Từ khi Luật Quản lý Thuế có hiệu lực thi hành

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý THUẾ đối với các DOANH NGHIỆP TRÊN địa BÀNTỈNH CHAMPASACK–NƯỚC CHDCND lào (Trang 53 - 57)

- Hai là, Đảm bảo tính hiệu quả

Sơ đồ2.2: Mô hình quản lý thuế ở Lào

2.3.2.2 Từ khi Luật Quản lý Thuế có hiệu lực thi hành

Luật Quản lý Thuế chính thức có hiệu lực từ ngày 19/5/2005 và bổ sung năm 2011 đã tạo ra hành lang pháp lý để ngành thuế cả nước thực hiện đổi mới phương thức quản lý theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả. Việc triển khai Luật Quản lý thuế đã đem lại nhiều thuận lợi cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệmvới NSNN. Một trong những nội dung cơ bản của Luật quản lý thuế là việc chính thức áp dụng cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuếđối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, bởi vậy đã tạo điều kiện để thực thi những phương pháp, kỹ năng quản lý mới, hiện đại.

Về phía Cơ quan thuế: đã đạt được những kết quả nhất định trong việc xây dựng hệ thống quản lý thuế mới:

- Đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình chức năng: tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế; Xử lý tờ khai thuế; Đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế;

Thanh tra, kiểm tra.

- Qua thực hiện, bước đầu cho thấy tổ chức quản lý thuế theo chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên môn hoá, tránh được sự trùng lắp, chồng chéo, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý.

- Xây dựng được các yêu cầu nghiệp vụ theo chức năng và hệ thống quy trình quản lý phù hợp với cơ chế tự khai, tự nộp thuế theo hướng hiện đại hoá, nâng cao chất lượng quản lý thuế.

Đầu năm 2008 là năm ngành Thuế đẩy mạnh đầu tư và phát triển nhanh các chương trình ứng dụng tin học vào quản lý. Hạ tầng cơ sở dữliệu của ngành đã kết nối xuống các cơ quan thuế cấp quận, huyện, bảo đảmđường truyền thông suốt đến hơn 14 phòng, kết nối trong giờ 08/24 giờ với tốc độ cao, giúp cho việc trao đổi thông tin, giữ liệu nhanh chóng, tạo thuận lợi cho công tác quản lý thuế giữa cục thuế, các sở thuế và các phòng thuế, tiết kiệm nhiều chi phí so với trước đây. Từng bước đang thực nghiệm các ứng dụng hỗ trợ người nộp thuế, kê khai thuế theo công nghệ mã vạch hai chiều, ứng dụng tra cứu thông tin về nghĩa vụ thuế và kiểm soát xử lý thủ tục hành chính thuế tại bộ phận “một cửa”của cơ quan thuế (Đang trong giai đoạn thử nghiệm trên cục thuế). Nhờ đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu quản lý thuế, cho nên chất lượng phục vụ người nộp thuế từng bước được nâng cao, hiệu suất và hiệu quả quản lý thuếcủa cơ quan thuế từng bước tăng rõ rệt.

Có thể nói, với sự hiện diện của mình, Luật Quản lý thuế đã tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả công tác thuế của Đảng và Nhà nước. Luật Quản lý thuế không chỉ tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả quản lý mà còn là hiệu ứng tích cực cho công tác thu NSNN.

Khi trách nhiệm kê khai nộp thuế được trao hoàn toàn cho người nộp thuế thì mặc dù khối lượng công việc sự vụ của cơ quan thuế giảm đi đáng kể nhưng chất lượng quản lý lại đòi hỏi cao hơn, theo đó hệ thống cơ quan thuế từ trung ương tới địa phương phải xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ, chính xác về người nộp thuế, từ đó làm nền tảng để triển khai các kỹ năng mới như kiểm tra, thanh tra, quản lý kê khai, nợ thuế, quản lý rủi ro … Chính những chuyển đổi cơ bản về chất đã tạo điều kiện để ngành thuế kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao

năng lực cho cán bộ công chức (CBCC).

Việc thực hiện quản lý thuế theo phương pháp truyền thống với ba bộ phận độc lập đã tồn tại trong một thời gian khá dài nên không phủ nhận nó đã in sâu vào nếp nghĩ của nhiều thế hệ CBCC thuế. Bởi vậy để chuyển đổi sang một phương thức quản lý thuế mới, dẫu có tiên tiến và hiện đại thì cũng cần phải trải qua một quá trình thì mới có thể vận hành nhịp nhàng. Bên cạnh yếu tố thời gian, trong nỗ lực để đạt mục tiêu đề ra khi triển khai Luật quản lý thuế, bản thân ngành thuế cũng đang gặp phải những vướng mắc nhất định. Cụ thể là hệ thống văn bản, các biểu mẫu kê khai theo nội dung quản lý quá nhiều và chồng chéo; quy trình quản lý chưa ban hành kịp thời, thống nhất, nên rất khó khăn cho việc hướng dẫn, hỗ trợ người nộp thuế, nhất là thời gian đầu thực hiện. Các chương trình quản lý thuế trên máy tính cũng như các phần mềm hỗ trợ khác chưa bắt nhịp kịp thời với sự thay đổi của chính sách thuế gây khó khăn trong quản lý.

