Hòan thiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý THUẾ đối với các DOANH NGHIỆP TRÊN địa BÀNTỈNH CHAMPASACK–NƯỚC CHDCND lào (Trang 103 - 109)

- Hai là, Đảm bảo tính hiệu quả

CHAMPASACK NƯỚC CHDCND LÀO.

3.4.3.3 Hòan thiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế

Một là: Cơ quan thanh tra thuế phải xây dựng được hệ thống thông tin đầy

đủ về ĐTNT.

- Quản lý thuế chặt chẽ được là nhờ sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại. Đặc biệt, việc thiết lập các tiêu chí quản lý hồ sơ doanh nghiệp rất cụ thể, chi tiết trên hệ thống máy tính đã giúp cho công tác quản lý thuế và lựa chọn đối tượng để kiểm tra, thanh tra thuế hiệu quả.

- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế và các cơ quan chức năng khác (ngân hàng, cảnh sát, các bên chi trả thu nhập …) trong việc cung cấp thông tin vềĐTNT.

- Xây dựng quy chế bắt buộc cung cấp thông tin của bên thứ ba khi có yêu cầu của cơ quan thuế.

- Xây dựng quy chế nhằm hạn chế các giao dịch bằng tiền mặt, tạo lập thói quen giao dịch, thanh toán không dùng tiền mặt.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc cung cấp và thu thập thông tin qua việc ký kết các thoả thuận về thuế giữa cơ quan thuế các nước nhằm thu thập thông tin đầy đủ hơn về ĐTNT trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng.

Hai là: Nâng cao trình độ của cán bộ thanh tra thuế.

Công tác thanh tra hiện nay có nhiều thay đổi, các doanh nghiệp hoạt động ngày càng mở rộng trên phạm vi quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin … đã ảnh hưởng rất lớn tới công tác thanh tra của các kiểm tra viên. Để công tác thanh tra thuế có hiệu quả, cán bộ thanh tra phải có trình độ, kiến thức tổng hợp, có thể làm nhiều các chức năng khác nhau. Do đó, việc đào tạo cán bộ thuế nói chung và cán bộ thanh tra thuế nói riêng tại Lào cần phải có những cải tiến phù hợp. Có thể xây dựng trường đào tạo cán bộ thuế, những người được đào tạo ở đây đã có nền móng kiến thức và kinh nghiệm nhất định (họđã có trình độ đại học và sau đó được đào tạo thêm chuyên môn về thuế…). Ngoài ra, định kỳ cán bộ thanh tra cần phải được tập huấn và nâng cao trình độ thông qua các khoá học bồi dưỡng. Và để nâng cao trách nhiệm của cán bộ thanh tra thuế, cần phải có chế độ đãi ngộ thoả đáng cũng như quy chế về trách nhiệm rõ ràng đối với họ. Có thể xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác thanh tra của từng cán bộ thanh tra, cũng như của từng cấp thanh tra.

Ba là: Nâng cao tính chuyên môn hoá của thanh tra thuế, thực hiện quản lý

thuế theo rủ ro.

Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, cần phải thực hiện chuyên môn hoá công tác thanh tra, đặc biệt là đối với công tác thanh tra trên giấy tờ. Cán bộ thanh tra được bố trí công tác chuyên môn hoá theo từng ngành nghề kinh doanh để họ có điều kiện tìm hiểu sâu hơn đặc điểm của từng ngành nghề, và có điều kiện so sánh giữa các ĐTNT trong cùng ngành nghề, từđó có thể phát hiện các gian lận thuế một cách kịp thời. Hiện đại hoá bộ máy ngành thuế, trang bị cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại để cán bộ thuế có thể tra cứu và tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng.

Bốn là: Hoàn thiện luật pháp, có các chế tài nghiêm khắc áp dụng đối với

các hành vi gian lận thuế.

Theo nguyên tắc thực hiện ngăn ngừa các hành vi gian lận thuế trước khi nó xảy ra, ngoài việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế rõ ràng, minh bạch, được phổ biến, tuyên truyền một cách sâu rộng thì cơ quan thuế cũng cần có các chế tài nghiêm khắc có đủ sức răn đe áp dụng đối với các hành vi gian lận thuế. Nâng cao hiệu quả công tác cưỡng chế thuế nhằm nhanh chóng đưa vào ngân sách các khoản truy thu về thuế. Ngoài ra, hiện nay, các hoạt động tội phạm về thuế ngày càng tinh vi, do đó, để ngăn chặn và phát hiện các hoạt động tội phạm này cần trao quyền nhiều hơn cho cơ quan thuế, có thể thành lập bộ phận cảnh sát thuế.

