Hoàn thiện quy trình quản lý thuế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý THUẾ đối với các DOANH NGHIỆP TRÊN địa BÀNTỈNH CHAMPASACK–NƯỚC CHDCND lào (Trang 99 - 102)

- Hai là, Đảm bảo tính hiệu quả

CHAMPASACK NƯỚC CHDCND LÀO.

3.4.3.1 Hoàn thiện quy trình quản lý thuế

Quy trình quản lý thuế phải đơn giản: Các mẫu và thủ tục cần càng đơn giản càng tốt để ĐTNT không nản lòng khi điền vào các mẫu hay hoàn thành các thủ tục này. Các mẫu tờ khai cùng với các hướng dẫn rõ ràng cách điền vào tờ khai cần được cuncấp miễn phí và sẵn có ở các địa điểm thuận tiện (ngân hàng, các trụ sở kho bạc, trên trang web, …). Cần giảm thiểu các yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin và nên yêu cầu cung cấp thông tin sẵn có từ sổ sách và chứng từ của doanh nghiệp. Hơn nữa, cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho ĐTNT nộp tờ khai thuế và nộp thuế dễ dàng (trực tiếp đến ngân hàng hay kho bạc) mà

không tiêu tốn thời gian và chi phí.

Căn cứ vào định hướng cải cách tổ chức bộ máy ngành thuế, cơ chế quản lý thuế và công nghệ quản lý thuế đến năm 2015, hệ thống quy trình quản lý đến năm 2015 ngành thuế phải xây dựng và hoàn thiện bao gồm các nhóm sau:

• Hệ thống quy trình quản lý thuếđối với doanh nghiệp.

• Hệ thống quy trình quản lý thuếđối với hộ kinh doanh cá thể và theo một số sắc thuế.

• Quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp được xây dựng bao gồm một hệ thống các quy trình theo từng chức năng quản lý thuế, trong mỗi quy trình đó, có thể có các quy trình nhỏ hơn để thực hiện từng công việc cụ thể của một chức năng quản lý thuế:

Hệ thống quy trình tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT để thực hiện các nhiệm vụ sau: Khảo sát, điều tra, phân tích nhu cầu của ĐTNT; Lập kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT; Tuyên truyền pháp luật thuế; Hỗ trợ ĐTNT với các hình thức khác nhau; Xây dựng các tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT; Đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ ĐTNT.

Hệ thống quy trình đăng ký thuế nhằm thực hiện các nhiệm vụ: Đăng ký và cấp mã số thuế; Quản lý mã số thay đổi của ĐTNT; Xác định và xử lý vi phạm về đăng ký thuế.

Hệ thống quy trình xử lý kê khai, nộp thuế và kế toán thuế nhằm thực hiện các nhiệm vụ; Nhận và xử lý tờ khai thuế, chứng từ nộp thuế phù hợp với các hình thức kê khai, nộp thuế: Kế toán tài khoản ĐTNT, tính nợ, tính lãi và tính phạt nộp chậm; Xử lý vi phạm về kê khai thuế; Xử lý hoàn thuế; Đánh giá kết quả công tác xửlý tờ khai thuế, hoàn thuế.

Hệ thống quy trình thu nợ và cưỡng chế thuế nhằm thực hiện các nhiệm vụ: Xác định các khoản nợ phải thu; Rà soát các khoản nợ, đánh giá mức độ ưu tiên thu nợ thuế dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro đối với từng khoản nợ; Lập kế hoạch và phân công thu nợ thuế; Thu thập thông tin liên quan đến khoản nợ của ĐTNT, lập hồ sơ ĐTNT nợ thuế; Thực hiện các biện pháp thu nợ thuế; Thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế; Đánh giá kết quả công tác thu nợ và cưỡng chế thuế.

Hệ thống quy trình kiểm tra hồ sơ thuế thực hiện các nhiệm vụ: quản lý, kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ kê khai thuế hàng tháng để chống thất thu ngay từ khâu kê khai thuế.