Bên cạnh đó, công tác thu thập thông tin từ người nộp thuế, từ các tổ chức, cá nhân có liên quan chưa thực hiện được tốt nên thiếu căn cứ để xem xét tính trung thực, chính xác việc kê khai thuế, do đó chưa phát hiện kịp thời các khoản trốn thuế, các hành vi gian lận về thuế. Đối với công tác thanh tra, kiểm tra, quy định thành lập đoàn thanh tra tại Quyết định 2785/QĐ-BTC ngày 15/11/2009 của Bộ tài chính trên thực tếđã gây ra khó khăn khi ngành thuế, nhất là cấp cơ sở thiếu các chức danh kiểm soát viên chính, chuyên viên chính, thanh tra viên thuế - những yếu tố cần để thực hiện một cuộc thanh tra thuế.

Đối với cơ quan thuế, vấn đề lớn nhất hiện nay là chất lượng đội ngũ CBCC chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế theo chức năng khi triển khai thực hiện Luật Quản lý thuế

Luật Quản lý Thuế tuy mới đi vào cuộc sống nhưng đã được sự ủng hộ mạnh mẽ của các ngành, các cấp, tạo sự đồng thuận trong dư luận xã hội. Về phía cơ quan thuế đã cân bằng được chức năng quản lý và chức năng cung cấp dịch vụ công cho người nộp thuế, để họ cảm nhận không phải là đối tượng bị quản lý mà là một đối tác, là khách hàng của cơ quan thuế, chỉ bị áp dụng các chế tài khi cố ý làm trái các quy định của pháp luật về thuế. Đây là một bước tiến thể hiện sự dân chủ trong công tác quản lý thuế.

Về phía đối tượng nộp thuế:

Thực hiện cơ chế tự khai, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của người nộp thuếđược nâng cao hơn, các doanh nghiệp đã tự giác kê khai thuế tháng phát sinh và tiến hành nộp thuế vào NSNN theo quy định, tự chịu trách nhiệm với kết quả kinh doanh của mình, họ phải chủ động xác định, kê khai và nộp đầy đủ số thuế phát sinh vào NSNN đúng thời hạn; kể cả các ưu đãi thuế, quyền lợi về hoàn thuế cũng hoàn toàn do doanh nghiệp tự “định đoạt” trên cơ sở các quy định của pháp luật. Luật Quản lý thuế đã quy định rất rõ quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế trong quá trình thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Các quy định về kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế; các thủ tục về hành chính thuế ... được quy định tập trung thống nhất theo hướng rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, thời gian giải quyết từng hồ sơ, vụ việc được quy định cụ thể, và đặc biệt là áp dụng nguyên tắc tự tính, tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, bên cạnh sự hướng dẫn, giải đáp, tư vấn của cơ quan thuế.

Từ những thuận lợi trên, người nộp thuế đã giải phóng khỏi những thủ tục trong quá trình kê khai, nộp thuế để tập trung mọi nguồn lực vào việc phát triển sản xuất kinh doanh. Các tổ chức cá nhân được hoàn toàn chủ động trong việc xác định nghĩa vụvới NSNN.

Luật Quản lý thuế cũng đã quy định đầy đủ quyền và trách nhiệm của các bên liên quan trong việc chấp hành pháp luật thuế, theo đó, người nộp thuế có quyền yêu cầu cơ quan thuế hướng dẫn, giải thích chính sách, thủ tục hành chính thuế, thực hiện đúng việc miễn giảm thuế, hoàn thuế, đặc biệt người nộp thuếđượcbồi thường thiệt hại vật chất do cơ quan quản lý thuế gây ra …

- Tình hình nộp tờ khai: Luật Quản lý thuế đã tạo hành lang pháp lý rõ ràng để nâng cao ý thức tự giác của các bên liên quan trong việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Tuy nhiên, trong thời gian đầu thực hiện vẫn còn tình trạng nộp tờ khai chậm do cơ sở kinh doanh chưa kịp thích ứng với những quy định mới như mẫu tờ khai thay đổi, địa điểm nộp tờ khai mới, thời hạn kê khai mới. Qua một năm đầu triển khai Luật, tỷ lệ số tờ khai thuế được nộp đúng hạn đạt trên 90%, số tờ khai lỗi số học giảm hẳn, chỉ còn khoảng từ 5-9%.

cũng như công tác đôn đốc kê khai, về cơ bản các doanh nghiệp nộp tờ khai đúng hạn.

- Tình hình nộp thuế: cơ quan thuế theo dõi sát tình hình nộp, nợ thuế và làm tốt công tác đôn đốc nộp thuế nên phần lớn các doanh nghiệp đã thực hiện tốt việc nộp thuế. So với trước khi thực hiện Luật Quản lý thuế, tình trạng nợ thuế có chiều hướng giảm dần với tỷ lệ giảm từ 40-50% xuống còn 40%.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý THUẾ đối với các DOANH NGHIỆP TRÊN địa BÀNTỈNH CHAMPASACK–NƯỚC CHDCND lào (Trang 53 - 57)