- Hai là, Đảm bảo tính hiệu quả
1.4 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THUẾ Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.
Việc tổ chức quản lý thuế của các nước trên thế giới có những điểm khác nhau nhất định, song hầu hết đều hướng tới một mục tiêu là thu thuế cho ngân sách quốc gia nhưng phải đảm bảo tính công bằng, tính hiệu quả (số thuế thu được so với chi phí bỏ ra để thu) và tính hiệu lực (mức độ tuân thủ, chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế).
Tại các nước phát triển, có hệ thống quản lý thuế tương đối hiệu quả, ý thức tuân thủ tự nguyện của người dân cao, hệ thống quản lý thuế được xây dựng hiện đại trên tất cả các mặt: các quy trình quản lý rõ ràng, đội ngũ nhân viên được đào tạo, hệ thống dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế phát triển, các chế tài thưởng phạt đầy đủ và được áp dụng một cách có hệ thống, các hoạt động thanh tra được lập kế hoạch và đặt mục tiêu đúng đắn, áp dụng các kỹ thuật thanh tra tiên tiến, công nghệ thông tin hỗ trợ một cách hiệu quả trong hoạt động của hệ thống quản lý thuế và được hiện đại không ngừng … Do vậy, cải cách quản lý thuế tại các nước này chủ yếu nhằm duy trì mức độ tuân thủ cao, cố gắng giảm chi
phí quản lý thuế và chi phí tuân thủ của ĐTNT, đồng thời không ngừng áp dụng các thành tựu mới của công nghệ thông tin vào quản lý thuế (ví dụ: việc mở rộng đối tượng đăng ký, kê khai thuếđiện tử).
Đối với các nước đang phát triển, nhìn chung, hệ thống quản lý thuế tương đối không hiệu quả, ý thức tuân thủ của người dân chưa cao và chưa có nguồn lực tài chính để hiện đại hoá công tác quản lý thuế. Các nước này cũng đang tiến hành cải cách để nâng cao năng lực quản lý thuế, đảm bảo thu đủ số thuế tiềm năng; cải tiến cơ cấu tổ chức bộ máy, phân bổ lại nguồn lực, cải tiến quy trình thủ tục, tăng cường năng lực cán bộ và đẩy mạnh các công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế và công tác thanh tra, ứng dụng tin học vào việc xử lý thông tin thuế, xây dựng và áp dụng hệ thống thông tin thuế tích hợp.