệ thống quản lý, giám sát nếu phát hiện ĐTNT có sai sót trong kê khai hoặc quá thời hạn thực hiện các thủ tục về thuế, cơ quan Thuế sẽ có thông báo nhắc nhở để ĐTNT tự giác điều chỉnh các lỗi sai hoặc chủ động làm các thủ tục còn thiếu. Cơ quan thuế chỉ can thiệp khi ĐTNT có hành vi khai thuế không trung thực, chây lỳ không chịu nộp thuế…

Để đảm bảo quản lý hiệu quả, Luật Quản lý Thuế quy định cơ quan thuế được áp dụng một số biện pháp mạnh, trong quá trình thanh tra, xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, cơ quan Thuế có quyền thanh tra tại trụ sở của ĐTNT. Khi thanh tra thuế các trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, gian lận liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, cơ quan Thuế được quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm…

Bên cạnh đó, hệ thống thông tin về ĐTNT là cơ sở cho việc quản lý thuế hiện đại, dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro; là cơ sở để ngành Thuế phân tích, dự báo số thu phục vụ công tác điều hành ngân sách nhà nước. Luật quản lý thuế quy định bảo đảm cho việc xây dựng hệ thống thông tin tổng hợp và toàn diện về ĐTNT. Ngoài nguồn tin do ĐTNT cung cấp (thông qua hồsơ kê khai thuế), các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cũng phải có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế. Cơ quan Thuế có trách nhiệm xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật của hệ thống; sử dụng thông tin cho mục đích quản lý và có trách nhiệm bảo mật thông tin cho ĐTNT.

công chức Thuế làm hết trách nhiệm của mình. Luật Quản lý Thuế quy định các hành vi công chức quản lý thuế không được làm, các hành vi vi phạm đặc thù hay xảy ra trong công tác quản lý thuế và có hình thức xử lý nghiêm minh; quy định thời hạn giải quyết công việc cụ thể.

Luật Quản lý Thuế được đánh giá là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện chiến lược cải cách và hiện đại hoá hệ thống thuế, một trong những yêu cầu quan trọng của việc triển khai Luật là công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý THUẾ đối với các DOANH NGHIỆP TRÊN địa BÀNTỈNH CHAMPASACK–NƯỚC CHDCND lào (Trang 72 - 75)