Năm là: Cải thiện mối quan hệ giữa cơ quan thuế và ĐTNT bị kiểm tra

Cơ quan thuế là nơi cung cấp dịch vụ công và ĐTNT là “khách hàng”. Vì vậy, cơ quan thuế phải tạo các điều kiện đầy đủ và thuận lợi nhất giúp cho ĐTNT thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ thuế của mình. Trong công tác thanh tra thuế, một trong những tiêu thức đánh giá hiệu quả của công tác này là sự thuyết phục, giải thích của cán bộ thanh tra giúp cho ĐTNT có thể chấp nhận, nhận biết được các sai phạm của họ, từ đó tránh những khiếu nại không cần thiết. Ngoài ra, công tác thanh tra của cơ quan thuế phải không làm ảnh hưởng, gây phiền nhiễu cho doanh nghiệp. Vì vậy kế hoạch thanh tra phải được xây dựng chi tiết, xác định đúng đối tượng cần thanh tra; quy trình thanh tra phải nhanh gọn, tránh rườm rà và có thể điều chỉnh quy trình khi cần thiết nhằm tiết kiệm chi phí thanh tra, tập trung công tác thanh tra vào các đối tượng sai phạm cố ý.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương này, đã trình bày định hướng phát triển kinh tế của tỉnh trong 5 năm tới và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều cơ hội và cũng đầy thách thức, công tác quản lý thuế phải đi theo những định hướng không thể tách rời mục tiêu chung của quốc gia và phải bảo đảm thu hút vốn ĐTNN, giải quyết được khó khăn ban đầu trong tích lũy vốn đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao trình độ công nghệ và quản lý kinh tế. Với tác động lan toả tới các lĩnh vực khác của nền kinh tế, đầu tư của các doanh nghiệp góp phần thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất, từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuếđược đề xuất là:

1) Điều chỉnh hệ thống chính sách thuế theo mục tiêu: vừa đảm bảo khuyến khích ĐTNN, vừa bảo hộ sản xuấttrong nước có chọn lọc.

2) Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy thu thuế 3) Hoàn thiện hệ thống thông tin Quản lý thuế 4) Hoàn thiện quy trình Quản lý thuế

5) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ tổ chức cá nhân nộp thuế 6) Phát triển tin học đáp ứng yêu cầu Quản lý thuế

7) Xây dựng hệ thống thanh tra, kiểm tra thuế hiệu quả 8) Nâng cao năng lực đội ngữ cán bộthuế.

KẾT LUẬN

Đi đôi với xu thế hội nhập kinh tế thế giới và khu vực của CHDCND Lào công tác quản lý thuế cũng là một công cụ quan trong trong cả về khuyễn khíc đầu tư trong nước cũng như thực hiện công tác thu hút đầu tư nước ngoài. Mà trong thời gian qua tỉnh Champasack đã thực hiện đúng chủ trương, đúng xu hướng khuyến khích đầu tư nước ngoài mà vẫn giữ được việc bảo hộ lợi ích kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Riêng công tác quản lý thuế thì thời gian qua ngành thuế Champasack đã quản lý thuế mang lại hiệu quả; trình độ quản lý thuế đã từng bước nâng cao, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh; góp phần quan trọng vào hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN ở địa phương. Sở thuế Tỉnh Champasack luôn cố gắng để xây dựng ngành thuế tiên tiến, hiện đại và chuyên nghiệp nhằm đảm bảo thực thi tốt pháp luật thuế; đảm bảo quản lý thuế công bằng, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt cho người nộp thuế.

Trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu, cùng với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thế giới đòi hỏi hệ thống thuế phải có sự đổi mới cho phù hợp đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cần quản lý nền kinh tế đất nước.

Để thực hiện thành công cải cách và hiện đại ngành thuế đến năm 2015 vấn đề quan trọng là chính sách thuế bao quát các nguồn thu và phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, và tổ chức đưa chính sách pháp luật thuế vào cuộc sống. Để thực hiện tốt chính sách thuế đòi hỏi sự góp sức của toàn xã hội, trong đó bộ máy quản lý thuế đóng vai trò trung tâm, cùng với cơ chế quản lý phù hợp, đội ngũ cán bộ có trình độ cao và phẩm chất tốt, công nghệ quản lý hiện đại và được sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị của Nhà nước chắc chắn chiến lược cải cách và hiện đại hoá ngành thuế sẽ đạt được các mục tiêu và yêu cầu được đặt ra.

Đề tài: Hoàn thiện quản lý thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Champasack, nước CHDCND Lào” nhằm nghiên cứu các vấn đề, lý luận về công tác quản lý thuế trong thời gian qua đồng thời trên cơ sở thực tiễn những thay đổi trong công tác quản lý thuế trong thời gian gần đây để đề ra giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý thuế trong thời gian tới.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, qua nghiên cứu những cải tiến thực tế của NN trong thời gian vừa qua, luận văn đã chỉ ra được những vấn đề còn tồn tại trong quy trình quản lý cũ, đưa ra hướng đi, biện pháp cần thiết để cải tiến quytrình quản lý thuế mới nhằm góp phần vào công cuộc cải cách hệ thống thuế NN, tăng thu cho NS thúc đẩy nền kinh tế bền vững.

Do những hạn chế về ngôn ngữ cũng như kiến thức chuyên môn của tác giả, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và cần được bổ sung thêm về lý luận cũng như thực tiễn để nội dung luận văn sâu sắc và phong phú hơn, tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp chân tình của đọc giả, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế của Lào nói chung cũng như công tác quản lýthuế của tỉnh Champasack nói riêng.

Xin vô cùng trân trọng cảm ơn lãnh đạo Trường, các thầy, các cô ở Trường Đại học Tài chính- Marketing đã giảng dạy, và đặc biệt là TS. Phạm Thế Tri đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hòan thiện luận văn này.

Xin cảm ơn Nhà nước Việt Nam, Nhà nước Lào đã tạo điều kiện cho tôi được học tập để có được ngày hôm nay. Chúc tình hữu nghị Việt - Lào đời đời bền vững, mãi mãi xanh tươi.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý THUẾ đối với các DOANH NGHIỆP TRÊN địa BÀNTỈNH CHAMPASACK–NƯỚC CHDCND lào (Trang 103 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)