Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy thu thuế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý THUẾ đối với các DOANH NGHIỆP TRÊN địa BÀNTỈNH CHAMPASACK–NƯỚC CHDCND lào (Trang 90 - 92)

- Hai là, Đảm bảo tính hiệu quả

CHAMPASACK NƯỚC CHDCND LÀO.

3.4.2.1 Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy thu thuế

Tổ chức bộ máy thu thuế hợp lý sẽ có tác dụng phát huy sức mạnh của toàn hệ thống thuế, góp phần tăng thu, tiết kiệm chi phí, từ đó hiệu quả quản lý được cải thiện.

Tổ chức bộ máy ngành thuế của Lào đã có từ lâu nhưng nó chỉ được kiện toàn và trở thành hệ thống thuế một cách đúng nghĩa từ cuộc cải cách thuế năm 1991. Nhìn chung bộ máy ngành thuế hình thành từ năm 1991 đến nay là phù hợp với hệ thống quản lý thu thuế đã thực thi từ năm 1991. Tuy nhiên, đối chiếu với những yêu cầu của công tác thu thuế hiện đại ngày nay có thể nhận thấy còn một số vấn đề bất cập cần được cải tiến và hoàn thiện trong thời gian tới.

Để cải tiến và hoàn thiện hơn về tổ chức bộ máy ngành thuế nước ta cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định sau đây:

Một là, nguyên tắc tập trung thống nhất: Bảo đảm nguyên tắc tập trung thống

nhất trong tổ chức bộ máy ngành thuế mới có thể đảm bảo được sức mạnh của toàn ngành thuế, mới đưa công tác quản lý thu thuế đi vào nề nếp, kỷ cương từ đó mới có thể đảm bảo được tính công bằng về thuế giữa các vùng các địa phương và các ĐTNT.

Hai là, nguyên tắc phối hợp ngang, dọc trong công tác thu thuế khác với các

mặt hoạt động kinh tế - xã hội khác, hoạt động thu thuế liên quan đến nhiều lợi ích của nhiều ngành, nhiều cấp. Trong thực tế nước Lào hiện nay vẫn chưa có sự phối

hợp tốt trong cả hệ thống ngành thuế cũng như giữa ngành thuế với các ngành khác dẫn tới khó khăn trong việc hoàn thành tốt nhiệm vụ mà NN giao cho. Do đó, trong cải tiến bộ máy ngành thuế cần đặt vấn đề phối hợp thành một nguyên tắc quan trọng.

Ba là, nguyên tắc phù hợp. Hiện nay công tác thu thuế ở nước ta diễn ra trong

bối cảnh có nhiều thay đổi.

Xét trên phương diện kinh tế, chúng ta đang từng bước tự do hoá kinh tế, tự do hoá thương mại mở cửa làm ăn với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Xét trên phương diện tổ chức bộ máy NN, chúng ta đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu thuế sao cho ngày càng phù hợp hơn với điều kiện hội nhập quốc tế.

Xét trên phương diện thu NSNN, chúng ta đang bước vào cuộc cải cách thuế mới, từng bước thay đổi quy trình thu thuế nhằm tạo diện mạo mới cho ngành thuế.

Những biến đổi đó tất yếu sẽ có tác động đến việc tổ chức bộ máy ngành thuế. Trong công tác cải tổ bộ máy ngành thuế nếu bỏ qua các yếu tố đó sẽ dẫn đến hạn chế hiệu năng của ngành thuế. Do đó, việc cải tiến bộ máy thuế cần phải quản lý triệt để nguyên tắc phù hợp.

Tổ chức bộ máy ngành thuế là nội dung quan trọng trong quá trình cải cách hành chính thuế, làm sao thiết lập được mô hình quản lý thuế có hiệu quả và phù hợp nhất với sự phát triển của nền kinh tế, hoà nhập với tiến trình hiện đại và xu hướng dân chủ hoá trong xã hội.

* Yêu cầu cơ bản của việc cải tiến mô hình tổ chức ngành thuế

- Phải đảm bảo tính hiệu quả, tinh giảm, gọn nhẹ đồng thời tạo được sự quản lý bao quát, chặt chẽ ĐTNT.

- Tổ chức bộ máy phải phù hợp với quy trình quản lý thuế mới, đáp ứng yêu cầu của quy trình mới, xoá bỏ chế độ chuyên quản, hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng tiêu cực trong công tác quản lý thu thuế.

- Tổ chức bộ máy phải đảm bảo nâng cao sức mạnh của hệ thống thuế, nâng cao tính pháp lý của chính sách thuế, đảm bảo việc kiểm tra, giám sát và chỉ đạo chặt chẽ việc quản lý thu thuế hiện đại đòi hỏi mô hình ngành thuế phải được tổ

chức theo mô hình chức năng như: kê khai thuế, đốc thuế và thanh tra, kiểm tra thuế...

Theo mô hình quản lý thuế hiện đại, toàn bộ việc tiếp nhận tờ khai, xử lý và kiểm tra tờ khai, đốc thu và cưỡng chế thuế, thanh tra - kiểm tra phải được thực hiện một cách liên hoàn trong một cơ quan thuế, hạn chế sự liên hệ trực tiếp giữa cán bộ thuế và ĐTNT, đảm bảo tính khách quan của quy trình quản lý thuế. Mọi thông tin giữa ngành thuế và ĐTNT được thực hiện theo một lệnh nhất định qua nhiều khâu trong việc kiểm tra xử lý đảm bảo tính chính xác và khách quan của các quyết định xử lý. Tuy nhiên phải khống chế thời gian tối đa trong việc xử lý thông tin, như vậy sẽ đảm bảo điều kiện thuận lợi nhất cho ĐTNT trong việc thực hiện nghĩa vụ về thuế. Việc thanh tra - kiểm tra là một khâu quan trọng trong quy trình đảm bảo tăng cường ý thức tự giác chấp hành luật của ĐTNT.

Chính theo quy trình quản lý thuế này bộ phận thanh tra là lực lượng cơ bản của cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thông thường.

Bộ phận dịch vụ hỗ trợ ĐTNT cũng có thể coi là một bộ phận quan trọng trong quy trình làm nhiệm vụ hướng dẫn trợ giúp về nghiệp vụ đối với các ĐTNT nhưng không làm thay ĐTNT

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý THUẾ đối với các DOANH NGHIỆP TRÊN địa BÀNTỈNH CHAMPASACK–NƯỚC CHDCND lào (Trang 90 - 92)