Đối tượng nộp thuế phải thấy rằng hệ thống xử phạt nghiêm khắc mà lại công bằng đang được áp dụng: Các hình thức xử phạt đối với các trường hợp không tuân thủ các yêu cầu về thuế cần đủ nghiêm khắc để ngăn chặn việc không tuân thủ. Trong khi các hình thức xử phạt nghiêm khắc là cần thiết thì một điều không kém phần quan trọng là đi đôi với các hình thức xử phạt phải xây dựng một quy trình khiếu nại nhằm bảo vệ quyền của ĐTNT và đảm bảo rằng các hình thức xử phạt này phải được áp dụng một cách công bằng. ĐTNT phải nhận thức được về hình thức xử phạt, tin rằng các hình thức xử phạt này đang được áp dụng và hiểu về quyền khiếu nại của mình.

Hệ thống quy trình giải quyết khiếu nại của ĐTNT để thực hiện các nhiệm vụ: Tiếp nhận yêu cầu của ĐTNT; Thẩm tra hồ sơ, vụ việc; Thu thập bằng chứng; Ra quyết định xử lý kết quả khiếu nại của ĐTNT; Quy trình đánh giá kết quả công tác giải quyết khiếu nại về thuế.

Hệ thống quy trình thanh tra, kiểm tra thuế thực hiện các nhiệm vụ: Thu thập thông tin ĐTNT; Phân tích thông tin ĐTNT dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro; Lựa chọn ĐTNT phải thanh tra; Phân tích hồ sơ thanh tra; Thực hiện kiểm tra, thanh tra tại cơ sở ĐTNT; Thanh tra ĐTNT lớn; Thanh tra ĐTNT vừa, nhỏ; Thanh tra trên máy tính; Đánh giá kết quả thanh tra, kiểm tra.

Đối tượng nộp thuế cần phải tin rằng các chương trình thanh tra thuế hiệu quả đang tồn tại: Chỉ đưa ra các hình thức xử phạt đối với các trường hợp không tuân thủ và gian lận về thuế thì chưa đủ. ĐTNT phải thấy được rằng các trường hợp không tuân thủ và gian lận về thuế sẽ bị phát hiện và khi đó sẽ chịu các hình thức xử phạt. ĐTNT cần tin rằng nếu họ hoặc các đối thủ cạnh tranh của họ không tuân thủ các yêu cầu về thuế thì có ngày họ sẽ bị phát hiện và một khi đã bị phát hiện thì họ phải nộp tiền lãi và chịu các hình thức xử phạt thích đáng để bù lại các nguồn lợi có thểcó được từ việc trốn thuế.

Tuy nhiên, cơ quan thuế không thể và sẽ không có đủ nguồn lực để thực hiện rộng rãi việc thanh tra tại chỗ đối với các hoạt động của tất cả các ĐTNT

hoặc kiểm tra chéo toàn diện tất cả các hóa đơn. Thay vào đó, các cán bộ thanh tra thuế phải tập trung vào các ĐTNT có khả năng lớn nhất về khai man thuế. Bởi vì chỉ một số tờ khai thuế nhất định có thể được kiểm tra xác minh và chỉ một số ĐTNT nhất định bị thanh tra trong một năm nào đó nên các ĐTNT/tờ khai thuế phải được lựa chọn kỹ lưỡng sử dụng dữ liệu so sánh.

Một kế hoạch thanh tra mang tính quốc gia phải do tất cả các cán bộ xây dựng và tuân theo để đạt được kết quả chung tốt nhất về cả số thu tăng thêm và khả năng thực hiện từ nguồn lực thanh tra hiện có. Nếu ĐTNT thấy được rằng một chương trình thanh tra hiệu quả đang hoạt động thì điều này sẽ mang lại nhiều số thu hơn và sự tuân thủ tốt hơn của tất cả các ĐTNT, kể cả các ĐTNT đã bị thanh tra.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý THUẾ đối với các DOANH NGHIỆP TRÊN địa BÀNTỈNH CHAMPASACK–NƯỚC CHDCND lào (Trang 99 - 102)