Mô hình tổ chức bộ máy theo nhóm người nộp thuế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý THUẾ đối với các DOANH NGHIỆP TRÊN địa BÀNTỈNH CHAMPASACK–NƯỚC CHDCND lào (Trang 25)

- Hai là, Đảm bảo tính hiệu quả

1.3.3.2 Mô hình tổ chức bộ máy theo nhóm người nộp thuế

Là mô hình tổ chức lấy quản lý theo nhóm NNT làm nguyên tắc bao trùm. Theo đó, cơ cấu tổ chức bao gồm các bộ phận (phòng) quản lý theo từng nhóm NNT. Một số nước phân loại nhóm NNT theo qui mô, một số nước khác phân loại theo ngành nghề kinh doanh hoặc theo hình thức sở hữu. Từ đó, hình thành các phòng quản lý thu thuế theo đối tượng (qui mô) kết hợp với theo ngành nghề kinh doanh của đối tượng đó (Ví dụ: Phòng quản lý thuế các doanh nghiệp lớn, phòng quản lý thuế các doanh nghiệp vừa, nhỏ; phòng quản lý thuế doanh nghiệp ngành công nghiệp, phòng quản lý thuế ngành Hàng không, Điện lực… hoặc phòng quản lý thuế khu vực kinh tế quốc doanh, phòng quản lý thuế khu vực

kinh tế dân doanh…)

Mỗi phòng thực hiện tất cả các chức năng quản lý để quản lý thu tất cả các sắc thuế màNNT được phân công quản lý phải có nghĩa vụ với Nhà nước.

Ưu điểm

- Đáp ứng yêu cầu quản lý thuế phù hợp với đặc điểm của từng loại đối tượng nộp thuế.

- Tạo điều kiện thực hiện phương pháp quản lý và phân bổ nguồn lực phù hợp với những rủi ro về quản lý thuế đối với các nhóm NNT khác nhau, tạo sự an toàn cho Ngân sách. Thông thường, phòng quản lý các đối tượng nộp thuế lớn thường được bố trí những cán bộ có năng lực, có trình độ và kinh nghiệm quản lý cao nhằm giám sát chặt một số đối tượng nộp thuế có số thu lớn. Sự sắp xếp này nhằm tạo ra những biện pháp quản lý phù hợp với một nhóm đối tượng nộp thuế đặc biệt, nâng cao hiệu quả quản lý đối với các nguồn thu lớn của NSNN.

- Là cơ sở giao nhiệm vụ rõ ràng và giám sát thực hiện, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách đối với một hoặc một số nhóm người nộp thuế. Ví dụ: khi xảy ra thất thu thuế hoặc không hoàn thành dự toán thu NSNN ở một loại doanh nghiệp hoặc một ngành nghề nào đó thì có thể qui ngay trách nhiệm thuộc bộ phận nào.

Nhượcđiểm

- Không đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế khi số lượng và qui mô của người nộp thuế thường xuyên tăng lên, loại hình sản xuất kinh doanh ngày càng đa dạng, phức tạp, phạm vi hoạt động kinh doanh ngày càng rộng, đa dạng, đa lĩnh vực, thuộc nhiều hình thức sở hữu khác nhau.

- Dễ xảy ra sự không thống nhất trong việc chỉ đạo thực hiện các luật thuế, các biện pháp quản lý của cùng một sắc thuế nhưng đối với các loại người nộp thuế khác nhau, tạo ra sự không công bằng về thuế giữa các người nộp thuế.

- Bộ máy quản lý cồng kềnh, chi phí quản lý cao do mỗi phòng đều phải thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý đối với nhóm người nộp thuế do phòng quản lý.

- Dễ dẫn đến quản lý chuyên quản khép kín, móc ngoặc, tham nhũng, tiêu cực nếu không có sự giám sát chặt chẽ, kiểm tra thường xuyên.

thuế có qui mô lớn và theo nhóm ngành kinh tế mũi nhọn (Điện lực, Hàng không, Bảo hiểm, Ngân hàng...) đang là xu hướng được áp dụng ở các nước có nền kinh tế phát triển.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý THUẾ đối với các DOANH NGHIỆP TRÊN địa BÀNTỈNH CHAMPASACK–NƯỚC CHDCND lào (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)